Làm rõ công tác phổ biến pháp luật
Phúc Thọ tăng cường tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế | |
Nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động |
Công tác tuyên truyền chưa hiệu quả
Theo kết quả giám sát của Ban Pháp chế HĐND Thành phố tại các quận, huyện về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, cơ bản các địa phương đã thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật theo kế hoạch. Nhiều đơn vị đã sử dụng hình thức tuyên truyền thông qua việc xét xử các vụ án lưu động; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh và tuyên truyền lồng ghép cả ở công tác hòa giải tại cơ sở...
Ban Pháp chế HĐND Thành phố giám sát công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Sóc Sơn. |
Điển hình như tại quận Long Biên, trong năm 2017, quận đã tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho 2.047 lượt người ở cấp quận và 89 hội nghị với 17.088 lượt người ở cấp phường. Nhiều hình thức đa dạng, phong phú đã được các cấp chính quyền quận Long Biên áp dụng như: Văn hóa, văn nghệ, hội thảo, tọa đàm, sân khấu, tuyên truyền trực quan… đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
Ông Đỗ Mạnh Hải, Bí thư Quận ủy Long Biên cho biết, quận đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn người dân truy cập vào các địa chỉ thông tin về pháp luật. Cùng với đó, quận đang triển khai cuộc thi tìm hiểu về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, độ 4 trong học sinh, đây là đối tượng giúp lan tỏa việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến một cách nhanh chóng nhất tới từng hộ gia đình.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Pháp chế HĐND Thành phố, dù đã được quan tâm, song công tác này vẫn còn nhiều hạn chế. Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở thuộc các quận, huyện: Hoàng Mai, Ba Đình, Tây Hồ, Gia Lâm, Mê Linh, Hoài Đức… chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, cho rằng đây là nhiệm vụ của ngành tư pháp, nên chưa sát sao kiểm tra, đôn đốc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Từ đó, dẫn đến có tuyên truyền, nhưng chưa sâu rộng đến người dân; hình thức chưa phong phú, chất lượng, hiệu quả chưa đồng đều. Đáng lưu ý, ở một số cơ sở thuộc thị xã Sơn Tây và hai huyện Sóc Sơn, Đan Phượng, nhận thức về pháp luật của người dân còn thấp, trong khi cách thức tuyên truyền, phổ biến chưa hiệu quả, chưa trúng. Một số phường, xã thuộc các quận, huyện: Long Biên, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Sóc Sơn, Ứng Hòa, Đan Phượng, việc đầu tư, sử dụng, khai thác tủ sách pháp luật chưa hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND Thành phố cho rằng, nguyên nhân trên còn do nguồn kinh phí chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nên chất lượng chưa đồng đều.
Đến nay, chưa có quy định về định mức kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở mỗi cấp, nên tùy theo ngân sách mà địa phương bố trí cho công tác này (nơi nhiều là 500 triệu đồng/năm; nơi ít khoảng 200 triệu đồng/năm). Chế độ quy định thù lao cho hòa giải viên, báo cáo viên pháp luật còn thấp, chưa thực sự khuyến khích, phát huy tiềm năng của đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Bà Hồ Xuân Hương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, giai đoạn 2016 - 2017, Sở Tư pháp Hà Nội đã biên soạn, phát hành 275.000 tờ gấp tuyên truyền về thừa phát lại; 10.000 cuốn tài liệu tìm hiểu Luật Công chứng; 11.000 cuốn tìm hiểu về Bộ luật Hình sự năm 2015; 11.000 cuốn tìm hiểu Bộ luật Tố tụng hình sự; 150.000 tờ gấp tìm hiểu Luật Trợ giúp pháp lý, tuyên truyền tới các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và cơ sở. Bên cạnh đó, Sở cũng thường xuyên tổ chức hội nghị giới thiệu, phổ biến pháp luật; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các văn bản pháp luật trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
Bà Hương cho rằng, để công tác phổ biến pháp luật phát huy được hiệu quả, thời gian tới cần quan tâm hơn nữa công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sở Tư pháp sẽ biên soạn, phát tài liệu tìm hiểu pháp luật đến các sở, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, quận, huyện, xã, phường, thị trấn, đồng thời tiếp tục vận hành, khai thác có hiệu quả trang thông tin điện tử tuyên truyền, phổ biến pháp luật của thành phố.
Trao đổi về những vấn đề của địa phương trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho rằng, hiệu quả công tác tuyên truyền phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ báo cáo viên. Vì vậy, ngoài tăng cường tập huấn, cần kiểm tra, giám sát việc chủ động cập nhật kiến thức pháp luật, quy định mới của các cơ quan hành pháp, tư pháp đối với cán bộ và báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
Ở một khía cạnh khác, bà Đinh Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên cho biết, hạ tầng công nghệ thông tin tại quận khá tốt, nên việc truy cập khai thác văn bản pháp luật từ cơ sở dữ liệu quốc gia và thành phố nhanh, hiệu quả hơn so với việc tra cứu tủ sách pháp luật.
Vì thế, thành phố cần xem xét về tính hiệu quả của tủ sách pháp luật, không nên đầu tư, trang bị đại trà. Đối với các quận có hạ tầng công nghệ thông tin tốt, nên bỏ đầu tư tủ sách pháp luật; mà chỉ nên duy trì ở những xã vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, thành phố cũng ban hành tiêu chí xây dựng tủ sách pháp luật điện tử cho phù hợp với xu thế phát triển để các đơn vị triển khai thống nhất.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐND Thành phố, hiện nay, ở một số xã, tủ sách pháp luật chủ yếu để trưng bày, việc cập nhật của người dân rất hạn chế. Việc phát tờ rơi đến các gia đình cũng không mang lại hiệu quả, rất lãng phí, có nơi biến thành “rác”...
Vì vậy Trưởng ban Pháp chế HĐND Thành phố đề nghị, Sở Tư pháp cần nghiên cứu các giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến các đối tượng cho trúng, nên giảm tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh khối phường, nhưng tăng cường tuyên truyền bằng hình thức này ở khối xã, bởi hệ thống truyền thanh ở các xã vẫn phát huy hiệu quả.
Hoàng Phúc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 11:03
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 21:41
Các cơ quan báo chí Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:51
Hà Nội xem xét, thông qua đề án về giao thông thông minh
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:31
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Huy hiệu Đảng tặng đảng viên quận Đống Đa
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 13:51
Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt 95%
Chỉ đạo - Điều hành 30/10/2024 17:21
Hà Nội tháo gỡ vướng mắc dự án chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 30/10/2024 14:07
Hà Nội nâng cấp, mở rộng nền tảng ứng dụng iHanoi
Chỉ đạo - Điều hành 29/10/2024 18:02
Khơi dậy khát vọng cống hiến vì Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại của thanh niên
Chỉ đạo - Điều hành 29/10/2024 18:01