Đào tạo nghề ở nông thôn: 80% học viên tìm được việc làm phù hợp
Những năm gần đây, trên khắp các địa phương trong cả nước, việc thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng diễn ra ngày một nhiều. Theo số liệu từ các ban ngành, nhằm phục vụ cho CNH, HĐH đất nước, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 70 nghìn ha đất nông nghiệp bị thu hồi. Sau khi bị thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chỉ có khoảng 80% số nông dân có được việc làm, khoảng 20% còn lại chưa có hoặc không có việc làm ổn định. Vì thế thu nhập của các hộ nông dân thuộc diện này bị suy giảm mạnh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ người dân vay vốn chưa gắn chặt với hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề… nên khả năng ứng biến của người dân với những ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh hay những rủi ro trong cuộc sống còn hạn chế. Bên cạnh đó, do kinh tế suy thoái, cũng như sự đòi hỏi ngày một cao buộc người lao động phải có kỹ thuật, vì thế dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn có xu hướng tăng cao.
Từ thực tế hiện nay, cùng với việc thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi để tăng năng suất, tăng hiệu quả vật nuôi, cây trồng đã được nông dân áp dụng rộng rãi. Từ cuối năm 2009 Chính phủ đã ban hành Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với những mục tiêu cụ thể như: Giai đoạn 2011-2015 sẽ đào tạo hơn 5 triệu lao động, giai đoạn 2016-2020 sẽ đào tạo nghề cho trên 6 triệu lao động. Đồng thời chú trọng hướng nghiệp và đầu tư lao động có tay nghề. Đề án đã tác động mạnh đến phong trào xây dựng NTM, góp phần tạo ra các mô hình sản xuất hiệu quả, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập và đời sống của người nông dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền nông nghiệp, xây dựng NTM theo hướng hiện đại, bền vững.
Từ đề án của Chính phủ các địa phương đã làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hàng năm mở các lớp hướng dẫn về trồng cây cảnh, đan lát mỹ nghệ, nấu ăn, tin học… và 80% học viên sau khi học các lớp đào tạo đã tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05