Làng cổ Cự Đà qua góc nhìn hội họa
Tái hiện hình ành đã mất của làng Cự Đà |
Nếu như làng cổ Đường Lâm nổi tiếng nhờ kiến trúc nhà kiểu nông thôn “3 gian 2 chái” bằng vật liệu đá ong của vùng cận trung du, thì Cự Đà mang phong cách làng nghề ven đô, ven sông, điển hình theo kiến trúc kiểu nhà cổ truyền pha trộn kiến trúc Pháp cổ.
Vào đầu thế kỷ XIX, ở Cự Đà có hàng trăm ngôi nhà cổ. Hầu hết là những ngôi nhà 3 gian, 5 gian, 7 gian với mái ngói âm - dương, sân gạch vuông Bát Tràng, chuối sau - cau trước, chum tương - bể nước...Trong nhà có hoành phi, cửa võng, câu đối khắc ghi những lời hay, ý đẹp như nhắc nhở, truyền dạy của ông bà tổ tiên với con cháu. Sau đó, các nhà tư sản tài ba như Cự Doanh, Cự Chân, Cự Phát (là chủ những xưởng dệt, nhà máy, tiệm buôn, hãng vận tải lớn của Hà Nội giai đoạn 1920 - 1940) đã thổi hồn kiến trúc Pháp vào ngôi làng này. Nhiều ngôi nhà 2 tầng, có ban công, được đánh số, mang phong cách phương Tây, nhưng lại có mái hiên cong vút như mái đình.
Một góc triển lãm “Chúng tôi vẽ làng”. |
Sự giao thoa văn hóa Đông - Tây ấy không khiến những ngôi nhà cổ này trở nên kệch cỡm, trái lại nó tạo nên một kiểu kiến trúc rất riêng biệt, chỉ làng Cự Đà mới có.
Họa sĩ Lê Thiết Cương - người lên ý tưởng cho cuộc triển lãm “Chúng tôi vẽ làng” - chia sẻ: “Làng cổ Cự Đà là một mẫu hình đẹp của sự pha trộn hài hòa, nhuần nhuyễn nét đẹp của kiến trúc Pháp - Châu Âu với kiến trúc Việt Nam - Á Đông. Chính sự pha trộn này nên những ngôi nhà kiểu Đông Dương khi về làng, vào làng, ở cạnh kiểu nhà Bắc Bộ truyền thống thì vẫn hòa hợp, vẫn duyên, vẫn đẹp”.
Tất cả những nét đẹp, những cái duyên của con người và cảnh vật Cự Đà là chất liệu sáng tác cho nhóm họa sĩ G39. “Chúng tôi vẽ làng” có lẽ là một cuộc triển lãm khá độc đáo, không chỉ bởi các họa sĩ vẽ trực họa tại làng bằng các chất liệu như sơn dầu trên toan, bột màu, giấy dó, mà những tác phẩm hội họa sau khi hoàn thành sẽ được bày trên những tấm phên tre - một dụng cụ phơi miến quen thuộc của người dân nơi đây. Tất cả được trưng bày trong một không gian tuyệt vời của một ngôi nhà cổ hơn trăm năm tuổi - một trong số những ngôi nhà hiếm hoi còn tồn tại sau quá trình “bê-tông hóa nông thôn” rầm rộ gần đây.
Dưới con mắt nhìn đầy tình cảm trìu mến của các họa sĩ Lê Thiết Cương, Nguyền Hồng Phương, Tào Linh, Trần Gia Tùng, Phạm Trần Quân, Nguyễn Quốc Thắng, Bình Nhi... dành cho những nếp nhà, mái ngói hay từng con ngõ nhỏ của làng Cự Đà, những bức tranh đã lần lượt ra đời và tạo nên một buổi trưng bày tranh vô cùng đẹp mắt và đầy thú vị.
Cái hay của triển lãm là chỉ diễn ra vỏn vẹn 2 giờ đồng hồ, có trưởng thôn đi guốc mộc cắt băng khai mạc (là tấm miến thay cho vải đỏ thông thường). Điều ấy nói lên tính chất của buổi triển lãm, rất gần gũi, mộc mạc, muốn đem hội họa đến gần hơn với dân làng, giúp họ hiểu và yêu hơn về vẻ đẹp quê mình.
Buổi triển lãm càng trở nên có ý nghĩa khi dân làng Cự Đà, những ông già bà cả, những người đàn ông, đàn bà và trẻ nhỏ hồ hởi tới xem triển lãm và chung vui với nhóm họa sĩ G39 bằng những đặc sản địa phương tuyệt vời, cùng nâng chén rượu quê thơm mùi lúa mới, cùng nhau thưởng thức đặc sản bánh đúc lạc chấm tương và say sưa trao nhau những lời ca.
Nói về mục đích cuối cùng của buổi triển lãm, họa sĩ Trần Gia Tùng - người vẽ bức tranh “Cự Đà một ngày mưa” - chia sẻ: “Giữa không gian cổ kính của ngôi nhà đã trên 150 tuổi, những bức họa như đẹp hơn và còn ý nghĩa hơn khi người dân đến xem triển lãm với một niềm thích thú pha chút ngạc nhiên. Họ dường như thấy yêu và gìn giữ hơn làng quê của mình. Đó cũng là mong muốn của tôi và nhóm họa sĩ G39 để cùng gìn giữ vẻ đẹp của làng cổ Cự Đà cho thế hệ mai sau”.
Qua đây cũng mong hội họa ngày càng được tiếp cận gần hơn với tầng lớp nhân dân lao động để họ thấy yêu hơn những ngôi nhà cổ, những giá trị truyền thống của làng nghề để cùng nhau bảo tồn và phát triển nét văn hoa truyền thống cũng như giữ gìn những ngôi nhà cổ ở làng Cự Đà và nhiều ngôi làng khác trên đất nước Việt Nam.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25