Lan tỏa lối sống xanh: Biến rác thải trở nên có ích
Nhiều hoạt động đa dạng
Thời gian qua, các mô hình, phong trào tái chế, biến rác thải thành những vật dụng hữu ích đã lan rộng khắp Hà Nội. Bằng những hành động thiết thực, người dân Thủ đô đang chung tay bảo vệ môi trường. Có thể kể đến các mô hình như gấp và sử dụng túi giấy trong kinh doanh thay túi nilon của phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm; mô hình sử dụng đồ tái chế như lốp xe, sắt, gỗ làm đồ chơi, xích đu tại các sân chơi, góc xanh ở phường Ngọc Hà, quận Ba Đình... được nhiều người quan tâm. Đặc biệt nhất, phải kể đến mô hình “Tiết kiệm đồ tái chế trồng cây xanh bảo vệ môi trường” do phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy) phát động.
Mô hình này được triển khai đã đạt nhiều hiệu quả tích cực trên địa bàn phường. Tại ngách 90/3 phố Hoa Bằng (thuộc tổ dân phố số 10, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy), người dân đã chung tay làm 40 chậu hoa, cây cảnh từ đồ tái chế để trang trí dọc 2 dãy nhà.
Trao đổi về điều này, ông Trần Ngọc Thắng, tổ trưởng tổ dân phố số 10 cho biết: “Trong những năm gần đây, nhận thấy vấn đề rác thải ngày càng trở nên nhức nhối, cấp ủy và tổ chức đoàn thể, người dân tổ dân phố 10 đã vận động bà con ủng hộ thùng sơn cũ, cắt tỉa thành chậu hoa, sơn phủ thật đẹp, rồi trồng hoa, cây xanh đặt dọc ngách 90/3”. Sau khi hoàn thiện, nhiều người đi qua đây đều cảm thấy rất thích thú khi những thứ rác thải bỏ đi nay đã có một chức năng mới là làm cho cảnh quan ngõ phố đẹp hơn và góp phần làm cho môi trường trong lành. Đặc biệt là từ những chậu hoa, cây cảnh tái chế này mà ý thức giữ vệ sinh môi trường của người dân tăng lên rõ rệt.
Ngày càng nhiều người tham gia dự án “Đổi giấy lấy cây” |
Bên cạnh đó, dự án “Đổi giấy lấy cây” tại Hà Nội cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Đổi giấy lấy cây là sự kiện hàng tháng được tổ chức bởi dự án vì môi trường Green Life phối hợp với thư viện cộng đồng D Free Book và câu lạc bộ dạy học tình nguyện Ngày mai tươi sáng.
Chỉ với một vài kg giấy, trong đó có thể là giấy photo, vở, sách, tạp chí, thậm chí là cả vỏ hộp sữa giấy đã dùng hết, đều có thể đổi được một chậu cây cảnh tại sự kiện. Bên cạnh đó, vỏ lon bia, nước ngọt, pin hỏng, bình ắc quy, thiết bị điện tử hỏng cũng có thể mang đổi lấy cây. Đều đặn sau mỗi sự kiện, kết quả thu về luôn vượt quá mong đợi. Với ý nghĩa thiết thực nhằm lan tỏa lối sống xanh, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, hoạt động này thu hút được đông đảo sự tham gia từ nhiều lứa tuổi khác nhau.
Được biết, mỗi tháng Green Life thu được hơn 5 tấn giấy qua sự kiện Đổi giấy lấy cây. “Nếu tái chế 5 tấn giấy, chúng ta có thể tiết kiệm được 85 cây xanh, 130 mét khối nước, 1,590 lít dầu và khoảng 20,000KW điện. Chưa kể số truyện được và sách giáo khoa gửi đi cho các điểm trường. Số tiền thu được từ việc bán giấy sẽ dùng để mua thêm cây, còn lại để duy trì các dự án Green Life, thư viện sách cộng đồng D Free Book, Câu lạc bộ dạy học tình nguyện Ngày mai tươi sáng”, anh Chu Văn Thịnh, cộng tác viên dự án Green life chia sẻ.
Hình thành thói quen sống xanh
Đổi giấy lấy cây của dự án vì môi trường Green Life không chỉ góp phần nâng cao giá trị của những sản phẩm đã qua sử dụng, mà còn thay đổi nhận thức của mọi người trong việc hình thành “lối sống xanh”. “Lối sống xanh” đã có từ lâu trong ý thức và thói quen của người dân các nước phát triển trên thế giới. Họ coi việc xây dựng, phát triển nếp sống này là một phần tất yếu của cuộc sống. Ở Việt Nam, “lối sống xanh” đang dần trở thành xu hướng sống hiện đại, văn minh lịch sự.
Tại Hà Nội, những năm gần đây, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và các trường học đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân, học sinh-sinh viên có lối sống lành mạnh, có ý thức bảo vệ và cải tạo môi trường sống. Nhiều người nghĩ rằng, sống xanh là phải sử dụng các sản phẩm organic xa xỉ và chỉ dành cho người có điều kiện. Không hẳn vậy, sống xanh có thể được thể hiện qua những thói quen hàng ngày. Trong sinh hoạt hàng ngày, thay đổi thói quen như hạn chế túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần; không dùng sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã; tắt bớt điện; hạn chế nước… đã có thể giúp cho cuộc sống mình “xanh” hơn.
Cùng hưởng ứng xu hướng sống xanh, anh Nguyễn Văn Thơ - chủ quán Hidden Gem Coffee, quán cà phê làm từ đồ tái chế nổi tiếng tại Hà Nội, chia sẻ: “Khi còn làm hướng dẫn viên du lịch, đa phần đoàn khách nước ngoài tới Việt Nam đều nói với tôi rằng, đất nước Việt Nam rất đẹp, nhưng sao đất nước của bạn nhiều rác thải thế, tại sao người dân có thể sống chung với rác thải nhựa như vậy. Cũng từ đó mà tôi trăn trở về rác thải nhựa, muốn làm điều gì đó có ích hơn cho xã hội”.
Thay vì đi kêu gọi hay tuyên truyền theo phong trào, anh Thơ nghĩ ngay tới việc mở một quán cà phê tái chế, tận dụng mọi vật dụng bỏ đi. Để thực hiện ý tưởng bị rất nhiều người cho rằng “điên rồ” này, anh Thơ đã phải rong ruổi khắp nơi lượm nhặt từ những tiệm đồng nát cho tới những bãi rác để mua, xin về những thứ bỏ đi. Anh bắt đầu sửa chữa những chiếc lốp xe, máy cày cũ, những chiếc cốc được chế tác từ vỏ chai rượu bỏ đi, những chiếc đèn chùm hình chuồn chuồn được làm từ vỏ chai nhựa sơn nhiều màu sắc, tất cả tạo nên một không gian đẹp mắt, độc đáo và vô cùng thú vị... Anh Thơ tâm sự: “Có thể những thông điệp bảo vệ môi trường của tôi chỉ là một điều nhỏ bé trong xã hội, nhưng tôi tin những điều nhỏ bé nhưng ý nghĩa này sẽ lan tỏa rộng rãi hơn nữa.
Từ đó tôi sẽ có thêm nhiều hơn những người bạn đồng hành, cùng có hành động đem về sự thay đổi tích cực cho môi trường hôm nay. Tôi tin rằng, từ những hành động nhỏ bé ấy, dần dần cả cộng đồng sẽ cùng chung tay hình thành lối sống xanh”.
Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49