Lãnh đạo huyện Đan Phượng lắng nghe tâm tư nguyện vọng CNVCLĐ
Tặng đồ chơi cho các cháu là con CNVCLĐ huyện | |
LĐLĐ Huyện Đan Phượng: Phát động tháng công nhân 2018 | |
LĐLĐ huyện Đan Phượng tổng kết phong trào Nữ công năm 2017 |
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Uỷ viên Ban thường vụ thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội đã tới dự. Cùng dự, chỉ đạo buổi đối thoại có đồng chí Nguyễn Tất Thắng, Bí Thư huyện ủy Đan Phượng.
Trực tiếp đối thoại với CNVCLĐ có đồng chí Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng; đồng chí Đào Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng; đồng chí Nguyễn Thị Thủy, Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng; đồng chí Trần Minh Tươi, phó chủ tịch LĐLĐ huyện, chủ nhiệm UBKT LĐLĐ huyện...
Các Đại biểu dự buổi đối thoại. |
Báo cáo tại hội nghị đối thoại, Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng Nguyễn Thị Thủy cho biết: Huyện Đan Phượng có 15 xã, 1 thị trấn; hệ thống chính trị cơ bản đồng bộ giữa tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội; huyện có 6 cụm, điểm công nghiệp, làng nghề, đây là điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn huyện, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
Tính dến thời điểm hiện nay trên địa bàn có 10.344 CNVCLĐ đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, trường học và doanh nghiệp; làm việc trong làng nghề, Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và lao động có tính chất công nghiệp khác.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Uỷ viên Ban thường vụ thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội phát biểu tại buổi đối thoại. |
Công nhân lao động chủ yếu là lao động địa phương; một số ít doanh nghiệp có công nhân lao động ngoại tỉnh về làm việc. Hầu hết lao động địa phương là lao động trẻ tuổi, cần cù, chịu khó, chủ động, sáng tạo... nhưng số lao động được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, đa số là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, lao động nông nghiệp chuyển nghề; ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp chưa cao; hiểu biết về pháp luật lao động còn hạn chế; chưa mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
Đồng chí Nguyễn Tất Thắng, Bí Thư huyện ủy Đan Phượng phát biểu chỉ đạo buổi đối thoại. |
Mặt khác có một số doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động ngầm thoả thuận về quyền lợi khi ký kết hợp đồng lao động; dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật lao động còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp còn yêu cầu người lao động làm tăng ca, tăng giờ quá quy định, nên Người lao động ít có thời gian, điều kiện tìm hiểu, tham gia hoạt động công đoàn; tham gia các hoạt động xã hội khác.
Đồng chí Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng phát biểu tại buổi đối thoại. |
Để chuẩn bị Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo huyện với CNVCLĐ huyện, LĐLĐ huyện đã triển khai lấy phiếu xin ý kiến của đoàn viên công đoàn và công nhân lao động ở 100% công đoàn cơ sở; phối hợp với các cơ quan, các ngành chuyên môn thuộc UBND huyện, nắm bắt, tập hợp ý kiến, kiến nghị, phản ánh của đoàn viên, người lao động.
Sau hơn một tháng triển khai, đến nay Ban thường vụ LĐLĐ huyện đã tiếp nhận lại 2.617 phiếu ý kiến gửi về từ các CĐCS. Qua tổng hợp có 1.048 lượt ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, CNVCLĐ trong đó tập trung vào 5 nhóm vấn đề: Về chính sách, đời sống, việc làm; an toàn giao thông; tình hình an ninh trật tự; đầu tư xây dựng; Về môi trường, an toàn thực phẩm , những vấn đề trực tiếp liên quan đến đoàn viên, CNVCLĐ.
Lãnh đạo huyện Đan Phượng trực tiếp đối thoại với CNVCLĐ. |
Trong đó nhóm câu hỏi về về chính sách, đời sống, việc làm có 926 ý kiến, kiến nghị cấp trên cần cải cách chế độ, chính sách tiền lương; chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên ngành giáo dục; Chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; khám bệnh định kỳ theo quy định của phát luật lao động.; Quy chế xét khen thưởng, nâng lương trước hạn đối với đối tượng là công chức, viên chức trực tiếp tham mưu giúp việc,
"Thông qua hội nghị, LĐLĐ huyện mong muốn Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền huyện tiếp tục quan tâm tạo điều kiện, có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp, nhằm từng bước cải thiện môi trường làm việc, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ công chức viên chức, người lao động- một lực lượng quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị chung của huyện Đan Phượng nói riêng, địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung"- Chủ tịch LĐLĐ huyện Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh.
Chị Bùi Thị Tình, Chủ tịch CĐ trường mầm non Song Phượng đặt câu hỏi tại buổi đối thoại. |
* Mở đầu phần đối thoại trực tiếp với công nhân, một công nhân làm việc trong cụm công nghiệp Phùng đã đặt câu hỏi:
- Trên địa bàn huyện tình trạng nợ đọng BHXH còn nhiều làm ảnh hưởng đến đời sống CNLĐ, đề nghị UBND huyện chỉ đạo công an huyện phối hợp với BHXH huyện lựa chọn một số doanh nghiệp cố tình nợ đọng trốn đóng BHXH để xem xét khởi tố…
- Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng trả lời: các doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là doanh nghiệp gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn thì chỉ đặt cơ sở sản xuất còn trụ sở doanh nghiệp nằm ở nội thành. Chính vì điều này nên việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động trong đó có chính sách BHXH có nơi chưa nghiêm túc.
Thời gian qua, UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách pháp luật ở một số doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp chấp hành chưa nghiêm. Trong thời gian tới, UBND huyện sẽ chỉ đạo Phòng LĐTBXH, BHXH, LĐLĐ huyện tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm của các doanh nghiệp.
* Hỏi: Chúng tôi là công nhân lao động ngoại tỉnh đang ở trọ trên địa bàn huyện Đan Phượng. Ở khu trọ của chúng tôi, chủ nhà trọ thường tính giá điện sinh hoạt rất cao, tính lũy tiến do tổng lượng dùng của cả khu trọ nhiều. Điều này rất thiệt thòi cho công nhân vì đồng lương công nhân eo hẹp.
Tuy không tiện nêu địa chỉ cụ thể ở đây nhưng tôi nghĩ tình trạng này phổ biến ở nhiều khu trọ. Vậy đề nghị UBND huyện chỉ đạo ngành Điện lực địa phương rà soát và nghiên cứu lắp đồng hồ tính giá tiền điện trực tiếp đến từng phòng trọ để CNLĐ được hưởng đơn giá điện sinh hoạt như những hộ dân. (Công nhân công ty Cổ phần Bảo Minh Châu)
- Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng trả lời: Sở Công Thương Hà Nội đã có quy định cụ thể về giá bán điện cho người dân và lãnh đạo huyện cũng đã quan tâm, có những quy định cụ thể về vấn đề này đồng thời đã có hướng dẫn cụ thể đối với các cơ sở bán điện và các xã có người cho thuê trọ, song vẫn còn tình trạng chủ nhà trọ chưa thực hiện nghiêm, dẫn đến CNLĐ thuê trọ bị thiệt thòi.
Chúng tôi ghi nhận phản ánh này và trong thời gian tới Huyện sẽ giao cho phòng kinh tế phối hợp với Điện lực huyện tổ chức đi kiểm tra nhà các nhà trọ, yêu cầu các nhà trọ đảm bảo thực hiện đúng quy định về giá bán điện của sở Công thương, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Bà Trần Thị Mai Hương, Chủ tịch CĐ trường THCS Thọ Xuân nêu kiến nghị tại buổi đối thoại. |
* Bà Trần Thị Mai Hương - Phó hiệu trưởng trường THCS Thọ Xuân kiến nghị về an ninh tại trường khi thường xuyên có đối tượng phát triển không bình thường đến gây rối tại trường.
- Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng trả lời: Thời gian vừa qua huyện cũng đã chỉ đạo công an huyện tăng cường công tác an ninh tại nhà trường. Với ý kiến này tôi sẽ chỉ đạo công an xã xử lý, nếu cần sẽ đưa đối tượng đi đào tạo.
* Hỏi: Tôi là CNLĐ của một doanh nghiệp tại cụm công nghiệp thị trấn Phùng. Hiện tôi có con nhỏ 3 tuổi, đến tuổi đi học mầm non. Tuy nhiên, tôi không có hộ khẩu tại địa phương, vậy xin hỏi tôi có thể xin cho cháu được học trường mầm non công lập trên địa bàn thị trấn Phùng được không?
Nếu không, tôi xin kiến nghị UBND và LĐLĐ huyện Đan Phượng tham mưu, đề xuất với Thành phố xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo nằm trong cụm Công nghiệp Đan Phượng để con em công nhân có cơ hội chăm sóc, học tập và phát triển như các trẻ em khác. Đồng thời tôi đề xuất lắp thêm máy ATM trong khu công nghiệp vì trong khu công nghiệp chỉ có một cây ATM. (Công nhân Nguyễn Thị Nguyệt, Công ty Chinlanshing Rubber Hà Tây)
- Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND huyện trả lời: Thời gian vừa qua, huyện Đan Phượng luôn xác định giáo dục là trọng tâm nên luôn đầu tư đúng mức nếu bạn có con nhỏ dưới 3 tuổi, hộ khẩu thường trú, tạm trú tại huyện và có nguyện vọng thì tiếp tục làm đơn xin theo học trong trường hợp có đủ chỉ tiêu thì sẽ được bố trí, không phân biệt có hộ hộ khẩu hay không. Trong hai năm vừa qua, chỉ có hơn 10 đơn đề xuất về việc này và đều đã được giải quyết.
Về vấn đề lắp máy ATM lĩnh vực ngân hàng mở dịch vụ thì phải đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng, trước đó huyện cũng đã đề xuất và ngân hàng nông nghiệp Việt Nam cũng đã lắp thêm máy ở Tân An và Thọ An, tuy nhiên vấn đề này còn tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.
Anh Trần Quang Thắng – Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Công đoàn xã Tân Hội đặt câu hỏi |
* Anh Trần Quang Thắng – Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Công đoàn xã Tân Hội đặt câu hỏi, đề nghị nên có ưu tiên khi xét lên lương trước thời hạn đối với cán bộ công chức, viên chức trực tiếp giảng dậy để tạo điều kiện cho giáo viên cho viên chức, giáo viên được tiếp cận với chính sách ưu việt này. Có thể mức tiêu chí xét lên lương trước thời hạn đối với đối tượng này
Chủ tịch CĐ xã Tân Hội cũng đặt câu hỏi về tình hình cung ứng nước sạch trên địa bàn, theo đó hiện nay nhân dân một số xã trong huyện đã được dùng nước sạch, trong thời gian tới đề nghị quan tâm cung cấp nước sạch tới các trường học. Đề nghị lãnh đạo huyện kiểm tra yêu cầu công ty cấp nước cung cấp nước đảm bảo chất lượng.
Chủ tịch huyện Đan Phương Nguyễn Hữu Hoàng trả lời: UBND huyện sẽ giao phòng giáo dục nghiên cứu thêm về đề xuất này, tuy nhiên ưu tiên hay không ưu tiên đều phải tuân theo quy định của pháp luật.
Đối với câu hỏi về cung ứng nước sạch, hiện tại tình hình cung ứng nước sạch của huyện đang phụ thuộc nhiều vào tiến độ thi công nhà máy nước mặt sông Hồng, khi nào thi công xong chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, đích thân chủ tịch UBND thành phố cũng rất quan tâm và sát sao về vấn đề này.
Bà Lê Quỳnh An Chủ tịch Công đoàn trường Khương thượng đặt vấn đề cần tăng biên chế tại các trường học. |
* Bà Nguyễn Thị Thúy Nga – Chủ tịch Công đoàn trường Khương Trung thì đặt vấn đề cần giảm số môn thi cho giáo viên!
Chủ tịch huyện Đan Phương Nguyễn Hữu Hoàng trả lời: Sau khi có chủ trương từ thành phố, huyện cũng đã yêu cầu chấp hành nghiêm, nếu giảm được chỗ nào thì giảm chứ không được tăng. Sau ngày hôm nay, tôi đề nghị phòng giáo dục huyện rà soát báo cáo UBND để giải quyết.
LĐLĐ huyện và UBND huyện Đan phượng trao 30 suất quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi suất trị giá 1.300 000 đông. |
Sau phần đối thoại giữa lãnh đạo huyện và CNLĐ, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã phát biểu tại hội nghị: Hiện nay Đảng rất quan tâm vấn đề phát huy dân chủ, nâng cao vai trò người đứng đầu chính quyền, phải thường xuyên đối thoại, trao đổi để giải quyết các vấn đề thắc mắc của nhân dân. Bởi vậy việc tổ chức buổi đối thoại giữa lãnh đạo huyện Đan Phượng với CNLĐ là rất thiết thực và ý nghĩa. Theo Chủ tịch LĐLĐ huyện, thì đối thoại năm nay phải có báo cáo kết quả của năm trước. Những vấn đề nào đã làm được, vấn đề nào chưa làm được, nguyên nhân vì sao chưa làm được. Từ đó để có những hướng giải quyết cụ thể.
Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến đánh giá cao nội dung buổi đối thoại tại LĐLĐ huyện Đan Phượng. Với nội dung đối thoại rất có ý nghĩa, các vấn đề được trả lời đối thoại rất thiết thực đối với người lao động nhất là những vấn đề như tiền lương, tiền thưởng, chế độ đãi ngộ dành cho công nhân... Đồng thời, đồng chí Chủ tịch LĐLĐ thành phố cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới lãnh đạo huyện Đan Phượng sẽ tiếp tục tổ chức nhiều buổi đối thoại, tiếp tục quan tâm để từ đó, có những giải pháp nhằm tới nâng cao đời sống CNVCLĐ ngày một tốt hơn.
Cũng trong buổi đối thoại, đồng chí Nguyễn Tất Thắng, Thành ủy viên, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cũng đánh giá cao mục đích, ý nghĩa cũng như nội dung của buổi đối thoại. Theo đồng chí Nguyễn Tất Thắng, buổi đối thoại lần này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo huyện đối với lực lượng CNVCLĐ.
LĐLĐ huyện và UBND huyện Đan phượng trao 30 suất quà cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi suất trị giá 1.300 000 đông. |
Cuộc đối thoại đã giúp cho lãnh đạo huyện kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc của người lao động để chỉ đạo giải quyết kịp thời, cũng như thông qua phản ánh của người lao động để lãnh đạo huyện có những chủ trương, chính sách, giải pháp lãnh đạo hợp lý, từ đó góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trên địa bàn huyện.
Thông qua cuộc đối thoại, người lao động không chỉ hiểu hơn về quyền lợi mà còn hiểu về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ lao động, từ đó chấp hành tốt hơn kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Bà Nguyễn Thị Thủy – Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng phát biểu bế mạc buổi đối thoại. |
Phát biểu bế mạc buổi đối thoại, bà Nguyễn Thị Thủy – Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng cho hay, để chuẩn bị Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo huyện với CNVCLĐ huyện, LĐLĐ huyện đã triển khai lấy phiếu xin ý kiến của đoàn viên công đoàn và công nhân lao động ở 100% công đoàn cơ sở; phối hợp với các cơ quan, các ngành chuyên môn thuộc UBND huyện, nắm bắt, tập hợp ý kiến, kiến nghị, phản ánh của đoàn viên, người lao động; Sau hơn một tháng triển khai, đến nay Ban thường vụ LĐLĐ huyện đã tiếp nhận lại 2.617 phiếu ý kiến gửi về từ các CĐCS.
Qua tổng hợp có 1.048 lượt ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, CNVCLĐ trong đó tập trung vào 5 nhóm vấn đề: Về chính sách, đời sống, việc làm (926 ý kiến); an toàn giao thông (43 ý kiến); tình hình an ninh trật tự; đầu tư xây dựng (53 ý kiến); Về môi trường, an toàn thực phẩm (26 ý kiến) ... những vấn đề trực tiếp liên quan đến đoàn viên, CNVCLĐ. Ngoài những vấn đề được giải đáp trực tiếp trong buổi đối thoại ngày hôm nay, những ý kiến còn lại sẽ được tổng hợp gửi UBND huyện xin ý kiến và sẽ sớm có phản hồi.
Thông quan buổi đối thoại, Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng cũng đề xuất Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền huyện tiếp tục quan tâm tạo điều kiện, có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp, nhằm từng bước cải thiện môi trường làm việc, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ công chức viên chức, người lao động- một lực lượng quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị chung của huyện Đan Phượng nói riêng, địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Hoạt động 19/12/2024 20:37