Lấy ý kiến sửa đổi Luật Đầu tư công
Điều kiện cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn | |
Theo dõi sát diễn biến giá nhằm ổn định thị trường | |
Xử lý kiến nghị của ThaiBev về việc tham gia điều hành Sabeco |
Nhiệm kỳ 2016-2020 là giai đoạn đầu tiên cả nước thực hiện đầu tư công trung hạn nên Luật Đầu tư công, với nhiều quy định chặt chẽ sẽ siết chặt đầu tư công, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, kém hiệu quả của những năm trước. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng vì lần đầu thực hiện, chưa có kinh nghiệm nên phát sinh các vướng mắc như giao vốn cho địa phương chậm dẫn tới giải ngân vốn chậm.
Trong năm 2016, 2017, Chính phủ lần lượt ban hành Nghị quyết số 60 và 70; Thủ tướng Chính phủ ban hành 1 chỉ thị để tăng cường giải ngân vốn đầu tư công. Nhờ đó và cùng với sự nỗ lực rất lớn của các bộ, địa phương, năm 2016, cả nước giải ngân được 91,3% kế hoạch năm; năm 2017 giải ngân được 85,6% kế hoạch (là năm cả nước xây dựng nhiều công trình đầu tư mới dùng vốn trái phiếu Chính phủ với thủ tục đầu tư phức tạp).
“Trong năm 2018, Nghị quyết số 01 của Chính phủ đặt mục tiêu giải ngân 100% vốn theo kế hoạch là thách thức, cần phải đánh giá vì sao chậm chễ và phải khắc phục”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã giao vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đạt tỷ lệ khá cao, bằng 91,3% tổng mức kế hoạch 2 triệu tỷ đồng, tương ứng hơn 1,642 triệu tỷ đồng (chưa bao gồm khoản dự phòng 10%). Số tiền này được giao chi tiết cho khoảng 9.600 dự án (chưa bao gồm các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ nhà ở người có công,...), chỉ bằng 50% số dự án của giai đoạn trước, trong đó gần 63% là số dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn này, 20% dự án của giai đoạn trước tiếp tục được cân đối vốn để thanh quyết toán.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc làm việc (ảnh: Chinhphu.vn) |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu khó khăn trong triển khai đầu tư công thời gian qua là khả năng cân đối ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn, các địa phương chưa rà soát, cắt giảm, điều chỉnh, phân kỳ đầu tư hoặc bổ sung vốn khác đối với các dự án chưa được bố trí đủ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; cơ chế đối tác công-tư chưa hấp dẫn, thu hút tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, dịch vụ công.
Bên cạnh đó, Bộ này cho rằng một số bộ, địa phương chưa chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, tiêu chí và thứ tự ưu tiên trong phân bổ kế hoạch trung hạn nên quá nhiều dự án đưa vào danh mục, đồng thời chậm trễ trong tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục, gây khó cho tổng hợp kế hoạch, số vốn chưa được phân bổ hoặc đã có dự kiến phân bổ nhưng chưa giao được kế hoạch còn lớn.
Đánh giá 2 năm còn lại thực hiện kế hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng khả năng không bảo đảm được mức vốn đã được Quốc hội thông qua. Cụ thể, với nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách Trung ương, tốc độ năm sau thấp hơn năm trước nên trong 2 năm tới kế hoạch trung hạn còn lại quá nhiều, tạo sức ép lớn tới cân đối và phân bổ vốn trong kế hoạch hằng năm và tiến độ các dự án đã được giao.
Trong khi đó, nguồn vốn cân đối của ngân sách địa phương thì ngược lại, năm sau tăng quá nhanh so với năm trước dẫn tới nguồn này không bảo đảm đủ cân đối cho kế hoạch hằng năm.
Qua 3 năm thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính-ngân sách Nhà nước 3 năm 2018-2020, Bộ cho biết có sự chênh lệch lớn cả về cân đối nguồn vốn và cơ cấu vốn giữa dự kiến kế hoạch giải ngân và khả năng cân đối nguồn dự toán hằng năm để giao kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công.
Để thực hiện thành công Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ dự kiến kịch bản giải ngân 2 năm còn lại với các dự án đã có trong kế hoạch để xác định nhu cầu và khả năng giải ngân, làm căn cứ rà soát Kế hoạch đầu tư công trung hạn, đánh giá dự án tập trung đầu tư, dự án đình hoãn, giãn tiến độ,..., chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025; xây dựng phương án sử dụng 10% nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ ra 3 vấn đề có liên quan lẫn nhau, gây cản trở đối với giải ngân vốn đầu tư công.
Thứ nhất là vướng mắc các quy định của Luật Đầu tư công và các Nghị định số 77, 36 và 61 của Chính phủ về triển khai Luật. “Phân định rõ ràng các vướng mắc thuộc Luật, thuộc Nghị định để kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sửa đổi theo thẩm quyền”, Phó Thủ tướng nói và đề nghị trước khi Quốc hội họp vào tháng 5/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ liên quan phải rà soát các bất cập của hệ thống Nghị định, Luật Đầu tư công.
Thứ hai, Phó Thủ tướng cho rằng giải ngân vốn đầu tư công chậm gặp khó ở ngay khâu tổ chức thực hiện chậm trễ giữa các đơn vị trực thuộc bộ và giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các bộ, ngành, địa phương khác. Thứ ba là việc thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo, đổi mới tư duy quản lý chưa được Bộ quan tâm thực hiện và đề nghị Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung chỉ đạo, phân nhiệm cho chức danh cụ thể phụ trách tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Để sửa đổi pháp luật về đầu tư công, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương để đánh giá đúng mặt tích cực, các bất hợp lý của Luật hiện hành và sau 3 năm triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn để đề xuất điều chỉnh.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thị sát các dự án đầu tư công nổi cộm về tiến độ giải ngân tại các địa phương trọng điểm để ghi nhận rõ các khó khăn, làm căn cứ để sửa đổi Luật, Nghị định.
Từ thực tiễn nhiều địa phương vượt thu ngân sách được bố trí vốn đầu tư công cao hơn quy định, ngân sách trung ương được bổ sung lượng lớn tiền thu từ bán vốn và các điều kiện thu hút ODA, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá khả năng thu chi, nghiên cứu điều chỉnh gói đầu tư công trung hạn lên trên mức 2 triệu tỷ đồng, tập trung cho các công trình trọng điểm, có tính lan toả về kinh tế, xã hội, trên cơ sở bảo đảm chỉ tiêu về bội chi ngân sách, nợ công tới năm 2020 để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Ngoài các chỉ đạo về tháo gỡ khó khăn pháp lý của đầu tư công, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 210 về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, Nghị định 15 về hợp tác công tư, Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và các đề án thành lập các đặc khu kinh tế, đánh giá 30 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài, bảo đảm lợi ích thực chất cho quốc gia, doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25