Nestle phối hợp cùng nông dân “giải khát”cho cây cà phê
Chủ vườn kể lại việc dùng chai nhựa kiểm tra độ ẩm của cây cà phê để điều tiết lượng nước tưới hợp lý trong bối cảnh hạn hán kéo dài |
Nhằm giúp nông dân trồng cà phê phát triển bền vững, Tập đoàn Nestlé và Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sỹ đã có nhiều giải pháp giúp bà con nông dân ở các tỉnh Tây nguyên. Trong khuôn khổ Dự án Hợp tác công tư “Sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất cà phê tại Việt Nam” là điều kiện tiên quyết.
Sự suy giảm mực nước ngầm do hoạt động tưới nước dư thừa đối với cây cà phê trong mùa khô gây ra tình trạng khô cạn nguồn nước tưới ở nhiều địa điểm ở khu vực 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Lượng nước tưới dư thừa đối với cà phê Robusta bị giữ lại tạm thời trong đất và không thể sử dụng trong mùa khô được nữa.
Tình trạng này đang tăng một cách đáng báo động và gây hại không chỉ đến sản xuất cà phê mà còn đến nhiều hoạt động khác của người dân khu vực. Tập tính tưới tiêu hiện tại của nông dân Việt Nam không bền vững được cho là một trong những nguyên nhân chính. Ước tính trung bình nông dân sử dụng nhiều hơn 60% lượng nước cần để tưới cây trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
Nông dân trồng cà phê dùng trung bình 700 đến 1.000 lít nước để bơm tưới cho cây, trong khi lượng nước cần để cho ra sản lượng cà phê tương đương chỉ là một nửa con số trên, tương đương 300 đến 400 lít. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, có thể giảm đến 30% lượng nước tưới mà vẫn đảm bảo năng suất cà phê, tác động tích cực đến thu nhập của người nông dân.
Sử dụng nguồn nước để tưới tiêu cho cây cà phê nói riêng và các loại cây trồng nói chung một cách khoa học, đúng kỹ thuật không chỉ góp phần giảm thiểu tình trạng khan hiếm nước do biến đổi khí hậu mà còn nâng cao năng suất, từ đó góp phần phát triển bền vững cây cà phê.
Mô hình tưới tiết kiệm nước. |
Trương Hồng, Phó Viện trưởng WASI, thói quen thâm canh cũ của bà con nông dân vẫn còn tồn tại nên việc lãng phí trầm trọng tài nguyên nước trong chăm sóc cây cà phê vẫn khá phổ biến. Người nông dân hiện đang sử dụng nhiều hơn từ 50-60% lượng nước cần thiết để tưới cây trong mùa khô.
Theo thói quen lâu nay, nông dân thường tưới từ 700-1.000 lít/cây/lần tưới, trong khi tưới đúng kỹ thuật chỉ cần từ 300-400 lít/cây/lần. Để làm được điều này, gần 5 năm qua, Tập đoàn Nestle và Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sĩ đã đồng tài trợ dự án “Sử dụng tưới nước hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành sản xuất cà phê tại Việt Nam” với kinh phí 2 triệu euro áp dụng tại 5 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, dự án sẽ kéo dài đến 2019.
Dự án đã hỗ trợ quản lý nước hiệu quả cho 50.000 hộ nông dân trồng cà phê tại 5 tỉnh nêu trên với mục tiêu bảo đảm lượng nước sẵn có đầy đủ và phân bổ hợp lý cho tất cả các mục đích sử dụng ở khu vực Tây Nguyên; tiết kiệm nước chủ yếu bằng cách cải thiện quản lý tưới trong ngành cà phê; cải thiện đời sống người dân về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Cũng trong khuôn khổ dự án, Nestle còn hỗ trợ về kỹ thuật cho bà con nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên đầu tư hệ thống tưới nước phun mưa tự động với kinh phí 60 triệu đồng/hệ thống/ha để thực hiện tưới cà phê theo hình thức phun mưa rất tiết kiệm nước và các chi phí khác.
Ông Phạm Phú Ngọc, Trưởng bộ phận hỗ trợ Nông nghiệp, Trưởng chi nhánh Nestle Việt Nam tại Tây Nguyên cho biết, song song với việc đầu tư hệ thống tưới, Nestle đã phổ biến những phương pháp cụ thể, dễ hiểu để bà con nông dân tiếp cận trong quá trình kiểm soát lượng nước cho cây cà phê bằng những công cụ như vỏ chai nước suối, lon sữa bò gần như không tốn chi phí, dễ dàng phổ biến trong số các nông hộ nhỏ trồng cà phê tại Việt Nam.
Chia sẻ về lợi ích của việc tưới nước tiết kiệm cho cay cà phê, ông Hoàng Mạnh Thu, thôn EaKron, xã Cữ Né, Huyện Krông Buk, Tỉnh Đắk Lắk cho biết, sau khi sử dụng hệ thống tưới nước phun mưa của dự án Nestle tài trợ, gia đình ông đã tiết kiệm được 1/3 lượng phân bón không bị thất thoát do tưới nước nhiều trôi đi, đồng thời tiết kiệm được 1/2 chi phí như nhân công, 1/2 chi phí điện, dầu cho máy bơm nước. Đặc biệt, do tưới đúng kỹ thuật nên sản lượng cà phê của gia đình ông đã tăng từ 12-14% so với hình thức thâm canh cũ.
Tiến sỹ Dave D’Haeze đại diện công ty Embden, Drishaus & Epping Consulting (EDE Consulting), đơn vị thực hiện nghiên cứu, cho biết thêm rằng cần được xem xét trong bối cảnh kinh tế xã hội rộng hơn của toàn tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên. Thực trạng nước bị thất thoát đi trong mùa khô do lượng nước tưới cà phê dư thừa không chỉ liên quan đến hoạt động sản xuất và thu nhập của nông dân trồng cà phê mà còn gây nguy hiểm đối với nguồn nước cho hộ gia đình sử dụng cũng như hoạt động tưới cho các cây trồng khác và vấn đề cung cấp năng lượng.
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới. Lĩnh vực này hiện đang thu hút 2,6 triệu người làm việc. Phần lớn diện tích trồng cà phê tập trung trên Tây Nguyên, nơi ngành nông nghiệp nói chung tiêu thụ đến 96% lượng nước cung cấp cho toàn khu vực.
Ông Đỗ Mạnh Chung, Trưởng nhóm Dự ánchia sẻ giải pháp tập huấn cho nông dân trồng cà phê vượt qua cơn khát do hạn hán kéo dài hơn mọi năm |
Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khai thác và sử dụng nước quá mức đang diễn biến mạnh mẽ, tình trạng khan hiếm nước đang dần trở nên một vấn đề bức thiết đối với nông dân, hộ gia đình và ngành sản xuất cà phê nói chung.
Bên cạnh dự án nước, công ty Nestlé tiếp tục triển khai dự án NESCAFÉ Plan tại các tỉnh Tây Nguyên, góp phần thúc đẩy việc tái canh cà phê thông qua việc hỗ trợ cây giống cà phê sạch bệnh và tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân trồng cà phê.
Sau 5 năm triển khai dự án NESCAFÉ Plan tính đến nay Nestle đã hỗ trợ nông dân trồng cà phê hơn 11 triệu cây giống, giúp tăng sản lượng cà phê lên 14% /hecta và qua đó, thu nhập của người nông dân cũng tăng lên 14% /hecta, tương đương 16 triệu đồng/hecta/năm. Đây là kết quả của một chuỗi các nỗ lực nhằm đưa Việt Nam trở thành tham chiếu cho cà phê Robusta thế giới.
Áp dụng Qui tắc 4C bao gồm những kỹ thuật canh tác của NESCAFÉ Plan, người nông dân không chỉ đạt được hiệu quả kinh tế cao từ cây cà phê mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03