“Ma trận” trong đơn thuốc
Cẩn trọng với “bác sỹ… google” | |
Dùng nhiều thuốc cùng lúc: Làm sao bớt hại? |
Điều 3 Thông tư 05/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện, phòng khám quy định: Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh hoặc sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh; ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú hoặc tạm trú gồm: Số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ của trẻ.
Cạnh đó, viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế. Ví dụ, khi kê đơn đối với thuốc Paracetamol bác sĩ phải viết theo tên chung quốc tế là Paracetamol 500mg chứ không ghi tên thuốc theo tên thương mại là Hapacol hoặc Biragan hoặc Efferalgan hoặc Panadol…. Đồng thời, khi ghi tên thuốc phải ghi rõ nồng độ/hàm lượng, số lượng, liều dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa. Số lượng thuốc, viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10).
Cạnh đó, Thông tư 05 nêu rõ: Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.
Về cơ bản, những quy định tại Thông tư 05 được người dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, với yêu cầu viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất, câu hỏi đặt ra là người dân có lạc vào “ma trận” khi cầm đơn của bác sĩ khi đi mua thuốc?
Đây là 2 loại thuốc chữa đau dạ dày. Tuy cùng hàm lượng, cùng thành phần, nhưng giá thành chênh nhau gần 700.000 đồng. Ảnh Thu Trang |
Về vấn đề này, chị Nguyễn Thị Hương (ở Thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) nói: “Tôi đưa con gái đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương và được bác sĩ ở đây kê đơn thuốc gồm 3 loại, trong đó có một loại là thuốc Calci. Nhưng vì nếu chỉ kê tên thuốc calci không thì khi ra hiệu thuốc sẽ được người bán thuốc tư vấn đủ loại như: Calcidạng nước, dạng viên, dạng bột... rất khó phân biệt và hét giá bao nhiêu cũng chịu”.
Trước những băn khoăn của người dân, phóng viên đã mang đơn thuốc của chị Hương (đưa con đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương – PV) đến một hiệu thuốc hỏi mua thì được các nhân viên tại đây cho biết: Nếu là thuốc thông thường thì giá tiền sẽ là 650.000 đồng. Tuy nhiên, với cùng loại thuốc trên, nhưng của hãng khác sản xuất giá thành sẽ cao hơn rất nhiều. Phóng viên tiếp tục mang đơn thuốc trên đến một hiệu thuốc khác tại địa điểm khác thì giá thành chỉ còn 600.000 đồng. Chỉ với một đơn thuốc đã thấy được sự chênh lệch về giá thành lên tới 50.000 đồng. Đặt trong bối cảnh hiện nay, với tình trạng bệnh nhân quá tải tại các bệnh viện thì không biết bao nhiêu đơn thuốc được kê và lợi nhuận từ người bán thuốc sẽ “bội thu” tới mức nào?
Để có cái nhìn khách quan hơn về quy định kê đơn thuốc không ghi tên thương mại tại Thông tư 05, phóng viên đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia trong ngành y tế, thì theo quy định của Bộ Y tế, người bán thuốc phải có trình độ thấp nhất là trung cấp dược, nhưng thực tế ở nhiều hiệu thuốc, dược sĩ chỉ đứng tên, còn thuê người bán. Như vậy người mua đã không được bác sĩ, dược sĩ tư vấn mà là người bán thuốc, lợi nhuận sẽ được chuyển từ tay các bác sĩ kê đơn sang các hiệu thuốc và người chịu thiệt thòi lại là người dân.
Để dẫn chứng, các chuyên gia đã đưa ra ví dụ về loại thuốc chữa đau dạ dày có tên quốc tế là Omeprazole, nhưng với là loại thuốc đó do Ấn Độ sản xuất thì giá thành chỉ khoảng hơn 300.000 đồng, còn của Đông Nam Á sản xuất thì giá thành lại lên tới gần 1.000.000 đồng. Kê đơn kiểu này, người dân muốn phân biệt được thuốc nào của Ấn Độ và thuốc nào của Đông Nam Á sản xuất thì chỉ còn cách căn cứ vào tên thương mại như: Thuốc của Ấn Độ đầy đủ cả tên thương mại là: Omeprazole Gelule gastro – resistante (Mopral 20mg), còn tên đầy đủ của thuốc chữa đau dạ dày do Đông Nam Á sản xuất sẽ là: Omeprazole (Biogaran 20mg). Cùng là loại thuốc chữa đau dạ dày, nhưng nếu đủ thành phần, hàm lượng thì đều có tác dụng chữa như nhau, nên người dân không nhất thiết phải mua thuốc do Đông Nam Á sản xuất.
Việc Bộ Y tế quy định không ghi tên thương mại vào đơn thuốc cho người bệnh có thể phần trăm hoa hồng sẽ không tập trung vào bác sĩ kê đơn, song lợi nhuận sẽ được chuyển vào doanh thu của các cửa hàng thuốc. Vấn đề đặt ra ở đây liệu nhà quản lý đã biết vế vấn đề này và nhà quản lý sẽ nói gì? Phóng viên sẽ tiếp tục phản ảnh khi đã thu nhập đầy đủ thông tin.
Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30