Ngành logistic Việt khát nhân lực do đào tạo thiếu bài bản
Nhân lực IT tiếp tục giữ thế thượng phong | |
12 ngành học không bao giờ lo thất nghiệp |
Hội thảo đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực logistics diễn ra sáng 12/10. |
Theo Quyết định 200/QĐ/Thủ tướng, một số mục tiêu phát triển cụ thể của ngành logistics đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng 15-20%, tỷ trọng đóng góp vào GDP từ 8-10%; tỷ lệ thuê ngoài 50-60%; chi phí logistics tương đương 16-20%; xếp hạng chỉ số năng lực quốc gia từ 50 trở lên.
Tuy nhiên, ngành logistics Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề về nhân lực. Theo Phó tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, nhân lực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành dịch vụ logistics, thiếu cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hiện có khoảng 200.000 nhân viên chuyên nghiệp trong tổng số gần 1 triệu người. Nhân lực ngành logistics thiếu kiến thức toàn diện, trình độ ICT còn hạn chế, chưa theo kịp tiến độ phát triển của logistics thế giới. Trình độ tiếng Anh nghiệp vụ logistics còn hạn chế, chỉ khoảng 4% nhân lực thông thạo tiếng Anh nghiệp vụ. 30% các doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên.
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nhân lực đến năm 2025 là khoảng 300.000 nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, ICT và tiếng Anh đáp ứng yêu cầu trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0, trong số khoảng 1,2 triệu người hoạt động trong lĩnh vực logistics. Ông Tương lấy ví dụ, khảo sát của 108 doanh nghiệp của hiệp hội trong tháng 9/2017, có đến gần 50% công ty có nhu cầu tuyển thêm từ 15-20% nhân viên trong thời gian tới.
Chỉ ra những nguyên nhân khiến nhân lực ngành logistics Việt Nam còn thiếu chất lượng, PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương, Trường Đại học Ngoại Thương, cho rằng, đào tạo logistics ở bậc đại học và sau đại học gặp nhiều bất cập. Chẳng hạn như, chưa có mã ngành logistics, số lượng sinh viên chưa nhiều; phần thực hành về ngành nghề cũng chưa đầy đủ. Thực trạng này cũng được chỉ ra từ Trường Đại học Giao thông Vận tải, TS Nguyễn Thị Vân Hà, cho biết thêm, ngành logistics chưa được đào tạo chính thống tại Đại học Giao thông Vận tải, chưa được cấp mã ngành cấp 4 chính thức.
Chương trình đào tạo bị gắn vào ngành khác là quản trị kinh doanh khai thác vận tải nên khó phát triển vì bị bó buộc bởi khung chương trình, đào tạo bị lệch, các môn cơ sở ngành và chuyên ngành bố trí không hợp lý. Ngoài ra, giáo trình, tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt khan hiếm, giáo trình tiếng Anh khó tiếp cận. Không có mô phỏng về doanh nghiệp logistics, các phần mềm mô phỏng tối ưu toàn chuỗi không được đưa vào dạy. Sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường chưa nhiều, chưa thiết thực, và chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cũng như sinh viên cũng là lý do được TS Nguyễn Thị Vân Hà đưa ra tại hội thảo.
Xuất phát từ những thực tế trên, TS. Nguyễn Thị Vân Hà đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện và hỗ trợ cho trường được cấp mã ngành cấp 4 về đào tạo logistics. Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan hỗ trợ trường trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ, tạo điều kiện tham gia vào các đề án phát triển nhân lực và vật lực, để nâng cao chất lượng đào tạo. “Chúng tôi mong muốn doanh nghiệp tiếp tục phối hợp với trường nhiều hơn về địa điểm thực tập cho sinh viên, giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo, hướng dẫn các đề tài liên quan đến thực tế tại doanh nghiệp”, bà Hà đề xuất.
Còn PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương, Trường Đại học Ngoại Thương, thì kiến nghị, Chính phủ cần rà soát và tiếp tục thực hiện, phát triển các chính sách tạo thuận lợi cho các hoạt động logistics, đưa ra chính sách hỗ trợ hoạt động cho LSP. Cơ quan chuyên trách cần làm việc chặt chẽ với doanh nghiệp, xác định chính xác nhu cầu lao động trong thời gian tới để có kế hoạch đào tạo hợp lý, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, chi phí tốn kém nhưng lại gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Chính phủ cũng cần trao đổi và mở rộng cơ hội hợp tác đào tạo quốc tế cho các cơ sở đào tạo đại học, tạo môi tường thuận lợi cho việc đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đem cơ hội học bổng cho sinh viên, cán bộ trong nước. “Bộ Giao thông Vận tải cấp mã ngành và xây dựng chương trình bài bản, kiểm định chất lượng chương trình, các trường phối hợp với hiệp hội, trung tâm, các viện thiết kế chương trình cho sinh viên để nâng cao kiến thức thực tế”, bà Hương kiến nghị.
Theo Kiều Linh/vneconomy.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30