Màu dân tộc “sáng bừng trên giấy điệp”

Nói đến dòng tranh dân gian làm nên một phần bản sắc văn hóa Việt không thể không nhắc tới tranh Đông Hồ. Chính vì thế, thi sĩ Hoàng Cầm phải thốt lên “Tranh Đông Hồ gà lợn, nước tươi trong/Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.
mau dan toc sang bung tren giay diep Cùng bé sáng tạo, khám phá tranh Tết 2017
mau dan toc sang bung tren giay diep Ước vọng hồi sinh dòng tranh đỏ Kim Hoàng

Tuy nhiên, cùng với thời gian, giờ đây thú chơi tranh dân gian nói chung, tranh Đông Hồ nói riêng đang ngày một mai một. Với phương châm của Đảng, Nhà nước là phát triển phải đi liền với bảo tồn, làm thế nào bảo tồn, phát huy dòng tranh dân gian cho muôn đời sau cũng chính là nội dung mà PV trao đổi với nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế (Thuận Thành- Bắc Ninh) - người có công rất lớn trong việc phục chế và bảo tồn dòng tranh dân gian Đông Hồ cho đến ngày nay.

Theo nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, nghề làm tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) xuất hiện từ thời Hậu Lê đến nay khoảng 500 năm. Còn về nguồn gốc tại sao lại có tên tranh Đồng Hồ thì chữ Đông là do làng nằm về phía Đông, còn chữ Hồ là do thời đó người ta thấy quanh khu vực sống có nhiều địa danh gắn với từ Hồ (vùng hồ) như: Phố Hồ, chợ Hồ… nên người dân đã lấy tên làng là Đông Hồ.

Làng tranh Đông Hồ tuy chỉ có khoảng 200 hộ gia đình, nhưng có đến 17 dòng họ có nghề làm tranh. Mỗi một dòng họ chỉ làm một vài loại, tùy thuộc vào thế mạnh của từng gia đình. Trước đây, khi mỗi nhà làm ra một loại tranh, khách sẽ vào nhà đó mua trước và ngày hôm sau khi phiên chợ, họ mới tiếp tục mua và đóng lên thuyền mang đi bán.

mau dan toc sang bung tren giay diep
Ông Nguyễn Đăng Chế giới thiệu về một số khuôn tranh do gia đình làm và lưu giữ.

PV: So với 2 dòng tranh dân gian, tranh đỏ Kim Hoàng (Hà Tây cũ), tranh Hàng Trống (Hà Nội), thì tranh Đông Hồ có điểm khác biệt gì?

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế: Nét độc đáo làm nên tranh Đông Hồ là chất liệu sử dụng làm tranh của người dân nơi đây khác so với những dòng tranh còn lại. Giấy thì được làm từ cây dó, màu đỏ lấy từ hòn sỏi trên núi, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt, màu trắng được làm từ con điệp dưới biển... Trên cơ sở những màu sắc cơ bản ấy, người dân đã tạo thêm nhiều màu sắc khác nhau bằng việc trộn lẫn các màu. Để hoàn thành một sản phẩm, không kể khâu khắc tranh trên bản gỗ, có sẵn giấy và màu, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận trong từng công đoạn: Sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ, quét điệp rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp, lúc in tranh phải in lần lượt từng lớp màu. Nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi. Cứ như vậy, dưới ánh sáng mặt trời, đường nét của cảnh sắc thiên nhiên, nếp sinh hoạt của người dân... như “bừng” sáng trên nền giấy điệp.

Việc dùng màu sắc sao cho phù hợp với mỗi đề tài khác nhau, nền màu đỏ cho tranh đánh ghen để lột tả được cái nóng giận bực bội, ngột ngạt của không khí lúc đó; nền màu vàng cho cảnh vui tươi tràn ngập sắc xuân trên các bức tranh ngày Tết, nền màu hồng nhạt cho tranh làng quê thanh bình, yên ả...

Về nội dung, tranh dân gian Đông Hồ phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần, vật chất của con người, xã hội theo quan điểm mỹ học dân gian của người dân Đông Hồ. Đó là những bức tranh khắc hoạ ước mơ ngàn đời của người lao động về cuộc sống gia đình thuận hoà, ấm no, hạnh phúc, về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

PV: Thế nhưng có thực tế, những năm qua người dân đang có vẻ “thờ ơ” với dòng tranh dân gian. Vậy với tư cách là nghệ nhân, ông có suy nghĩ gì về điều này?

-Từ thời xưa, ông cha ta đã coi việc chơi tranh ngày Tết không chỉ là một thú chơi đơn thuần mà nó còn ẩn chứa những ý nghĩa tâm lĩnh, gửi gắm thông điệp. Đó là những lời chúc cho gia chủ một năm mới làm ăn phát đạt, tài lộc, vạn sự như ý. Bên cạnh những bức tranh Tết mang sắc thái văn hóa, lịch sử.. thì nhiều người còn lựa chọn những bức vẽ từ tranh Đông Hồ hình những con giáp đại diện cho năm. Ví như, vào năm 2017, người ta sẽ chọn những bức tranh có hình gà như: Đôi trống mái - thể hiện sự quấn quýt của đôi vợ chồng son, gà mẹ cùng đàn gà con kiếm mồi - thể hiện sự no đủ…

Đúng là mấy năm qua thú chơi tranh dân gian không được nhiều người quan tâm, mà chủ yếu là kiều bào ở nước ngoài. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng cũng vì lý do tâm linh cũng như sự tự tôn văn hóa dân tộc, vài năm năm lại đây, nhiều người dân đang có xu hướng quay trở lại với dòng tranh dân gian. Điển hình, không ít cơ quan, đơn vị, cá nhân đã đặt tranh Đông Hồ làm lịch tặng, làm quà biếu cho người thân của mình như một món quà Tết ý nghĩa.

mau dan toc sang bung tren giay diep
Phòng trưng bày tranh Đông Hồ của gia đình ông Chế phục vụ khách du lịch.

PV: Cùng ở Bắc Ninh nhưng quan họ Bắc Ninh, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể từ năm 2009. Vậy nghệ nhân có thể chia sẻ về dự định của mình trong thời gian tới để nghề tranh Đông Hồ tiếp tục được UNESCO công nhận?

Điều may mắn của tôi là từ năm 2005, tôi được nghệ nhân người Pháp Jean - Pierre Pascal, do yêu thích tranh dân gian Đông Hồ ở Việt Nam, đã sưu tầm được rất nhiều tranh Đông Hồ. Năm 2014, Ông Jean - Pierre Pascal tới Việt Nam và tìm gặp tôi để trao tặng. Họ là người nước ngoài, nhưng lại yêu và sưu tầm tranh của người Việt, đủ thấy được giá trị của tranh Đông Hồ đã “vượt” ra khỏi phạm vi vốn có của nó. Vì vậy, trong những năm gần đây, người dân Việt Nam và du khách quốc tế rất yêu thích dòng tranh này.

Tại làng Đông Hồ, năm 1994, Bộ Văn hóa -Thông tin đã có quyết định công nhận chợ tranh Đông Hồ là văn hóa phi vật thể và cách đây 3 năm (2014) Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch hóa cũng đã có quyết định công nhận nghề làm tranh Đông Hồ là di sản văn hóa phi vật thể. Còn việc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể hiện là mong muốn của cả Đảng bộ, chính quyền, người dân tỉnh Bắc Ninh và người dân làng Đông Hồ.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới cũng đã biết đến nghề làm tranh Đông Hồ, nhưng chủ yếu vẫn qua đường du lịch và qua màn ảnh nhỏ. Còn việc đưa dòng tranh dân gian Đông Hồ trong tương lai được thế giới công nhận phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bởi, một thực tế cho thấy, các nghệ nhân trong làng Đông Hồ sống với nghề tranh, giữ gìn và phát huy nó vẫn là việc tự phát, do đó cơ sở vật chất vấn còn nhiều khó khăn.

Về hướng lâu dài, cũng như tất cả ngành nghề truyền thống khác, nghề làm tranh Đông Hồ đều rất cần có sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa về mọi mặt của Nhà nước để người dân có điều kiện phục chế, bảo tồn và phát huy giá trị của dòng tranh này. Một dòng tranh được xem như một phần “hồn” văn hóa của đất nước.

Trang Thu (Thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.

Tin khác

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

(LĐTĐ) Có một Hà Nội, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”; có một Hà Nội quật cường trong chiến đấu - “đất rung ngói tan gạch nát”; có một Hà Nội nơi thiên nhiên ban tặng 4 mùa giao hòa cỏ cây, hoa lá. Và cũng có một Hà Nội nồng nàn thu, nồng nàn hoa sữa; là những tiếng gió rít trong những đêm lạnh khôn tả mùa đông; là những tiếng rao đêm… Chỉ ngần ấy cũng đủ làm cho trái tim các nhà thơ, nhà văn “thức giấc”. Những ngôn từ về Hà Nội cứ thế chảy ra trên từng trang viết và từng phím dương cầm…
Xem thêm
Phiên bản di động