Lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan: Không mất phí môi giới vẫn khó tuyển
Triển khai đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan | |
Cảnh giác với các thông tin tuyển lao động xuất khẩu sang Singapore |
Theo văn bản hướng dẫn của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) gửi các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp triển khai đưa lao động đi làm việc tại Thái Lan theo hợp đồng, hai ngành nghề được thí điểm thực hiện là xây dựng và nghề cá.
Lao động làm việc trong lĩnh vực xây dựng là một trong hai ngành nghề được đưa đi làm việc tại Thái Lan theo Thỏa thuận đã ký (Ảnh minh họa) |
Về chi phí của lao động Việt Nam, ngoài việc không phải trả phí môi giới, người lao động cũng không phải chi trả tiền vé máy bay khi bắt đầu sang Thái Lan thực hiện hợp đồng và từ Thái Lan về Việt Nam khi hoàn thành hợp đồng. Khoản chi phí này sẽ do chủ sử dụng lao động Thái Lan chi trả.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, người lao động sẽ phải chi trả các chi phí tại Việt Nam gồm: Chi phí làm hộ chiếu, khám sức khỏe, lệ phí visa, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định. Tiền dịch vụ cho doanh nghiệp đưa đi không quá 1 tháng lương cơ bản cho 1 năm hợp đồng.
Danh sách các đơn vị phái cử lao động của Việt Nam được phép tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan gồm: Trung tâm Lao động ngoài nước; Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; 4 doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm: Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA., JSC); Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động, thương mại và du lịch (TTLC); Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Thịnh Long (THINHLONG CORP.) và Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực Hoàng Long (Hoang Long Huresu., Corp). |
Trường hợp người lao động đi qua Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) thì chi phí hành chính phải nộp là 250 USD/lao động/hợp đồng. Bên cạnh đó, người lao động sẽ phải chịu chi phí khám sức khỏe sau khi đến Thái Lan: 500 baht; bảo hiểm y tế: 1.600 baht/năm; giấy phép làm việc: 900 baht/năm và 100 baht lệ phí nộp đơn xin giấy phép làm việc. Ngoài ra, với lao động Việt Nam làm việc trong ngành xây dựng, phải đóng góp bảo hiểm xã hội với mức 5% lương tháng.
Về quy trình quản lý lao động Việt Nam tại Thái Lan, sau khi được tuyển dụng, chủ sử dụng lao động Thái Lan sẽ chịu trách nhiệm đón lao động Việt Nam tại sân bay, kiểm tra sức khỏe cho người lao động, xin giấy phép làm việc, đưa người lao động tham gia chương trình giáo dục định hướng 1 ngày do Cục Việc làm Thái Lan tổ chức.
Người sử dụng lao động Thái Lan và công ty môi giới Thái Lan chịu trách nhiệm quản lý người lao động, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan và cơ quan phái cử Việt Nam giải quyết các vấn đề phát sinh đến người lao động.
Trường hợp lao động Việt Nam hoàn thành hợp đồng lao động hoặc phải về nước trước thời hạn hợp đồng, người sử dụng lao động Thái Lan và công ty môi giới Thái Lan sẽ chịu trách nhiệm mua vé khứ hồi hoặc thu xếp việc hồi hương cho người lao động, cũng như thông báo cho cơ quan phái cử Việt Nam về việc tiếp nhận lao động và thanh lý hợp đồng với người lao động.
Mặc dù không mất phí môi giới, tuy nhiên thu nhập của người lao động tại thị trường này khiến các doanh nghiệp rất khó triển khai hợp đồng. Là 1 trong 4 doanh nghiệp được phép tuyển dụng lao động đi làm việc tại Thái Lan theo chương trình, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA., JSC) cho biết: Công ty đã tiến hành làm việc với một số đối tác Thái Lan, tuy nhiên, qua tìm hiểu, mức lương người lao động được trả chỉ khoảng 5-6 triệu đồng/tháng.
Mức thu nhập này chỉ tương đương trong nước, thậm chí thấp hơn một số đơn hàng công ty đang triển khai tại thị trường lao động trong khu vực như Malaysia. “Chúng tôi đã đàm phán nhưng mức lương không thể tăng cao hơn, như thế sẽ rất sẽ khó tuyển dụng lao động”, bà Nga cho biết.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
“Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM
Việc làm 05/10/2024 17:07