Làng hoa vào vụ Tết

(LĐTĐ) Thời gian dần trôi, mùa xuân mới đang về với mọi người, mọi nhà, phố phường rộn rã khúc ca xuân. Những gian hàng bày đầy những món hàng cho ngày Tết. Ở  làng hoa, những cành cúc, nhánh ly đang đâm cành, chơm chớm nụ, đào quất thi nhau khoe sắc đỏ vàng,... Hòa chung trong không khí rộn ràng đó, những người trồng hoa tất bật chăm sóc để “nàng xuân” tỏa hương, rực sắc, nở hoa thật đẹp đón chào một mùa xuân mới.
lang hoa vao vu tet Tấp nập làng hoa Phụng Công trong những ngày giáp Tết
lang hoa vao vu tet Làng hoa Tây Tựu bừng sắc ven đô

Tết sớm trên những làng hoa

Mùa hoa Tết là mùa được người dân trông đợi nhất trong năm bởi nó mang xuân về và tạo nên hơi thở rất riêng khiến lòng người thêm rạo rực. Với những người trồng hoa, Tết có vô vàn điều thú vị. Với họ trồng hoa trước hết là để được ngắm, được hòa mình trong niềm mong mỏi, phập phồng chờ đợi kể từ khi gieo hạt giống tới khi nẩy mầm. Đó còn là những niềm lo lắng khi thời tiết thất thường hay là niềm vui sướng khi hoa trổ nụ, đơm bông đúng kỳ.

Vào dịp cận tết Nguyên đán, chúng tôi đến thăm vườn hoa của anh Nguyễn Văn Hà (Tây Tựu, Bắc Từ Liêm), một trong những người trồng hoa lâu năm. Năm nay, gia đình anh trồng hơn 10 nghìn cây hoa cúc, gần 250 chậu cúc đại đóa. Trong những ngày này, vợ chồng anh Hà phải tất bật, lúi húi bên những bó hoa chuẩn bị đưa lên xe để tỏa về các khu chợ phục vụ nhu cầu chơi hoa Tết của người dân.

lang hoa vao vu tet
Những nhánh hoa đồng tiền tỏa sắc dưới nắng xuân

Theo những người trồng hoa, nghề chăm sóc hoa nhìn bên ngoài thì đơn giản song lại chỉ dành cho những ai thật sự kiên trì và đam mê vì bản chất đỏng đảnh chung của các loài hoa là rất khó chăm sóc. Vừa hăng say làm việc, anh Hà vừa cho biết: Trồng hoa cũng là một nghề vì công việc mưu sinh như bao nghề khác nhưng có điều thú vị hơn, trồng hoa không chỉ để cho mình mà để cho khách chơi, khách ngắm cho thỏa niềm yêu thích.

Đặc biệt trồng hoa dịp Tết đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ, công phu hơn các dịp khác trong năm. Theo anh Hà, để có vườn hoa Tết đẹp, ưng ý người trồng hoa phải dày công chăm sóc, ngoài việc phải xuống giống đúng thời vụ còn phải chăm sóc kỹ lưỡng với những quy trình tưới nước, bón phân mỗi ngày, thường xuyên tỉa nhánh, bấm ngọn để cụm hoa được tròn trịa, cho ra nhiều nhánh, nhiều bông. Mỗi loại hoa sẽ có những cách chăm sóc khác nhau đòi hỏi người trồng hoa phải thuộc lòng trong đầu.

“Nhiều người tưởng làm hoa sung sướng, nhanh giàu nhưng chỉ có những ai trong nghề mới thấu hiểu được nỗi vất vả. Muốn hoa chất lượng thì phải bỏ công đi tìm giống, chăm sóc như con mọn. Năm được giá thì nhà vườn tươi như hoa, còn năm mất mùa, mất giá thì chẳng khác nào tay trắng. Đôi khi thú vui của nghề chỉ là được quanh năm, suốt tháng bên những ruộng hoa rực màu sắc”, anh Hà tươi cười cho hay.

lang hoa vao vu tet
Những xe hoa được người trồng chuyển tới các chợ giao cho khách buôn ở Hà Nội

Những ngày này, vợ chồng chị Trịnh Hoài Nga cũng đang tất bật chăm sóc cho vườn hoa. Ngoài những loại hoa truyền thống như cúc, đồng tiền, thược dược thì vựa hoa của vợ chồng chị còn trồng cả những giống hoa mới như cúc Nhật Bản, ly lùn, hướng dương,… Theo chị Nga, thời điểm giáp Tết thậm chí trong những ngày Tết, hoa cúc vẫn được nhiều người ưa chuộng, chưng vào dịp Tết nhất vì hoa cúc có màu vàng tượng trưng cho sự may mắn và mang không khí ấm áp đến cho mọi gia đình. Cùng đó, ngày nay nhiều người cũng chơi các dòng ly giống mới nhiều hơn, một số người thích tìm về với một lọ hoa cổ truyền gồm mấy cành thược dược đủ sắc màu cắm kèm những cành violet,...

Nghề trồng, chăm sóc hoa thường được mọi người ví như làm dâu trăm họ bởi chín người, mười ý nhưng với những người làm nghề, chính việc đem đến cho khách sự hài lòng là thước đo sự thành công của họ. Bởi họ luôn cho rằng, chiều được khách khó mới chứng tỏ được kỹ năng trồng hoa của họ tốt như thế nào. Nhìn những nụ hoa đang e ấp, chuẩn bị bung cánh đón xuân, chị Nga phấn khởi cho biết: Để giúp người chơi hoa, khách mua hoa được thỏa mãn, có được những cành hoa, lọ hoa ưng ý bởi vậy tâm lý người chăm hoa lúc gần Tết hồi hộp như bác sỹ vào phòng mổ. Năm nào thời tiết thuận lợi thì hoa đẹp, cây khỏe, năm nào thời tiết không ủng hộ, hoa không được như ý, khách vì thế mà khen chê đủ kiểu nhưng năm nay có thể sẽ ổn hơn, các cây cho búp đều, lộc đẹp.

Lặng lẽ tô điểm cho ngày Xuân thêm trọn vẹn

Dù vất vả song nghề trong hoa cũng đã góp phần chuyển đổi mô hình cây trồng vật nuôi đối với bà con các huyện ngoại thành và quan trọng hơn giúp cải thiện đời sống người dân. Trong số nhiều hộ trồng hoa không ít hộ đã vươn lên làm giàu ngay chính mảnh đất quê hương của mình.

Người trồng hoa không chỉ khó khăn trong việc chăm sóc, cho hoa nở đúng dịp mà chặng đường vận chuyển hoa từ nhà vườn đến các chợ tại Hà Nội cũng gian nan không kém. Vào những ngày Tết cận kề, từ 12 giờ đêm, các chợ hoa lớn của Hà Nội như chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ), chợ hoa Vạn Phúc, chợ 365 (Hà Đông) tấp nập những ô tô, xe máy chở đầy hoa nối đuôi nhau ra vào chợ để phân phối hoa đi các nơi tiêu thụ. Cứ vậy cả làng hoa, cả khu chợ luôn tất bật với khung cảnh nhộn nhịp khiến lòng người xốn xang, thích thú.

Để kịp phiên chợ, vượt quãng đường 30km, những người trồng hoa từ các làng xa của khu vực ngoại thành Hà Nội phải dậy từ rất sớm, thậm chí có những đêm họ phải thức trắng không ngủ để kịp giao hoa tới chợ cho các khách buôn. Chị Nguyễn Thu Hiền, cho biết: “Giáp Tết, nhu cầu tiêu dùng hoa của người dân tăng nhiều, chợ hoa họp sớm hơn ngày thường.

Ngày nào tôi cũng phải cắt hoa từ cuối buổi chiều hôm trước rồi gói sẵn để đấy cho kịp chuyến hàng chuyển đi các chợ vào lúc 1 giờ sáng. Từng bông, từng bó hoa luôn phải được nâng niu cẩn thận, cả năm có một vụ hoa Tết đến ngày thu hoạch, thời tiết ủng hộ hoa đẹp nhưng nếu vận chuyển hoa không đúng cách sẽ làm hoa bị giập, ra chợ sẽ chẳng thể bán được hoặc bị ép giá vậy là hết lãi rồi”.

Cùng chung nỗi niềm vất vả đó, tại chợ hoa Quảng Bá, bên xe hoa đông lạnh, anh Trần Minh Hòa chia sẻ: “Tranh thủ dịp Tết, năm nào gia đình tôi cũng chuyển vài chuyến xe hoa từ Đà Lạt về chợ hoa ở Hà Nội để bán, bởi có những khách họ vẫn thích hoa Đà Lạt. Những ngày này, vất vả nhất là lúc lấy ra những bó hoa đông lạnh trong đêm đông, khi ấy nước lạnh ngấm vào người, lạnh cóng”.

Mặc dù thấm mệt đến vậy nhưng với những người trồng hoa, nhìn những cành hoa tươi sắc rực rỡ là bao muộn phiền, mệt mỏi phần nào được xua tan. Những người trồng hoa Tết với đôi tay chai sần vẫn đang ngày ngày lặng lẽ, âm thầm góp chút hương xuân. Chính những đôi bàn tay chai sạn đó đã nâng niu từng nhánh lá, nụ hoa tô điểm cho ngày xuân thêm phần trọn vẹn. Với những niềm vất vả đó, vào mùa xuân mới tôi thầm chúc cho những người trồng hoa một năm mới được đất trời ưu ái, cây cối tươi xanh, hoa ra đúng dịp để cùng hưởng một mùa xuân an vui, ấm no và sung túc.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Xem thêm
Phiên bản di động