Lao động tự do chật vật mưu sinh trong cơn "bão" dịch
Hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đảm bảo đúng đối tượng | |
Ấm lòng người lao động từ gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng |
Chật vật mưu sinh nơi phố thị
Trong khi có không ít lao động tự do mất việc đã nhanh chóng trở về quê thì nhiều người vẫn cố gắng bám trụ ở Hà Nội, mưu sinh bằng đủ loại công việc vất vả.
Những ngày này, chị Phạm Thị Ngát (35 tuổi) quê Bắc Giang phải đi nhiều nơi để xin làm giúp việc, “Tôi làm tạp vụ cho một trường học trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, công việc của tôi là quét dọn, mỗi tháng lương chưa nổi 4 triệu đồng. Thế nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trường học đóng cửa, tôi không được trả lương, phải tranh thủ làm thêm giúp việc nhà để kiếm tiền nuôi con và trang trải cuộc sống”, chị Ngát chia sẻ.
Cũng như chị Ngát, trước đây, mỗi ngày anh Phan Văn Hoạt, ở Nga Sơn, Thanh Hóa đánh được hơn chục đôi giầy, thu nhập vài trăm ngàn đồng. Thời gian gần đây, thực hiện cách ly xã hội nên các quán cà phê, quán ăn, quán nhậu phải đóng cửa, đồng thời, do lo sợ dịch bệnh, nhiều người hạn chế ra đường, nên những người đánh giầy, làm tự do như anh trở nên thất nghiệp. "Tôi phải đi tìm nhiều việc khác kiếm sống, bởi tôi là trụ cột chính trong gia đình, nhà còn phải đi thuê, nay thu nhập quá ít khiến cuộc sống gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn"- anh Hoạt chia sẻ.
Xóm ngụ cư chông chênh trong cơn bão dịch. Ảnh minh họa. |
Vợ chồng chị Trần Thị Cúc làm nghề kéo hàng thuê ở chợ đầu mối hoa quả Long Biên. Thời gian đầu, con nhỏ, anh chị phải gửi con ở quê nhờ ông bà chăm sóc. Khi con lớn đến tuổi học hành, cần sự bảo ban trực tiếp của bố mẹ, anh chị đón hai con lên Hà Nội ở cùng, từ đó gánh chi tiêu nặng lên gấp bội.
Tổng thu nhập của 2 vợ chồng chị Cúc chỉ xấp xỉ 8 triệu đồng. Dù chợ vẫn hoạt động nhưng trong những ngày cách ly xã hội, thu nhập bữa có bữa không. Trong khi đó phải chi tiêu đủ thứ: tiền nhà trọ, tiền điện nước, tiền học hành của hai đứa con nên phải tằn tiện lắm mà vẫn luôn trong cảnh ăn bữa nay lo bữa mai, đóng được khoản tiền này rồi lại lo sang khoản khác.
"Có quê mà chẳng dám về, sợ bị đưa đi cách ly, ảnh hưởng đến gia đình ở quê. Mấy hôm trước, ở phường họ phát quà từ thiện mì tôm và trứng, chúng tôi cũng đỡ được 2 bữa ăn mỗi ngày", chị Cúc buồn bã nói.
Những ngày cách ly xã hội đã tác động trực tiếp đến cuộc sống thu nhập của những lao động tự do. Mưu sinh chật vật, đồng tiền kiếm ra ngày càng eo hẹp trong khi mọi chi phí khác như tiền điện, các nhu yếu phẩm có xu hướng tăng... khiến người lao động nghèo vốn khổ sở nay càng khổ thêm. Dịch bệnh còn đẩy họ vào cảnh, có quê mà chẳng dám về.
“Phao cứu sinh” thắp lên hy vọng
Nhằm chia sẻ khó khăn, đảm bảo cuộc sống người lao động, ngày 9/4, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NĐ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đây được xem là “phao cứu sinh” kịp thời giúp hàng triệu lao động vượt qua khó khăn bởi dịch bệnh.
Thời điểm này, rất nhiều người lao động mong muốn gói hỗ trợ an sinh xã hội dự kiến khoảng 62.000 tỷ đồng sớm triển khai, thắp lên hy vọng giúp họ vượt qua khó khăn trong cơn bão dịch này.
Bà Nguyễn Thị Giang, chủ tịch hội phụ nữ phường Phúc Xá, quận Ba Đình cho biết, trên địa bàn phường hiện nay có rất nhiều người làm các công việc như kéo xe, chở hàng, thu gom rác... tại chợ đầu mối Long Biên, đa phần đều là lao động tự do ngoại tỉnh. Việc thống kê rà soát những người này không hề đơn giản, bởi giờ sinh hoạt thất thường, ngoài ra họ cũng không ở cô định một chỗ.
"Hiện nay, hội phụ nữ phường Phúc Xá đã thống kê, rà soát được hơn 100 lao động tự do là phụ nữ, người già, những người này có đăng ký tạm trú, tạm vắng trên đại bàn phường. Do đó, trước mắt những người này đã được các đoàn thể hỗ trợ tạm thời các nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo,mỳ, trứng... nhằm đảm bảo đời sống tối thiểu cho họ", bà Nguyễn Thị Giang cho biết.
Trước lo ngại về việc khó xác định đối tượng lao động tự do, dẫn đến trục lợi chính sách tại các địa phương, trả lời báo chí Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: “Việc hỗ trợ sẽ hướng tới đảm bảo đúng đối tượng trong thời gian sớm nhất, không để lòng vòng, không để “độ trễ” trong thực hiện chính sách, công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách”.
Liên quan đến vấn đề này, ông Ngô Ngọc Điển, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) phường Phúc Xá khẳng định, MTTQ phường chúng tôi sẽ phối hợp với các tổ dân phố kiểm soát chặt chẽ khâu rà soát, lập danh sách, kiểm tra chéo để đảm bảo sự minh bạch. Đặc biệt, phát huy vai trò giám sát của người dân, cụ thể là công khai danh sách những người được thụ hưởng, họ là những người hiểu rõ nhất, ai mới là người khó khăn thực sự. Bên cạnh đó, MTTQ phường sẽ tham mưu đề xuất với chính quyền địa phương về phương án hỗ trợ lâu dài cho những đối tượng này.
Gói an sinh xã hội của Chính phủ lúc này là “cứu cánh” trực tiếp cho người nghèo, người yếu thế, người lao động tự do... Việc Chính phủ có giải pháp kịp thời hỗ trợ nhóm đối tượng này là hoàn toàn phù hợp, góp phần thiết thực bảo đảm an sinh xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
“Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM
Việc làm 05/10/2024 17:07
Đào tạo lao động tay nghề cao đi tắt để đón đầu
Việc làm 03/10/2024 15:42