Dùng nhiều thuốc cùng lúc: Làm sao bớt hại?

Khi kê đơn thuốc từ hai loại trở lên, người thầy thuốc phải cân nhắc đến sự tương tác giữa các thuốc, làm sao phải có lợi, nếu không thì hại chỉ nhỏ và ít nhất.
Đột tử tại hiệu thuốc - Giật mình với thói quen chết người
Những nguy hại khi dùng thuốc ngủ

Ít khi đi khám bệnh mà thầy thuốc chỉ ghi một loại thuốc trong đơn, ngược lại có đến 3 - 4 loại, thậm chí cả 5 - 6 loại. Lắm lúc người bệnh không đi khám mà tự đến nhà thuốc mua dưới sự hướng dẫn của nhân viên bán thuốc, cũng phải mua 4 - 5 loại thuốc.

Có một điều ít ai chú ý là cứ hai thứ thuốc vào cơ thể thì đã có tương tác với nhau rồi, khỏi phải cần đến nhiều thứ thuốc. Tương tác có lợi là khi thuốc hỗ trợ nhau tăng cường tác dụng. Tương tác bất lợi là làm giảm tác dụng của nhau, có khi gây ra độc tính. Nếu tương tác bất lợi ít thì có thể bỏ qua vì phần lợi mà thuốc đem đến quan trọng hơn. Nhưng cũng có những trường hợp quá hại, không thể chấp nhận được, ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bệnh tình trở nên nặng hơn, thậm chí tử vong. Khi đề cập đến phần hại của tương tác, cần quan tâm đến những điều sau:

Sự tương tác làm giảm tác dụng của thuốc

Một thuốc muốn có tác dụng cần phải được hấp thu vào máu. Nếu lượng thuốc được hấp thu ít hay thời gian để thuốc vào đến máu kéo dài thì tác dụng của thuốc sẽ bị giảm đi.

Dùng nhiều thuốc cùng lúc: Làm sao bớt hại?
Tương tác thuốc sẽ xảy ra khi dùng từ hai thuốc trở lên.

Tại dạ dày, độ acid dịch vị có ảnh hưởng đến sự hấp thu của một số loại thuốc. Vì vậy, các thuốc trung hòa acid dạ dày thường dùng trong các chứng đau do thừa acid dạ dày như hydroxyd aluminum, hydroxyd magnesium hay thuốc ức chế sự bài tiết dịch vị cimetidine, ranitidine, famotidine, nizatidine hay thuốc ức chế bơm proton (kết quả là ức chế bài tiết dịch vị) omeprazole, rabeprazole, pantoprazole; tất cả các thuốc này làm giảm sự hấp thu của những thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen, meloxicam,tenoxicam, piroxicam, diclofenac...) và cả amoxcyclin, tetracyclin.

Những thuốc có khả năng tạo một màng bao phủ niêm mạc đường tiêu hoá như sucralfat, bismuth để trị viêm loét dạ dày hay smecta trị tiêu chảy cũng ngăn cản sự hấp thu của các thuốc dùng chung với nó, vì lớp màng nhầy này vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc nhưng lại cũng ngăn cản thuốc không cho thấm vào các mao mạch trong đường tiêu hóa.

Lại có khi các thuốc uống cùng với nhau xảy ra phản ứng tạo thành phức hay tủa làm sự hấp thu của thuốc bị giảm đi. Như tetracyclin khi uống chung với các thuốc chứa calci hay sắt sẽ làm giảm rõ rệt sự hấp thu của kháng sinh này lẫn thuốc kèm theo. Vì vậy không nên uống tetracyclin với sữa hay uống chung với các thuốc chứa calci, sắt.

Nếu xảy ra sự tương tác bất lợi giữa hai loại thuốc đều cần thiết thì nên uống cách nhau 2 - 3 giờ.

Tác dụng của thuốc bị giảm cũng có khi là do các thuốc dùng chung có tác dụng đối nghịch nhau. Chẳng hạn: acetylcystein là thuốc có tác dụng long đờm, giúp dễ ho khạc để làm thông thoáng đường hô hấp, nếu dùng chung với một thuốc giảm ho dextromethorphan thì bệnh nhân sẽ không giảm ho nữa, như vậy sẽ mất tác dụng của thuốc long đờm. Sự phối hợp này có thể rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ vì các bé chưa biết khạc, đờm nhớt sẽ ứ lại không thoát ra được khỏi đường hô hấp, sẽ làm tắc và nhiễm khuẩn nặng hơn.

Ngay cả các loại vitamin, mà đa số mọi người đều nghĩ là bổ cũng có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc khác. Nếu dùng liều cao vitamin C có thể làm mất tác dụng của vitamin B12 khi dùng chung. Vitamin B6 làm mất tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson.

Tương tác làm tăng độc tính của thuốc

Tác dụng phụ của thuốc có thể tăng lên khi dùng chung với một thuốc khác. Chẳng hạn: paracetamol là một thuốc giảm đau hạ sốt rất hay dùng, nhưng độc với gan. Tính độc này tăng lên khi dùng chung với isoniazid. Vì vậy, bệnh nhân lao khi đang được điều trị với isoniazid thì phải thận trọng khi dùng paracetamol. Các thuốc chống động kinh barbituric, phenytoin cũng làm tăng độc tính ở gan của paracetamol.

Thuốc aspirin do làm giảm sự kết tập tiểu cầu nên khi dùng chung với thuốc chống đông máu warfarin, clopidogrel sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu. Các thuốc kháng viêm không steroid có phản ứng phụ là viêm loét dạ dày, nếu phối hợp với nhau sẽ gây xuất huyết tiêu hóa. Khi dùng chung erythromycin với lovastatin sẽ dễ làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân.

Tương tác có lợi

Khi dùng các thuốc có chứa sắt, nếu dùng thêm vitamin C sẽ tăng hấp thu sắt. Đang dùng thuốc điều trị đái tháo đường mà dùng thêm sâm thì sẽ làm tăng tác dụng hạ đường máu (vì vậy cần giảm liều thuốc điều trị đái tháo đường).

Sự tương tác thuốc nói chung rất phức tạp. Nhưng trong điều trị vẫn phải cần đến phối hợp thuốc. Do đó, người thầy thuốc sẽ cân nhắc liều dùng sao cho phối hợp thuốc là có lợi hay giảm thiểu tối đa tác dụng phụ. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc hay kết hợp thuốc mà phải có chỉ định của thầy thuốc mới được dùng.

Theo BS. Ngô Văn Tuấn (Sức Khỏe & Đời Sống)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Sáng nay (25/4), tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024. Đội bóng của LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm lên ngôi vô địch.
Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Ngayf 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động". Chương trình nhằm cung cấp những kiến thức mới liên quan đến chế độ, chính sách và pháp luật lao động; đồng thời giải đáp những điều đang còn băn khoăn, vướng mắc cho đoàn viên, người lao động và bạn đọc.
Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.

Tin khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2045/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Xem thêm
Phiên bản di động