Nâng tầm sản phẩm làng nghề để chiếm lĩnh thị trường

(LĐTĐ) Với những thế mạnh, lợi thế sẵn có, thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 sẽ nâng cấp, hoàn thiện và tổ chức đánh giá, xếp hạng từ 800 đến 1.000 sản phẩm trong chương trình "Mỗi xã một sản phẩm".  
nang tam san pham lang nghe de phat trien Không để sản phẩm thiếu an toàn vệ sinh có đất sống
nang tam san pham lang nghe de phat trien Nhiều sản phẩm nông nghiệp được cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGap
nang tam san pham lang nghe de phat trien Chính quyền, doanh nghiệp và người dân cùng nói không với rác thải nhựa

Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước, với khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề đã được công nhận làng nghề truyền thống, chiếm khoảng 60% tổng số làng nghề của cả nước.

nang tam san pham lang nghe de phat trien
Người dân tham quan, mua sắm các sản phẩm tại các hội chợ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm đặc sản

Các làng nghề đa dạng loại hình và phong phú về sản phẩm, được phát triển theo nhiều nhóm nghề khác nhau như chế biến lâm sản, nông sản, sơn mài, mây tre, điêu khắc, may mặc…Đặc biệt, Hà Nội đang đạt kết quả cao trong việc ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản, thực phẩm bằng tem điện tử thông minh QRcode với trên 5.000 sản phẩm được gắn mã... Đây là tiềm năng và cũng là nền tảng để phát triển chương trình "Mỗi xã một sản phẩm". Bên cạnh đó, Hà Nội có khoảng 7.200 sản phẩm, tương thích với 6 nhóm ngành hàng chương trình mỗi xã một sản phẩm bao gồm gần 3.000 sản phẩm thực phẩm, hơn 2.000 sản phẩm lưu niệm - nội thất - trang trí, hơn 1.000 sản phẩm vải và may mặc...

Thời gian qua, Hà Nội đang phát triển nhiều vùng sản xuất nông sản, đặc sản, đó chính là lợi thế để Hà Nội triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” hiệu quả gắn với 2 mục tiêu cốt lõi thực hiện xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; phát triển sản xuất gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong đó, có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với văn hóa nông thôn được lưu giữ gần như nguyên vẹn và phát triển thành nghề trong cộng đồng dân cư như: Sản xuất đồ gỗ ở xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất), xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức); các sản phẩm mỹ nghệ làm từ mây, tre ở thôn Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), nghề gốm sứ ở xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm)…Bên cạnh việc tổ chức các hội chợ, để phát huy những lợi thế, thời gian qua Hà Nội triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như tổ chức đào tạo, tập huấn, đăng ký nhãn hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân...

Điển hình như người dân xã Thượng Mỗ (huyện Đan Phượng) có truyền thống trồng bưởi từ lâu. Hiện nay, cả xã có 121ha trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP và đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Bưởi tôm vàng Đan Phượng”.

Từ khi chọn sản phẩm bưởi tôm vàng tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, xã Thượng Mỗ và huyện Đan Phượng đã tổ chức tập huấn cho cán bộ và nhân dân, đồng thời in ấn và cấp phát tem nhãn truy xuất nguồn gốc sản phẩm... Đến hết năm 2019, sản phẩm “Bưởi tôm vàng Thượng Mỗ” sẽ đáp ứng đủ các tiêu chí để trình Thành phố phân loại, xếp hạng sản phẩm.

Tương tự như Đan Phượng, từ năm 2014, xã Tam Hưng huyện Thanh Oai đã tiến hành triển khai dự án xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Gạo thơm Bối Khê”. Cho đến nay, diện tích vẫn được duy trì và phát triển mở rộng hàng vụ từ 400 – 500ha, chiếm 70 – 80% diện tích đất canh tác của xã. Ngoài ra, từ vụ Mùa năm 2012, Hợp tác xã đã mạnh dạn đưa giống lúa Nếp cái hoa vàng vào sản xuất và mở rộng diện tích, cho năng suất bình quân đạt cao hơn giống lúa thường. Đây chính là tiền đề nâng cao uy tín, chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, chế biến sản phẩm trên địa bàn Thành phố.

nang tam san pham lang nghe de phat trien
Với thế mạnh là làng gốm sứ truyền thống, Bát Tràng đẩy mạnh việc sản xuất và giới thiệu các sản phẩm của làng nghề đến với người tiêu dùng

Hàng năm, sản lượng gạo chất lượng cao của xã đạt từ 8.000 - 8.500 tấn, trong khi lượng tiêu thụ của bà con địa phương là khoảng 4.000 tấn, như vậy, vẫn còn một lượng lương thực rất lớn cần được tiêu thụ. Để đồng hành cùng với bà con nông dân trong sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm, cũng như phát huy những giá trị của nhãn hiệu “Gạo thơm Bối Khê”, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Tam Hưng và các doanh nghiệp đẩy mạnh khâu phân phối nhằm quảng bá sản phẩm rộng rãi hơn nữa đến với người tiêu dùng. Qua đó, gạo Bối Khê hiện đã tiếp cận với các hệ thống siêu thị Fivimart, các cửa hàng phân phối nông sản thực phẩm an toàn như Bác Tôm cùng một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Tiếp tục phát huy những lợi thế sẵn có đó, cùng với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: tổ chức đào tạo, tập huấn, đăng ký nhãn hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, Hà Nội triển khai xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội, dự kiến đặt tại huyện Đông Anh (trên đường đến sân bay quốc tế Nội Bài) để thuận lợi cho việc giới thiệu, quảng bá và bày bán sản phẩm phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước khi đến Hà Nội. Qua đó khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm.

N. Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng nông thôn mới, các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn tích cực đổi mới, bằng những việc làm cụ thể đã xây dựng nhiều mô hình nông thôn mới tiêu biểu. Từ đó đóng góp quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện trở thành “miền quê đáng sống”.
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Chiều nay (2/11), sau nhiều ngày thi đấu, tranh tài sôi nổi, quyết liệt, Hội khỏe Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng lần thứ 29 năm 2024 đã chính thức khép lại.
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

(LĐTĐ) Bước vào mùa tuyển quân năm nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì đã ban hành Chỉ thị về công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2025.
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(LĐTĐ) Giai đoạn 2019 - 2024, thành phố Hà Nội đã tập trung nguồn lực đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đã đạt được những kết quả quan trọng. Từ đó, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và vùng nông thôn trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động