Tái hiện hình ành đã mất của làng Cự Đà
Vận động sáng tác biểu tượng kiến trúc nơi công cộng | |
Triển lãm ảnh về Hà Nội và Huế của nhiếp ảnh gia người Pháp |
5 năm sau sự kiện trong một năm có khoảng hơn 150 ngôi nhà cổ của làng Cự Đà bị phá đi xây mới (năm 2011), ngày 29/4/2016 tới đây, Gallery 39 sẽ tổ chức buổi triển lãm tranh vẽ về làng Cự Đà với mục đích lưu giữ những gì còn sót lại ở ngôi làng có địa thế "nhất cận thị, nhị cận giang" một thời phồn thịnh bằng hội họa.
Nằm bên bờ sông Nhuệ, cách Trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà được biết đến bởi những ngôi nhà cổ, những đình, chùa cổ… mang kiến trúc đồng bằng Bắc Bộ đặc trưng hay những ngôi nhà theo lối kiến trúc Pháp có tuổi đời hơn 100 năm. Làng Cự Đà cũng nổi tiếng với hai nghề truyền thống còn giữ đến ngày nay là nghề làm miến và nghề làm tương. Nhóm họa sĩ G39 dựa trên những điểm chính này để tái hiện qua tranh vẽ của mình.
Những hình ảnh làng cổ Cự Đà đã mất sẽ được tái hiện trong triển lãm Vẽ trực họa làng Cự Đà. |
Triển lãm có sự tham gia của các họa sĩ: Tào Linh, Trần Gia Tùng, Phạm Trần Quân, Nguyễn Quốc Thắng, Ngô Bình Nhi, Nguyễn Thị Hồng Phương, Lê Thiết Cương, Đức Phạm, Nguyễn Minh Hiếu…và được sử dụng những chất liệu nhanh khô chủ yếu như: bột màu, báo cũ, mực tàu, giấy dó, acrylic… Lối vẽ nhanh, phóng khoáng không cầu kỳ ở chi tiết, bút pháp gợi hơn tả cũng được khai thác tối đa.
Buổi trực họa (vẽ trực tiếp) kết thúc vào buổi sáng, sau đó triển lãm ngay trong ngày với 20 tác phẩm. Điều đặc biệt của triển lãm là chỉ diễn ra trong hai tiếng từ 15h-17h, tại một ngôi nhà hơn 150 năm tuổi (với 5 gian ngói lợp còn giữ lại khá nguyên vẹn) và là triển lãm hội họa dành cho những người dân làng thưởng lãm.
Tranh vẽ sẽ được treo trên những phên phơi miến và băng khai mạc là tấm miến thay vì vải đỏ thông thường. Đây cũng là một cách tôn vinh nghề truyền thống của làng Cự Đà trong hình thức của một triển lãm tranh.
Triển lãm và vẽ trực họa sẽ được diễn ra vào ngày 29/4/2016 tại xóm ngõ Ba Gang, thôn Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03