Mẹ Phúc ơi!
Người phụ nữ với tấm lòng vàng | |
Mỗi sáng kiến là một ý tưởng | |
Dám nghĩ, dám làm, tạo thành công |
Chúng tôi đến thăm nhà bà Phan Thị Phúc trong một chiều cuối tuần, trong căn nhà nhỏ nằm tại khu tập thể Nam Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội, những bức ảnh về gia đình cũng như những tấm hình bà chụp cùng các em nhỏ khuyết tật được treo xung quanh 4 bức tường.
Bà Phan Thị Phúc- Người sáng lập Câu lạc bộ Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội. |
Bà nói những bức ảnh đó là báu vật vô giá, nó là động lực giúp bà vượt qua mọi rào cản, khó khăn trong cuộc sống để có thêm thật nhiều sức khỏe để đồng hành cùng các em nhỏ khuyết tật. Dù đã bước sang cái tuổi 79, thế nhưng ngọn lửa tình thương của bà dành cho các em nhỏ khuyết tật vẫn đang bùng cháy từng ngày.
Trước khi sáng lập ra “Câu lạc bộ Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội”, bà Phúc vốn là diễn viên tiềm năng của Nhà hát kịch Tuổi trẻ. Do tính chất công việc nên bà thường xuyên cùng đoàn đi lưu diễn và dạy múa hát cho các em ở nhiều tỉnh thành khác nhau.
Như một cái duyên, trong một chuyến lưu diễn tại Trường THCS Trung Tự, bà được tiếp xúc với một số trẻ em khuyết tật, các em rất hồn nhiên và ngây thơ. Khi bà và các đồng nghiệp biểu diễn trên sân khấu, Nhìn vào đôi mắt của các em, bà nhận thấy được niềm khao khát được ca hát, được đi học và hòa nhập với cộng đồng của trẻ em khuyết tật.
Từ những trăn trở về các em nhỏ khuyết tật sau chuyến lưu diễn, bà đã bắt tay vào công cuộc tiếp sức cho các em khuyết tật bằng cách mở “Câu lạc bộ Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội”. Thế nhưng, hành trình tạo ra một mái nhà, một lớp học cho các em quả thực không phải là điều dễ dàng.
Vượt qua mọi khó khăn, rào cản, năm 1995, lớp học của bà Phúc được thành lập với tên gọi “Câu lạc bộ Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội”. Sau khi đi vào hoạt động, lớp học đã trở thành ngôi nhà chung của các bạn câm, điếc, dị tật chân, tay, liệt nửa người, thiểu năng trí tuệ.
Bà Phan Thị Phúc cùng các thành viên Câu lạc bộ Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội trong một chuyến đi tham quan, dã ngoại. |
Cũng tại ngôi nhà chung này, bà Phúc đã được một số cô giáo chung tay giúp đỡ, các cô tuy bận công việc gia đình nhưng cuối tuần nào cũng dành nguyên 1 ngày để cùng bà dạy các em tập múa, học hát, tập đọc... để từ đó giúp các em tự tin hòa nhập với cuộc sống.
Nói về những kỷ niệm với các em nhỏ trong Câu lạc bộ Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội, bà Phúc ngân ngấn nước mắt: “Các em ở đây đều là nhưng em nhỏ thiếu may mắn vì bị khiếm khuyết một điểm nào đó, tuy nhiên khi tiếp xúc với các em thì các em đều rất ngoan và rất chăm chỉ luyện tập, có em nhiều khi đang học thì la ó, thế nhưng sau khi bà nhắc các em lại rất ngoan, rất lễ phép với bà cùng các cô giáo.”
Chia sẻ về những khó khăn ban đầu khi thành lập Câu lạc bộ Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội, bà Phúc cho biết: “Khó khăn nhất từ trước tới giờ có lẽ là công cuộc tìm địa điểm sinh hoạt cho các em. Thời gian trước đây, các em được trường THCS Trung Tự cho xây trung tâm trong khuôn viên trường thế nhưng gần đây nhà trường có sửa sang lại trường lớp nên tạm thời cô phải đi mượn địa điểm khác cho các em. Hiện tại, các em đang học tập tại Nhà sinh hoạt cộng đồng của phường Láng Hạ.”
Sau hơn 20 năm kể từ khi thành lập Câu lạc bộ Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội, bà Phúc đã giúp đỡ, tạo công ăn, việc làm cho nhiều trẻ em khuyết tật. Có những người học xong, đến tuổi lập nghiệp được bà hướng dẫn, giúp đỡ tiếp cận với địa chỉ dạy nghề như sửa chữa điện dân dụng, học đan len, làm các đồ thủ công mỹ nghệ. Đa phần các em khi hoàn thành việc học nghề đều đã tìm được công việc nuôi sống bản thân, có nhiều em đã xây dựng gia đình, có cuộc sống hạnh phúc như mong muốn.
Ngoài hoạt động dạy học, trong ngày Chủ Nhật, bà Phúc cùng các cô giáo thiện nguyện lại tự tay nấu những bữa ăn cho các em với những món ăn tràn đầy tình thương. Chính vì sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bà Phúc quá lớn nên các em trong Câu lạc bộ Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội đều coi bà như người mẹ thứ 2 của mình. “Các em đã trở nên tự tin hơn, biết yêu thương những người xung quanh. Nhiều em đã nỗ lực vươn lên, trở thành thành viên nòng cốt duy trì và phát triển Câu lạc bộ” bà Phúc chia sẻ.
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 17:05
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Thủ đô 05/11/2024 16:23
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 14:46
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 13:00
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16