Lính nhà giàn và nỗi nhớ mùa xuân

Ôm súng đứng gác giữa biển nước mênh mông cách đất liền 600 kilomet, nỗi nhớ đất liền của gần 200 cán bộ chiến sĩ nhà giàn DK1 như thấu ruột gan. Hình ảnh bố, mẹ, vợ, con, đường làng, ngõ xóm quê nhà, cứ ẩn hiện trong tim người lính trẻ. 
linh nha gian va noi nho mua xuan Xuân ấm áp nơi đảo tiền tiêu
linh nha gian va noi nho mua xuan Tết đến sớm với quân dân đảo Thổ Chu

Càng nhớ đất liền, càng vững vàng tay súng canh biển mùa xuân cho nhân dân cả nước đón mùa xuân bất tận, đó vừa là nhiệm vụ, vừa là niềm tự hào của lính “đầu đội trời, chân đạp sóng” phía đường biên Tổ quốc.

linh nha gian va noi nho mua xuan
Phó chính ủy Vùng 2 Hải quân Nguyễn Quốc Văn (bìa phải) trao quà tết cho nhà giàn DK1/9. Ảnh Việt Hưng

Tâm sự của lính đón tết xa quê

Gần 200 cán bộ chiến sĩ đang trấn giữ đường biên của Tổ quốc xuân Mậu Tuất này ngoài 15 “pháo đài thép” đóng quân trên thềm lục địa phía Nam, là ngần ấy tâm tư, nỗi niềm, nhiệm vụ khác nhau, song họ đều có chung một sứ mệnh là bảo vệ vững chắc 15 “cột mốc sống” nơi họ đang ở, và tất cả đều nhớ đất liền.

Đối với sĩ quan “già” có thâm niên công tác trên các nhà giàn 25-30 năm, được gọi là “quen, trơ” nỗi nhớ nhà, song mỗi dịp mùa xuân trong tim họ cũng sao xuyến đầy vơi. Còn đối với lính trẻ lần đầu đón tết xa quê, thì nỗi nhớ đất liền luôn canh cách trong lòng.

linh nha gian va noi nho mua xuan
Vững tay súng canh biển trời Tổ quốc. Ảnh Mai Thắng

30 tuổi quân, 26 năm làm nhiệm vụ ở nhà giàn DK1. Xuân Mậu Tuất này, thêm một lần nữa trung tá Nguyễn Hữu Thuận đón tết ngoài nhà giàn DK1/15. Tuy chưa phải là “tấm thẻ số 1” trong những sĩ quan có thâm niên đón tết ngoài biển, nhưng lần nào đón xuân trên biển lòng anh cũng xốn xang xúc động.

“Tính đến xuân Mậu Tuất này, tôi có 16 năm đón tết ngoài nhà giàn DK1. Tuy là sĩ quan ở nhà giàn lâu năm, đón tết ngoài biển khi xuân về tết đến, cũng rất nhớ nhà. Nhất là chiều 30 tết. Hình ảnh vợ, con, bố mẹ, quê hương cứ hiển hiện trong lòng. Nhớ nhà lắm, nhưng vì nhiệm vụ nên ai cũng nén lòng lại”, trung tá Thuận chia sẻ từ nhà giàn DK1/15.

linh nha gian va noi nho mua xuan
Chiến sĩ nhà giàn DK1/8 chuẩn bị mai vàng đón giao thừa. Ảnh Nhật Linh

- Công tác chuẩn bị đón giao thừa ở nhà giàn thế nào thưa anh? Tôi hỏi. “Chúng tôi ra được tờ báo tường “mừng xuân dâng Đảng” và chuẩn bị cây mai hái hoa dân chủ đêm giao thừa. Ba ngày tết, chúng tôi tổ chức thi đấu bóng bàn, chơi cờ tướng, bình báo và câu cá thi. Chiến sĩ nào đoạt giải sẽ nhận tiền lì xì 200.000 đồng”, anh Thuận cho biết.

Trung tá Nguyễn Kim Bằng, Chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/14- người lính “già” quê Hải Dương, có 30 năm tuổi quân thì 27 năm ở nhà giàn. Hơn một phần tư thế kỷ ấy, Bằng có thâm niên 24 năm đón xuân trên biển.

“Đón tết cùng sóng biển mùa xuân, ấm tình đồng đội, nhưng nỗi nhớ đất liền luôn day dứt trong lòng. Ngày tết là lúc nhớ đất liền nhất. Mình có vợ con tận ở Vũng Tàu, tuy gọi là tỉnh nhà, nhưng nhớ lắm. Mỗi tối gọi điện về đất liền, con trai cứ hỏi “tết bố có về không”? lúc đó tự dưng thấy cổ họng nghèn nghẹn”, trung tá Bằng chia sẻ.

Lần đầu tiên đón tết ngoài nhà giàn DK1/2, chiến sĩ binh nhất Nguyễn Quốc Đạt cứ “ngẩn tò te” trước những con sóng vỗ. Sinh ra và lớn lên từ Ninh Bình, lần đầu tiên Đạt đón tết xa gia đình. Trong tâm tưởng của cậu lính tuổi 18 biển, đảo còn quá mới mẻ. Song, Đạt luôn quan niệm rằng, chính những nơi khó khăn gian khổ là nơi rèn luyện bản lĩnh người lính.

“Đây là lần đầu tiên đón tết xa gia đình, em thấy nhớ nhà lắm. Nhưng nếu ai cũng đón tết ở đất liền, thì lấy ai canh giữ chủ quyền của Tổ quốc trong những ngày tết đến xuân về. Mục tiêu của em là phấn đấu phục vụ quân đội lâu dài, nên dù khó khăn gian khổ thế nào em cũng chịu được. Người lính cần đến những nơi gian khó để thử sức, rèn luyện và cống hiến”, Đạt chia sẻ.

Giao thừa trên sóng

Với những người lính nhà giàn DK1, giao thừa là thời khắc thiêng liêng nhất. Mâm cơm giao thừa không đầy đủ hương vị mùa xuân như ở đất liền, song cũng đủ ấm lòng lính biển xa quê.

Giờ khắc thiêng liêng, tất cả cán bộ chiến sĩ mặc quân phục mới nhất, nghiêm trang đứng trước bàn thờ Tổ quốc. Chỉ huy trưởng nhà giàn đứng giữa, các chiến sĩ đứng hàng phía sau. Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ huy trưởng báo cáo với Bác những thành tích đã đạt được năm cũ và ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ chiến sĩ năm mới.

Và cũng trong giây phút xúc động thiêng liêng ấy, chính trị viên nhà giàn không quên ôn lại 11 cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hi sinh giữa sóng cuồng bão dữ bảo vệ nhà giàn. Tất cả đều xúc động bùi ngùi trước bàn thờ Tổ quốc.

Sau nghi thức cúng giao thừa, đó là lúc “thả hết mình” cho những trò chơi hái hoa dân chủ, hát karaoke, đánh bài quì, bình báo tường. Giữa biển nước mênh mông, lời ca tiếng hát thẳm vào sóng gió. Tiếng hò reo khản đặc cả cổ của bí thư chi đoàn, tiếng ngâm thơ bùi ngùi xúc động của người lính trẻ. Sau những phút giây “thăng hoa” ấy, mỗi người trở về phòng ngủ của mình, đó là “góc tâm sự” của mỗi người lính.

Người gọi điện về đất liền chúc tết, người đem ảnh vợ, con, bố mẹ ra xem, người viết nhật ký, người lục lại những kỷ vật cũ đem theo từ ngày nhập ngũ. Phút giây thiêng liêng ấy, có những người lính đã khóc vì nhớ đất liền, có người xúc động nghẹn ngào trong những câu chuyện kể bố mẹ già ở quê đang chờ đón tin con. Cái khóc đó không phải vì yếu mềm, mà vì xúc động tất yếu của lính DK đón xuân xa nhà.

Đất liền ơi hãy trọn niềm vui

Dẫu đón tết ngoài khơi xa nỗi nhớ đất liền luôn canh cánh trong lòng, song không vì thế mà cán bộ chiến sĩ DK1 buông rời tay súng. Để đất liền đón tết trọn vẹn yên bình, 15 nhà giàn duy trì nghiêm chế độ trực canh, canh gác, phát hiện mục tiêu và kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.

Trung tá Trương Văn Thủy, chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/10 cho biết, ngày thường nhiệm vụ trực SSCĐ duy trì thường xuyên, thì ngày tết tăng cường. Trên tinh thần “vui xuân mới không quên nhiệm vụ”, 100% các mục tiêu lạ phải được phát hiện và xử lý đúng đối sách trên biển. “Xin nhắn gửi đất liền, cứ vui tết đón xuân, biển đảo thềm lục địa phía Nam đã có chúng tôi- những chiến sĩ nhà giàn DK1 canh giữ”, trung tá Thủy, chia sẻ

Hỏi chế độ nghỉ phép tết, anh Thủy cho biết thêm, tính đến xuân Mậu Tuất này là tròn 25 năm anh công tác ngoài nhà giàn. Một năm nghỉ 30 ngày phép về Quảng Bình thăm vợ con rồi lại vào Vũng Tàu đi biển. 25 năm đi nhà giàn, anh Thủy đón tết ngoài biển 21 lần. “Ngày trước chưa có điện thoại, thông tin gia đình duy nhất viết thư. Nay nhà giàn có điện thoại, tết đến gọi điện về quê chúc tết vợ, con là được. Chiều 30 tết là lúc nhớ đất liền nhất”, trung tá Thủy chia sẻ từ nhà giàn DK1/10.

Xuân Mậu Tuất đã về với những người lính xa nhất của biển quê hương. Nơi ấy họ đang ngày đêm gác biển trong gió gào sương lạnh để đất liền chuẩn bị đón mùa xuân mới. Trong nỗi nhớ đất liền miên man, các canh vẫn hát khúc quân hành người lính nhà giàn: “Sóng gió, mặc sóng gió, lính nhà giàn bọn tôi ở đó/ gian lao mặc gian lao, lính nhà giàn chẳng sợ bão giông/ giữa trùng khơi, vẫn xanh ngời, lính nhà giàn là thế đó/ mấy chậu hoa với luống cà/ vẫn vượt lên nỗi nhớ quê nhà/ có mẹ già và em thơ…

Mai Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Xem thêm
Phiên bản di động