Lương hưu không thể "cào bằng"
PV: Liên quan đến dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi), hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về cách tính lương hưu cho mọi đối tượng, thành phần kinh tế. Xin được hỏi quan điểm của bà thế nào?
Bà Trương Thị Mai: Việc sửa đổi luật lần này quan trọng nhất là sửa nguyên tắc đóng hưởng. Trước năm 1995 là hưởng bảo hiểm theo mức đóng bình quân 5 năm cuối, rồi đến 6 năm cuối và 8 năm cuối, 10 năm cuối. Cách tính này không đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng. Bởi đóng cả cuộc đời, nhưng hưởng lương chỉ 10 năm cuối cùng, 8 năm cuối cùng...
Trong khi khu vực doanh nghiệp, người lao động đã hưởng lương bình quân cả cuộc đời rồi còn khu vực công vẫn đang là 5 năm, 6 năm, 8 năm, 10 năm cuối. Do vậy, không đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng, điều này sẽ đụng tới khả năng an toàn của quỹ. Là bởi, khi đóng ít thì lương hưu lại thấp. Thời gian đóng ngắn, mức đóng thấp mà lúc hưởng thì dài do tuổi thọ cao lên. Hưởng mức lương bình quân của 10 năm cuối cùng rất cao. Đó là 10 năm được hưởng lương cao nhất cuộc đời của con người.
Chính vì thế, điều cần phải điều chỉnh lại lộ trình 10 năm cuối, 15 năm cuối và 20 năm cuối và cuối cùng là bình quân cả cuộc đời. Cách tính này mới giống khu vực tư nhân, đóng bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Còn khu vực công, lấy 10 năm cuối cùng là không theo nguyên tắc đóng hưởng.
Đơn cử trường hợp của tôi, 10 năm cuối cùng sẽ hưởng lương Bộ trưởng, trong khi mức lương đầu tiên phải đóng là 55 đồng khi tôi bắt đầu làm giáo viên mà khi được hưởng thì lại hưởng 10 năm cuối cùng cao nhất của cuộc đời. Như vậy, sẽ ăn vào quỹ và làm cho quỹ không an toàn. Điểm thứ hai nữa là không bình đẳng với khu vực tư nhân. Khu vực này đóng cả cuộc đời và không có 10 năm cuối cùng, như vậy thì hai khu vực sẽ vênh nhau và không có sự bình đẳng. Cả khu vực công và tư đều đóng 22% vào để khi cuối cùng hưởng lương hưu trong khi khu vực tư thì thấp còn công thì cao.
PV: Như vậy, có thể thấy rằng, cách tính hiện nay làm thiệt thòi cho người làm việc ở khu vực tư nhân, nhưng lợi cho khu vực công, nhất là người có chức, quyền?
Bà Trương Thị Mai: Hiện người ta vẫn chỉ nhìn vào lương của khu vực công. Nhưng nếu nhìn vào chính sách vĩ mô của quốc gia thì không thể nói như vậy được. Chúng ta cần nhìn tổng thể toàn bộ người lao động.
Hiện nay, đang có sự mâu thuẫn giữa khu vực tư và công. Tại sao khu vực tư họ đã thực hiện nguyên tắc đóng - hưởng trong khi khu vực công lại lừng khừng? Do vậy, cần phải bình đẳng giữa 2 khu vực này. Còn nếu muốn hưởng lợi 10 năm cuối cùng thì thế hệ sau bị ảnh hưởng ngay tức khắc do quỹ mất cân bằng, trong khi ngân sách nhà nước không thể tham gia vào quỹ này.
Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho một số đối tượng như khu vực không chính thức, cán bộ không chuyên trách khối xã phường ở mức độ rất thấp thôi. Bảo hiểm xã hội là bảo hiểm cả cuộc đời còn bảo hiểm y tế là bảo hiểm ngắn hạn.
PV: Như vậy, mục đích của việc sửa đổi các quy định này như một mũi tên trúng hai đích. Một là an toàn quỹ lương hưu, hai là tạo sự công bằng. Xin được hỏi, tại sao chúng ta không áp dụng cách tính mới càng sớm càng tốt như theo đề nghị của Chính phủ?
Bà Trương Thị Mai: Đáng lẽ phải tính bình quân ngay như phương án của Chính phủ là bắt đầu từ 2018. Nhưng quan điểm của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, nếu giảm ngay sẽ bị sốc, vì vậy cần có lộ trình và đi thêm 2 nhịp nữa.
Theo đó, bắt đầu từ 2025, nếu người bắt đầu đóng vào ngày 1/1/2015 thì sớm nhất là năm 2045 mới được hưởng lương hưu bình quân. Chúng ta mất 30 năm để điều chỉnh chính sách đóng-hưởng chứ không thể đi nhanh được.
PV: Xin cảm ơn bà!
Hà Lê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31