Nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 7 năm qua
Tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo | |
Họp báo công bố nội dung Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV | |
Bức tranh thu - chi ngân sách Nhà nước: Thu đã khó, chi phải chuẩn |
Theo báo cáo của Chính phủ, nhìn lại năm 2017, kết quả nổi bật nhất là kinh tế có mức tăng trưởng đột phá và ấn tượng, đạt mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay trên nền lạm phát được kiểm soát ở mức thấp (dưới 4%) và các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Nền kinh tế tăng trưởng đồng đều và khởi sắc trên các ngành, lĩnh vực, đặc biệt công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh, cao nhất trong 7 năm gần đây; các ngành dịch vụ đạt khá; kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt mức kỷ lục mới, xuất siêu 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này thể hiện nỗ lực lớn của Chính phủ và các cấp, các ngành trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng, giảm dần dựa vào khai thác tài nguyên, nhất là dầu thô và chuyển hướng sang lấy công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ làm nòng cốt.
Trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, các ngành, lĩnh vực phát triển đồng đều. Năm 2017, tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt tốc độ tăng trưởng 6,81% so với năm 2016, trong đó: Quý I tăng 5,15%, Quý II tăng 6,36%, Quý III tăng 7,38% và Quý IV tăng 7,65%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 6,7% và cao nhất kể từ năm 2011 trở lại đây.
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản tháng 12 tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước; bình quân cả năm 2017 tăng 1,41% so với năm trước.
Thị trường tiền tệ, hoạt động ngân hàng diễn biến tích cực. Thu, chi ngân sách nhà nước cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Thu ngân sách nhà nước vượt mục tiêu đề ra. Bội chi ngân sách khoảng 3,48% GDP, thấp hơn số Quốc hội đã thông qua là 3,5% GDP.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo (ảnh: Quochoi.vn) |
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2017 theo giá hiện hành đạt 1.668,6 nghìn tỷ đồng, bằng 33,3% GDP (năm 2016 là 33% GDP). Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP giảm từ 38,4% giai đoạn 2007-2011 xuống 31,9% giai đoạn 2012-2017, chủ yếu do giảm tỷ lệ nguồn vốn đầu tư công, cho thấy chủ trương cắt giảm đầu tư công của Chính phủ nhằm giảm gánh nặng đầu tư từ ngân sách Nhà nước, giảm nợ công, tăng cường thu hút nguồn vốn từ các khu vực khác cho đầu tư phát triển.
Xuất nhập khẩu đạt kết quả ấn tượng nhờ sự phục hồi tích cực của thị trường thế giới và sản xuất trong nước phục vụ xuất khẩu tăng khá. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt mức kỷ lục 214 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm trước, vượt xa mục tiêu kế hoạch đề ra là tăng 6-7%.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế được đặc biệt quan tâm. Đổi mới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo diễn ra mạnh mẽ, nhất là đổi mới công tác thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng được xã hội đánh giá tích cực; khoa học công nghệ được tăng cường năng lực, chuẩn bị tốt các điều kiện để tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Việc làm, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và các lĩnh vực xã hội khác đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt đã đẩy mạnh thực hiện chính sách đối với người có công, quan tâm kịp thời hỗ trợ cứu đói, giải quyết khó khăn cho người dân tại các vùng bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đã giảm xuống. Văn hóa, thể dục, thể thao đạt được nhiều thành tích ấn tượng, góp phần nâng cao hình ảnh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quán triệt, thực hiện nghiêm túc và đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là việc kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, nhận được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ trong dư luận, từng bước củng cố niềm tin của nhân dân. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế được mở rộng, phát triển và đi vào chiều sâu.
Ngoài những kết quả quan trọng và ấn tượng trong năm 2017, báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của nền kinh tế nước ta. Chất lượng tăng trưởng chậm được cải thiện, năng suất lao động chưa đáp ứng yêu cầu. Tăng trưởng công nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp, vốn đầu tư và lao động, trong khi năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn hạn chế.
Kinh tế trong nước tiếp tục phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp FDI. Việt Nam vẫn tham gia chủ yếu ở khâu gia công, lắp ráp; doanh nghiệp nội địa chưa tham gia nhiều vào chuỗi sản xuất của doanh nghiệp FDI. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp. Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế diễn ra chậm. Công tác thị trường và dự báo cung cầu nông sản còn yếu. Buôn lậu, gian lận thương mại chưa được xử lý dứt điểm.
Báo cáo cho thấy, tình hình thiên tai, bão lũ diễn biến ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết và chân tay miệng. Ô nhiễm môi trường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi.
Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, bão, lũ và sự cố môi trường. Kỷ luật kỷ cương trong bộ máy hành chính và trong xã hội chưa nghiêm. Nhiều vụ khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết dứt điểm, phát sinh điểm nóng, phức tạp, nhất là trong lĩnh vực đất đai. Còn nhiều vụ trọng án, tội phạm ma túy, chống người thi hành công vụ và tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25