Nạn bạo hành trẻ em: Cần tăng chế tài xử lý
Làm rõ hơn các biện pháp bảo vệ trẻ em | |
“Lắng nghe trẻ em nói” |
NHỨC NHỐI NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM
Thời gian gần đây, nhiều vụ bạo hành trẻ em (BHTE) diễn ra với những mức độ nghiêm trọng khác nhau, đã để lại nỗi đau đớn, sợ hãi không chỉ trong tâm hồn con trẻ, mà còn là sự phẫn uất của người lớn. Ngày 25/8/2015 tại Bình Thuận, cháu Nguyễn Thị Kim Linh (12 tuổi) bị chính mẹ ruột tẩm xăng lên người đốt, chỉ vì thiếu nợ tiền vé số. Ngày 16/7/2015 tại Bình Dương, cháu bé Lê Văn Hải (3 tuổi) bị cha dượng đạp vào bụng gây vỡ đại tràng. Mới đây, tại Hưng Yên một bé gái 12 tuổi đã được người dân giải cứu trong một căn nhà tại một ngôi chùa với nhiều vết thương trên người.
Đừng để BHTE là nỗi ám ảnh tâm hồn trẻ thơ |
Theo thống kê từ cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, mỗi năm ở nước ta có khoảng trên 1.600 vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát hiện và xử lý. Điều đáng nói, số lượng các vụ xâm hại, BHTE năm sau thường cao hơn năm trước. Các vụ BHTE đều xuất phát từ những mâu thuẫn, căng thẳng trong cuộc sống gia đình. Khi gặp phải những vấn đề trên, hầu hết các bậc làm cha, làm mẹ không dám nhìn thẳng vào vấn đề, vào nguồn gốc của sự việc để tìm ra một hướng giải quyết hợp lý. Chỉ đến khi những kìm nén, bí bách trong lòng không thể kìm chế và rồi con trẻ chính là đối tượng phải hứng chịu những kìm nén, uất ức của người lớn khi các con vô tình làm những điều không vừa ý cha mẹ. Chia sẻ về vấn đề này, chị Đặng Thị Uyên (ngõ 195, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, mỗi người có cách nuôi dạy con của riêng mình nhưng nhiều người thường dùng roi, vọt để dạy con, mà không hiểu rằng đó chính là bạo hành con trẻ.
CẦN SỰ CHUNG TAY CỦA CỘNG ĐỒNG
Bạo hành trẻ em, một vấn nạnđang có nguy cơ bùng phát khiến dư luận bức xúc, không ít người đã đặt ra câu hỏi, vì sao chúng ta có một hệ thống pháp luật ổn định, một nền kinh tế đang trên đà phát triển với trình độ, nhận thức của người dân ngày một nâng lên, đồng thời có các tổ chức nhân quyền, tổ chức bảo vệ trẻ em nhưng vì sao tình trạng BHTE lại không có dấu hiệu giảm bớt. Thậm chí, khi xảy ra sự việc các cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyền địa phương ở đâu, bởi hầu hết các vụ BHTE đều là do người dân thông báo khi sự việc đã đi quá xa.
Bạo hành trẻ em, một vấn nạn đang có nguy cơ bùng phát khiến dư luận bức xúc, không ít người đã đặt ra câu hỏi, vì sao chúng ta có một hệ thống pháp luật ổn định, một nền kinh tế đang trên đà phát triển với trình độ, nhận thức của người dân ngày một nâng lên, đồng thời có các tổ chức nhân quyền, tổ chức bảo vệ trẻ em nhưng vì sao tình trạng BHTE lại không có dấu hiệu giảm bớt. Thậm chí, khi xảy ra sự việc các cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyền địa phương ở đâu, bởi hầu hết các vụ BHTE đều là do người dân thông báo khi sự việc đã đi quá xa. |
Đánh giá về vấn đề trên, luật sư Đăng Sơn, Cty luật Đăng Sơn (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, Bộ luật Hình sự đã quy định rất rõ đối với hành vi BHTE, người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội với người già, trẻ em, phụnữ có thai hoặc người tàn tật hoặc phạm tội với nhiều người thì bị phạt tù từ 1-3 năm. Tại khoản 1, điều 104 quy định: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11%-30%, hoặc dưới 11% cũng sẽ bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Vì sao tình trạng BHTE liên tiếp xảy ra trong thời gian qua, theo luật sư Đăng Sơn một phần là do ý thức của người lớn, phần còn lại là do pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe đối với hành vi BHTE. Pháp luật Việt Nam chưa có những quy định về xử lý đối với những địa phương để xảy ra tình trạng BHTE, thậm chí nếu địa phương để tình trạng BHTE tái phạm nhiều lần, thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm, khiển trách hoặc luân chuyển công tác. Luật sư Đăng Sơn cũng cho rằng, cần tăng thêm các biện pháp chế tài, xử lý đối với những hành vi BHTE, có như vậy nạn bạo hành mới được không chế.
Cùng chung quan điểm vớiluật sư Sơn, chuyên gia tâm lý T.S Nguyễn Thị Kim Quý cho rằng, BHTE là hành vi thô bạo. BHTE không chỉ gây ảnh hưởng đến thân thể, gây thương tích mà thậm chí còn dẫn đến tật nguyền. Bạo hành còn có yếu tố lăng mạ về tinh thần, xúc phạm dạnh dự, nhân phẩm của người khác dẫn đến những chứng bệnh thần kinh, tự kỷ... Để giải quyết vấn đề trên cần có sự kết hợp của các cấp, các ngành, đặc biệt là phải nâng cao giáo dục, nhận thức và trách nhiệm của người lớn đối với quyền trẻ em. Nhà nước đã ban hành rất nhiều bộ luật để bảo vệ quyền trẻ em, thế nhưng sự thờ ơ, vô cảm hoặc tâm lý nể nang, lo sợ bị trả thù...khiến nhiều người xung quanh không dám can thiệp hoặc tố giác hành vi bạo hành. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát thực thicác quy định pháp luật về bảo vệquyền trẻ em ở nhiều nơi còn chưatốt, thiếu đồng bộ. Giải quyết được vấn đề trên, chắc chắn vấn nạn BHTE sẽ không có đất tồn tại.
TUẤN MINH
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bắt giữ 10 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái trẻ tử vong
Tin nóng 04/11/2024 13:28
Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân
Pháp luật 04/11/2024 12:09
Nâng cao ý thức người dân trong phòng chống tệ nạn xã hội
Pháp luật 04/11/2024 11:13
Triệu tập nhóm "quái xế" phóng xe bạt mạng tông tử vong người phụ nữ
Tin nóng 04/11/2024 09:59
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến
Tin nóng 03/11/2024 19:35
Khởi tố nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Nam Giang
Tin nóng 03/11/2024 16:30
Khởi tố 8 bị can liên quan đến Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An
Tin nóng 02/11/2024 14:24
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng xây nhà trái phép tại Bình Dương
Tin nóng 02/11/2024 14:11
Truy tố nhân viên Ngân hàng Tiên Phong chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC
Tin nóng 02/11/2024 07:31