Nâng cao hơn điều kiện sinh hoạt cho công nhân
Chọn trường mầm non cho con: Công nhân trăn trở đủ đường | |
Niềm tin, chỗ dựa vững chắc cho người lao động |
Qua làm việc với LĐLĐ Thành phố và trực tiếp khảo sát tại các KCN Phú Nghĩa, Quang Minh, kết luận chính thức của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho thấy, việc bảo đảm điều kiện sinh hoạt và làm việc với công nhân tại các KCN-CX Hà Nội vẫn còn những hạn chế, bất cập.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội do Phó trưởng đoàn Ngọ Duy Hiểu dẫn đầu làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội |
Hoạt động chăm lo công nhân chưa đồng đều
Tại buổi làm việc với LĐLĐ Thành phố, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng cho biết, thời gian qua, các cấp công đoàn Thủ đô đã có nhiều hoạt động thiết thực quan tâm đến đời sống của công nhân lao động (CNLĐ) tại Khu công nghiệp - chế xuất (KCN-CX). Trong đó, 2.468 lượt công nhân, viên chức lao động được trợ cấp với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng; 15 CNLĐ được hỗ trợ xây dựng “Mái ấm công đoàn”.
Qua khảo sát cho thấy, CNLĐ tại các KCN đang đứng trước 2 mối lo là thiếu nhà ở và nhà trẻ gửi con. Chị Đặng Thị Phương, quê ở Hải Dương, đang làm việc tại Công ty TNHH Thời trang Star, KCN Phú Nghĩa cho biết: Do thu nhập thấp, không đủ trang trải trong khi chưa tìm được nhà trẻ phù hợp mà gửi tư thục có giá cao, nên chị đã phải nhờ bà ngoại từ quê lên chăm con giúp để đi làm. |
Bên cạnh đó, để nâng cao đời sống tinh thần cho CNLĐ, LĐLĐ Thành phố đã chủ trương xây dựng các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại khu nhà trọ hoặc trong doanh nghiệp, điển hình như 2 Điểm sinh hoạt văn hóa tại khu nhà ở CNLĐ KCN Bắc Thăng Long, Kim Chung, Đông Anh và khu nhà ở CNLĐ KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ duy trì hiệu quả các hoạt động. UBND và LĐLĐ Thành phố đã phát hành miễn phí báo Lao động Thủ đô tới CNLĐ.
Tuy nhiên, cũng theo Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng những hoạt động này chưa đồng đều, chưa đáp ứng nhu cầu của đông đảo CNLĐ. Việc tổ chức các thiết chế văn hóa cho CNLĐ còn hạn chế; cơ sở vật chất chưa bảo đảm; đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, Chủ tịch Công đoàn các KCN-KCX Hà Nội Đinh Quốc Toản phản ánh, nếu các doanh nghiệp nước ngoài hầu như chỉ vi phạm về việc để công nhân làm thêm quá nhiều giờ thì các doanh nghiệp trong nước vi phạm nhiều vấn đề: Chế độ bảo hộ lao động; chăm sóc sức khỏe người lao động; đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; tham gia đóng và chi trả bảo hiểm xã hội...
Nhà ở còn nhiều khó khăn
Thông tin từ các buổi khảo sát thực tế tại các khu công nghiệp cho thấy, trong số những khó khăn mà CNLĐ đang phải đối mặt thì nhà ở là khó khăn lớn nhất. Hiện nay, trong tổng số 9 KCN đang hoạt động, mới có 4 dự án nhà ở cho CNLĐ tại các KCN với tổng công suất thiết kế khoảng 22.240 chỗ ở; đã hoàn thành được 8.388 chỗ ở, bố trí cho công nhân thuê được 8.082 chỗ.
Trong đó, tổng số lao động trong các KCN tăng dần qua các năm, đến giữa năm 2017 là hơn 145.000 người. Như vậy, chỗ ở cho công nhân vẫn thiếu trầm trọng. Khảo sát tại KCN Quang Minh I (huyện Mê Linh) cho thấy, KCN hiện chưa có nhà ở tập trung, nhà trẻ, khu vui chơi…, nên toàn bộ công nhân ngoại tỉnh phải thuê nhà trọ với giá từ 0,8 - 1 triệu đồng/tháng/phòng, giá điện, nước bị tính như giá kinh doanh.
Trong khi dự án xây nhà ở cho công nhân được quy hoạch từ năm 2011 nhưng đến nay vẫn nằm "trên giấy".
Tuy nhiên, ngược lại, ở một số KCN, có nhà nhưng lại không thu hút được công nhân do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn, tại KCN Phú Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ Lê Minh Nghĩa cho biết, năm 2010, Công ty đã xây dựng và khánh thành tòa nhà 6 tầng với 106 phòng cho thuê, đã đáp ứng được phần nhu cầu nhà ở của các công nhân trong khu công nghiệp.
Các điều kiện kèm theo như nhu cầu về nước sạch đã được đáp ứng đầy đủ, hệ thống thông tin liên lạc, cáp quang và viễn thông bảo đảm cung cấp cho toàn bộ tòa nhà. Tuy nhiên, tại khu công nghiệp vẫn chưa có chợ, siêu thị, không có phòng khám, bệnh viện…Đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ và các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp Phú Nghĩa, lãnh đạo huyện Chương Mỹ kiến nghị Thành phố cần sớm xây dựng nhà trẻ công nơi đây đáp ứng nhu cầu đời sống cho công nhân lao động.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Trần Việt Trung cũng cho hay: Thực tế chỉ có 60% công nhân thuê tại các khu nhà ở Kim Chung (Đông Anh), KCN Phú Nghĩa (Chương Mỹ) đạt 70%, Khu công nghiệp Thạch Thất (Quốc Oai) đạt 69%... "Nguyên nhân một phần do KCN lấy nguồn lao động tại chỗ, nên công nhân không có nhu cầu, một phần là do cơ chế chưa hợp lý, do thói quen sinh hoạt của công nhân, bản thân họ không thích sự quản lý. Đặc biệt, khu nhà ở công nhân thiếu cơ sở hạ tầng, nhà trẻ, thiết chế văn hóa…” - ông Trung phân tích.
Từ kết quả khảo sát, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đề nghị các doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, việc thiết kế phải quan tâm đến nhu cầu của công nhân, tính đến điều kiện phù hợp như giá cả, diện tích, bảo đảm hài hòa lợi ích công nhân, nhà đầu tư và cả xã hội.
Bên cạnh đó, việc xây dựng trường học là giải pháp lâu dài cần tính đến để công nhân yên tâm làm việc... Ngoài ra, Đoàn khảo sát cũng đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục quan tâm, tăng cường đầu tư các thiết chế văn hóa để nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho công nhân lao động.
Thảo Trần - Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21