Mơ một chốn an cư

Cảnh sống tạm bợ nay đây mai đó tại các khu nhà trọ không đảm bảo an ninh và chất lượng cuộc sống ở xung quanh các khu công nghiệp và chế xuất (KCN - CX) đã khiến cho không ít công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc tại các KCN - CX cảm thấy mệt mỏi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lao động và nguồn thu nhập. 
mo mot chon an cu Nhiều hoạt động thiết thực vì lợi ích đoàn viên công đoàn và NLĐ
mo mot chon an cu LĐLĐ huyện Hoài Đức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên

Chính vì thế, sau thời gian dài miệt mài làm việc, tích cóp được một khoản tiền, nhiều CNLĐ bày tỏ mong muốn được sở hữu một căn nhà để yên tâm lao động sản xuất.

mo mot chon an cu
CNLĐ chỉ thực sự yên tâm lao động sản xuất khi họ đã an cư.

Mong muốn an cư để lạc nghiệp

Dạo quanh các khu nhà trọ của CNLĐ ở xung quanh các khu công nghiệp Nội Bài, Thăng Long, Sài Đồng, Quang Minh… chúng tôi mới thấu hiểu nỗi khổ của CNLĐ thuê trọ giá rẻ. Các khu nhà trọ được xây tạm bợ, đa phần là nhà cấp 4, lợp mái fibro xi măng, chia thành nhiều phòng với nhiều diện tích khác nhau, có phòng 8m2, 10m2, 15m2…

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 370/QĐ-TTg về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội trong năm 2018 là 4,8%/năm (0,4%/tháng).

Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, có 10 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, trong đó có người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.

Có những khu trọ, các phòng không được thiết kế theo kiểu khép kín mà người thuê trọ phải sử dụng chung khu vực vệ sinh, gây ra nhiều bất tiện cho hoạt động sinh hoạt của mỗi cá nhân. Ngoài ra, tại các khu trọ này còn không đảm bảo an ninh, chất lượng dịch vụ chưa tốt… nhưng do giá thuê rẻ (từ 500.000 đồng - 700.000 đồng/phòng/tháng tùy theo diện tích - PV), phù hợp với nguồn thu nhập nên nhiều CNLĐ vẫn chấp nhận thuê.

Tuy nhiên, đối với nhiều CNLĐ, sau một thời gian miệt mài làm việc, tích cóp được một khoản tiền họ mong muốn được cải thiện cuộc sống, mong muốn sở hữu một căn hộ để thoát khỏi cảnh sống nay đây mai đó trong các xóm trọ lụp sụp, nhếch nhác.

Chị Trần Thị Thu (33 tuổi, quê Thái Nguyên) đang làm việc trong KCN Thăng Long chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi đều làm trong KCN Thăng Long, lương tháng của mỗi người trung bình cũng được 6 - 7 triệu, nếu tăng ca đều đặn thì cũng được gần chục triệu/tháng.

Ngoài ra, thời gian rảnh tôi còn bán đồ online trên mạng, nhờ đó mà hàng tháng tôi cũng có thêm một khoản thu nhập kha khá. Sau khi trừ các khoản chi phí tiền phòng trọ, điện nước, phí sinh hoạt và tiền gửi về quê nhờ ông bà chăm con thì vợ chồng tôi cũng dư dả được 7 - 10 triệu/tháng. Hiện tại, vợ chồng tôi đã tích cóp được một khoản tiền và đang có ý định chuyển chỗ ở hoặc mua một căn hộ nhỏ để nâng cao chất lượng cuộc sống, chứ cứ ở như thế này thì không chịu được.”

Chị Thu chia sẻ, phòng trọ của vợ chồng chị hiện tại có giá thuê là 500.000 đồng/tháng, diện tích được khoảng 10m2. Vì khu trọ của chị không có chủ nhà quản lý nên an ninh cũng không được đảm bảo, thực tế đã nhiều lần xảy ra mất trộm nên lúc nào vợ chồng chị cũng lo lắng, bất an.

Điều mà vợ chồng chị Thu lo lắng nữa là chất lượng dịch vụ của khu trọ không đảm bảo, nguồn nước mà cả khu trọ dùng là nước giếng khoan chứ không phải nước sạch, lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nên chị đã phải mua nước đóng bình về để sử dụng cho việc nấu nướng, còn nước ở khu trọ chỉ để giặt giũ, tắm rửa. “Mong muốn có một căn hộ, đảm bảo an ninh và chất lượng dịch vụ để ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất có lẽ không chỉ là mong ước của riêng vợ chồng tôi mà còn là mong ước của rất nhiều CNLĐ khác.” - chị Thu chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Hạnh (quê Nam Định) đang làm việc tại KCN Sài Đồng cũng chia sẻ: “Tôi làm cho một công ty nước ngoài tại KCN Sài Đồng, lương tháng cũng được 6 triệu/tháng chưa tính tăng ca, chồng tôi làm cho một công ty ở ngoài, thu nhập được hơn chục triệu/tháng. Tính ra hai vợ chồng thu nhập cũng được gần hai chục triệu/tháng. Vợ chồng tôi đang thuê một phòng trọ tại khu vực Thạch Bàn (quận Long Biên) với giá 700.000 đồng/tháng, cuộc sống cũng tương đối ổn định và có chút dư dả. Nhưng vì hai vợ chồng xác định rời quê lên Hà Nội mưu sinh nên cũng đã đặt mục tiêu cố gắng mua được một căn hộ vì người xưa dạy rồi “an cư, lạc nghiệp”.

Chính vì thế, vợ chồng tôi đang cố gắng làm và tiết kiệm để đạt được mục tiêu mình đặt ra trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, chúng tôi cũng mong nhà nước và các doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ để CNLĐ, đặc biệt là những CNLĐ có thu nhập thấp có được một chốn an cư để yên tâm lao động sản xuất, góp phần tạo ra nhiều của cải cho xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.”

CNLĐ có nhiều cơ hội sở hữu nhà ở xã hội

Theo Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã có quy định về việc dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, trong đó bao gồm nhà ở cho CNLĐ tại các KCX - CN. Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ cũng đã bổ sung một số quy định về phát triển nhà ở cho người lao động ở khu công nghiệp, khu kinh tế gắn với các dịch vụ xã hội thiết yếu.

Đặc biệt, tại Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các KCX-CN" đã giao nhiệm vụ cụ thể các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh thực hiện các giải pháp theo từng giai đoạn, bảo đảm đến năm 2030 phấn đấu tất cả các KCX-CN trên cả nước đều có thiết chế Công đoàn, từ đó nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên và công nhân bằng những việc làm cụ thể và thiết thực.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc đầu tư nhà tái định cư và nhà ở xã hội không phải là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp, bởi xét về lợi nhuận không bằng việc đầu tư thực hiện nhà ở thương mại, chưa kể những khó khăn khác nhau trong quá trình thực hiện dự án. Vượt qua tất cả những khó khăn đó, tại phân khúc này, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) đã khẳng định là đơn vị chủ lực của thành phố Hà Nội trong việc phát triển quỹ nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp với nhiều dự án nhà ở xã hội đã được đựa vào sử dụng như: Nhà ở cho người thu nhập thấp tại Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm và quỹ đất 20% khu đô thị Sài Đồng, quận Long Biên; Nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp Kim Chung, huyện Đông Anh và Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ…

Đại diện Tổng công ty Handico cho biết, với chủ trương xây dựng nhà ở xã hội có chất lượng như nhà ở để bán, bằng trách nhiệm của doanh nghiệp, Handico đã và sẽ đầu tư xây dựng nhà ở phân khúc này có chất lượng tương đương nhà thương mại, đảm bảo đáp ứng yêu cầu cao nhất về chất lượng, kỹ, mỹ thuật, tiến độ để giúp người dân được tận hưởng cuộc sống văn minh, trong một môi trường xanh, sạch, đẹp.

Trong quý III/2018, Tổng công ty HANDICO dự kiến sẽ khởi công Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại ô đất CT3, CT4 thuộc khu đô thị mới Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội). Dự án bao gồm 03 tòa nhà chung cư: CT3A, CT3B, CT3C tại ô đất CT3 và 01 tòa nhà chung cư tại ô đất CT4. Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 133.667m2. Dự kiến thời gian hoàn thành vào quý IV/2020, sẽ đáp ứng chỗ ở cho khoảng 5.330 người với 1.588 căn hộ.

Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho CNLĐ đang làm việc tại các KCN - CX, cùng với đó là những nỗ lực vượt qua khó khăn của các doanh nghiệp để có được những khu nhà ở xã hội chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của CNLĐ là có được một chốn an cư để yên tâm lao động sản xuất.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 đối với các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Dự lễ trao tặng có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

(LĐTĐ) Vàng giao dịch trong phạm vi hẹp trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thị trường cũng trông đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tuần.
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đề xuất chính sách”.
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).

Tin khác

Tổ chức đa dạng hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

Tổ chức đa dạng hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 67/KH-LĐLĐ về việc tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Thêm 100 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội được khám sức khoẻ miễn phí

Thêm 100 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội được khám sức khoẻ miễn phí

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội phối hợp với Hệ thống y tế Medlatec tổ chức Chương trình khám sức khỏe và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho đoàn viên, lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng về cơ sở nhằm tăng cường hơn nữa công tác chăm lo, một trong những mục tiêu cốt lõi của tổ chức Công đoàn.
Thêm thỏa thuận hợp tác nhằm chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội

Thêm thỏa thuận hợp tác nhằm chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội

(LĐTĐ) Ông Lê Xuân Bình - Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội thông tin, chiều 1/11, Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH BHD, trong đó có nhiều ưu đãi cho đoàn viên, người lao động hoạt động trong Nghiệp đoàn.
Tầm soát ung thư cho 400 nữ Công đoàn viên ngành Giao thông vận tải Hà Nội

Tầm soát ung thư cho 400 nữ Công đoàn viên ngành Giao thông vận tải Hà Nội

(LĐTĐ) Hoạt động truyền thông tư vấn tầm soát phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung năm 2024 cho 400 nữ đoàn viên Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội nhận được nhiều phản hồi tích cực từ nữ đoàn viên Công đoàn ngành.
TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

(LĐTĐ) Sáng nay (30/10), tại hội trường Khu liên cơ quan Vân Hồ, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động

(LĐTĐ) Sáng nay (30/10), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề 18 với chủ đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
Quận Hoàng Mai: Gỡ vướng cho đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, kinh phí Công đoàn

Quận Hoàng Mai: Gỡ vướng cho đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, kinh phí Công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn sử dụng nguồn kinh phí 2% để chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, ngoài ra còn thực hiện vai trò giữ ổn định, hài hòa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Lợi ích mang lại từ sự ổn định trong quan hệ lao động là lợi ích chung, của người lao động, của doanh nghiệp và toàn xã hội.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và LĐLĐ Thanh Oai tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và LĐLĐ Thanh Oai tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa

(LĐTĐ) Ngày 24/10, tại Khu liên cơ quan Vân Hồ, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội cùng LĐLĐ huyện Thanh Oai tổ chức Hội nghị Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; phát động chương trình truyền thông - tư vấn tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Nữ công quý IV/2024…
Phối hợp nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động trên địa bàn quận Long Biên

Phối hợp nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động trên địa bàn quận Long Biên

(LĐTĐ) Với mục tiêu chăm lo việc làm, đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn cho đoàn viên, người lao động đang làm việc, sinh sống trên địa bàn quận, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức ký Quy chế phối hợp hoạt động với Đảng ủy 14 phường trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động