Mỗi ngày phải cổ phần hóa hai doanh nghiệp
Cổ phần hóa các hãng phim nhà nước: Bình mới, rượu có mới? | |
Cần ban hành Luật cổ phần hóa để tránh thất thoát tài sản từ đất đai |
Chủ doanh nghiệp sợ trách nhiệm
Theo số liệu của Bộ Tài chính, cả nước mới chỉ có 102 DNNN hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa. Trong số 187 DNNN chưa cổ phần hóa thì có đến trên 100 DN mới xác định xong giá trị doanh nghiệp, 30 doanh nghiệp mới thành lập xong ban chỉ đạo, đang tiến hành các bước tiếp theo để xác định giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu cổ phần hóa DNNN mà Chính phủ cam kết thì từ nay đến hết năm, mỗi ngày phải cổ phần hóa được 2 DNNN.
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Lilama là một trong số DNNN(Bộ Xây dựng) được đánh giá là DN đã cổ phần hóa có năng lực vượt trội. |
Nguyên nhân chính khiến tiến độ cổ phần hóa các DNNN chậm trễ, chưa quyết liệt, theo Bộ Tài chính là do người đứng đầu doanh nghiệp sợ trách nhiệm. “ Thực tế, thông tin về DNNN đa phần vẫn thiếu rõ ràng, thiếu minh bạch, dẫn đến khó đo lường tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Sự chưa minh bạch này có thể do thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa chính xác, chưa trung thực dẫn tới doanh nghiệp ngại công khai, chủ doanh nghiệp sợ trách nhiệm nên chưa cổ phần hóa được”, đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Còn theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu bởi thị trường chứng khoán không đủ tiềm lực tài chính. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có quá nhiều biến động, khan hiếm nguồn tiền đầu tư, đi kèm theo đó là vốn ngoại chảy vào kém dồi dào hơn. Mặt khác, do tâm lý ỷ lại và kém nhiệt tình của không ít DNNN. Ví như các DN thuộc Bộ Xây dựng, trong 8 tháng đầu năm, việc cổ phần hóa không đạt kế hoạch đề ra do tình hình thị trường chứng khoán ảm đạm, nhiều khoản đầu tư kém hiệu quả, không có nhà đầu tư quan tâm nên rất khó khăn trong tìm kiếm người mua. Bên cạnh, kết quả rà soát chỉ ra vẫn còn một số tổng công ty chậm triển khai công tác thoái vốn như Tổng công ty Bạch Đằng, Fico, Hud…
Trao đổi với báo giới về vấn đề này, ông Đặng Văn Long, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Xây dựng) cho biết, vấn đề cơ bản nhất là các doanh nghiệp ngành Xây dựng đều là các doanh nghiệp lớn. Nhiều doanh nghiệp có tổng giá trị từ 20.000 đến 30.000 tỷ đồng như Sông Đà, HUD, Tổng công ty Xi măng Việt Nam… Vốn Nhà nước ở trong các tổng công ty này cũng rất lớn, trong đó, đất đai, tài sản, nhà máy, mỏ nguyên liệu… rất nhiều, nên phải mất nhiều thời gian trong việc xác định giá trị doanh nghiệp là định giá các khoản đầu tư tài chính, sử dụng đất, đối chiếu công nợ… “Đó là các nguyên nhân cơ bản khiến quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp xây dựng bị kéo dài”, ông Long khẳng định.
Phải thay đổi tư duy lãnh đạo sau cổ phần
Được biết, trong Nghị quyết thường kỳ phiên họp Chính phủ tháng 5, Chính phủ đã đưa ra một loạt các giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu DNNN. Một trong những giải pháp mà Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh là sẽ xử lý nghiêm người đứng đầu doanh nghiệp chậm cổ phần hóa. |
Được biết, từ đầu năm đến nay, các tập đoàn, tổng công ty đã thoái vốn được gần 4.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện vẫn còn gần 18.000 tỷ đồng vốn Nhà nước chưa thoái được, trong đó, thuộc lĩnh vực ngân hàng là 11.000 tỷ đồng, bất động sản có gần 6.000 tỷ đồng. Đối với khoản đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào khu vực ngân hàng, có GPBank, OceanBank được xử lý xong, PVcomBank sẽ tiếp tục được xử lý. Một số khoản khác đang được tiến hành thoái vốn tích cực như đầu tư của Tập đoàn Xăng dầu(Petrolimex) tại PGBank đã có phương án sáp nhập.
Trao đổi về vấn đề này với báo giới, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cho rằng, việc hoàn thành kế hoạch không quan trọng bằng chất lượng cổ phần hóa. Mục tiêu đặt ra trước đó là để các bộ, ngành quyết tâm phấn đấu. Cốt lõi là phải thay đổi tư duy lãnh đạo sau cổ phần hóa, có thể phải thay đổi nhân sự, chấp nhận nguyên tắc thị trường, phải đăng ký trên thị trường chứng khoán để thị trường giám sát. Ông Đặng Quyết Tiến cũng cho biết, trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tham mưu để đưa chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp sau cổ phần hóa nhưng chưa thực hiện quyết toán. Đồng thời, sẽ lên danh sách các đơn vị chậm cổ phần hóa, yêu cầu các đơn vị thấy vướng mắc ở đâu phải báo cáo tới cấp có thẩm quyền để tìm hướng xử lý.
Lê Mai
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Hà Nội sẽ có tàu điện chạy thẳng đến sân bay
Tin khác
"Sống như nhà đầu tư": Hành trình Dragon Capital Việt Nam khơi dậy cảm hứng đầu tư cho cộng đồng
Doanh nhân 30/10/2024 16:01
Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên
Doanh nhân 14/10/2024 21:05
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk
Doanh nhân 13/10/2024 11:19
Nền kinh tế cần nhiều hơn những doanh nghiệp nòng cốt dẫn dắt
Doanh nhân 13/10/2024 10:54
Doanh nhân và trách nhiệm xã hội
Doanh nhân 13/10/2024 06:32
Câu lạc bộ Nữ doanh nhân thành phố Vinh kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam
Kinh tế 10/10/2024 21:08
Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân
Doanh nhân 26/09/2024 20:46
Dự án dành cho trẻ tự kỷ ở Hà Nội được vinh danh Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024
Doanh nhân 09/09/2024 11:29
Trao giải cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh 2024”: Ươm mầm nữ doanh nhân
Doanh nhân 03/07/2024 19:08
Ông Phạm Nhật Vượng: Quyết tâm đi đến cùng cho giấc mơ xe điện
Doanh nhân 14/06/2024 17:40