Làm cao… chẳng được đánh giá cao!
“Chảnh” hay chuyên nghiệp?
Người làm nhân sự nào cũng có mong muốn có được những ứng viên tài năng, tuy nhiên tôi biết khá nhiều trường hợp HR buộc phải từ chối ứng viên tài năng nhưng “có thừa sự tự tin”. Tự tin thì tốt chứ sao? Nhưng nếu vì quá tự tin mà bạn chẳng chịu chia sẻ thông tin về mình và yêu cầu phải gặp mặt trực tiếp mới nói thì sẽ gây khó khăn cho NTD trong việc thẩm định ứng viên. Chưa kể khi gặp mặt, nếu nội dung cuộc đối thoại chỉ xoay quanh việc bạn tài năng và kinh nghiệm thế nào nhiều hơn việc bạn quan tâm xem công ty đó cần gì và mình đóng góp được gì thì trong mắt nhà tuyển dung, “bạn chỉ xem đây là cuộc dạo chơi hoặc đang kiểm tra giá trị thị trường của mình mà thôi”.
Tôi cũng biết nhiều trường hợp đã phỏng vấn thành công nhưng giai đoạn “thương thảo hợp đồng” lại bất thành. Ứng viên biết công ty cần người nên cứ liên tục thay đổi ý định hoặc quá chú trọng “mặc cả” từng chi tiết nhỏ nhất trong thoả thuận làm việc. Theo chia sẻ của nhiều chuyên viên nhân sự, sau vào lần “hẹn hò” bất thành họ sẽ gác CV của bạn sang bên để nhường chỗ cho những ứng viên năng lực có thể kém hơn chút nhưng có sự nhiệt tình đối với công việc ứng tuyển hơn bạn.
Làm cao sao cho vừa
Bạn giỏi, bạn có quyền tự tin về năng lực và kinh nghiệm của mình nhưng điều đó chỉ có giá trị với nhà tuyển dụng khi họ nhìn thấy tài năng của bạn gắn liền với những giá trị bạn có thể tạo ra cho công ty. Vì thế hãy phân định rõ ranh giới giữa sự chuyên nghiệp và thái độ làm cao để tránh bị “mất điểm” một cách đáng tiếc.
Là nhân sự cấp cao, bạn nên cân nhắc trước những cuộc hẹn, chỉ gặp gỡ NTD khi thật sự nghiêm túc nghĩ về cơ hội mới và có mong muốn đóng góp thực sự. Một khi đã nghiêm túc thì hãy cung cấp đầy đủ những thông tin chuyên nghiệp nhất về mình và đừng quên tìm hiểu kĩ những kỳ vọng của công ty về ứng viên tiềm năng cũng như ưu điểm bạn có thể đáp ứng cho họ.
Ngoài việc nhiệt tình tìm hiểu kỹ càng, mong muốn gắn kết thể hiện qua sự thông cảm và hỗ trợ lẫn nhau sẽ là tiền đề cho một cuộc “hôn nhân gắn bó lâu dài”. Và cho dù cơ hội chưa phù hợp thì cách hành xử chuyên nghiệp và thiện cảm sẽ luôn giúp bạn có được những mối quan hệ tốt với NTD và mở ra những cơ hội khác trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực
Việc làm 10/12/2024 16:25
11 tháng năm 2024, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 213.000 lao động
Infographic 08/12/2024 11:25