Ký ức về những chiếc bánh chưng
Nồng nàn hương vị bánh chưng ngày Tết | |
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết Nguyên Đán | |
Trẻ nhỏ Thủ đô thích thú trải nghiệm gói bánh chưng |
Học sinh tham gia gói bánh chưng tại trường tiểu học Văn Chương. Ảnh: Trang Thu |
Ngày đó không phải gia đình nào cũng dư dả để mà mua sắm Tết như bây giờ, nhưng cái mà không thể thiếu trong mỗi gia đình luôn là những nồi bánh chưng trong ngày Tết.
Cứ đến những ngày ông công ông táo hàng năm, ngoài sự háo hức với không khí chuẩn bị Tết trong gia đình, đám trẻ thường mong chờ đến Tết để được cùng cả nhà tham gia gói bánh chưng.
Ngay từ những ngày 23, 24 tết, các gia đình thời đó đã phải chuẩn bị các nguyên liệu cho nồi bánh chưng. Lá rong phải mua sớm để chọn được nhiều lá đẹp. Gạo nếp, đậu xanh cũng phải chuẩn bị từ trước đó cả tháng. Riêng củi, gỗ và chấu để luộc bánh thì nhiều nhà phải gom lại từ mấy tháng trước.
Đến những ngày cận Tết, trong khi người lớn lo chuẩn bị những nguyên liệu để gói bánh như: Thịt, gạo, đỗ, lá rong thì bọn trẻ lại thường giành nhau công việc rửa lá rong. Tưởng công việc nhẹ nhàng nhưng không phải. Rửa lá rong thì phải rửa cả hai mặt, xong phải được tráng bằng nước sạch, nếu để lá bẩn thì lúc gói sẽ làm bánh nhanh bị hỏng. Chính vì vậy, đám trẻ luôn được bố mẹ dặn dò phải rửa lá cẩn thận. Lá rửa xong phải để ráo nước, trước khi gói còn phải lấy khăn sạch để lau khô, và tất nhiên những việc này luôn là phần việc của đám trẻ con phải phụ trách.
Qua phần rửa lá đến lúc ngâm đỗ, vo gạo cũng là một trong những trò mà tụi trẻ thích làm. Chúng thích chủ yếu bởi cảm giác vừa xoa tay trong rổ đỗ, vừa ngửi mùi thơm của đỗ, của gạo, vừa được nghịch nước mà thôi.
Nhưng có lẽ điều mà nhiều đứa trẻ nhớ nhất phải là lúc gói bánh chưng. Thông thường các gia đình sẽ tiến hành gói bánh từ ngày 27-28 Tết. Gói sớm thì không có thời gian, gói muộn thì gần Tết cũng nhiều việc. Thế nên, cứ đến ngày gói bánh, mặc cho người lớn làm như thế nào cũng kệ. Đến lúc đấy, mỗi đứa tự tìm cho mình một góc chiếu để ngồi, tự chọn lá dong, tự tay lau khô lá để chuẩn bị làm cho mình 1 vài cái bánh.
Công đoạn gói thì cứ nhìn theo người lớn mà làm theo. Cũng lấy gạo, cũng bốc đỗ nhưng thường bánh sẽ không có nhân thịt đi kèm. Nhìn thì tưởng dễ, tuy nhiên đến lúc gói bánh lại thì không hề đơn giản, bởi tay trẻ con không thể gói chặt được như người lớn nên đến lúc buộc lạt vào, cái bánh không xiên xẹo thì cũng vẹo vọ.
Để bánh không bị vỡ khi luộc, mỗi cái bánh phải dùng đến mấy lớp lá dong phủ bên ngoài mới giữ được hình dáng hơi vuông vuông. Gói đã vậy, đến lúc luộc những cái bánh chưng nhỏ đó phải được xếp vào sau cùng, bởi nếu không, chỉ qua 1 lần đổ thêm nước luộc bánh là bánh sẽ bị nát.
Luộc bánh có lẽ là thời gian vui nhất trong ngày, ngồi bên bếp củi đỏ lửa, người lớn thì chơi tam cúc hoặc tú lơ khơ để chờ luộc bánh, còn bọn trẻ chỉ nhanh chóng kiếm vài củ khoai hoặc mấy bắp ngô để nướng bên cạnh nồi bánh chưng. Khi ngô, khoai chín, ăn xong mồm đứa nào cũng vừa đen vừa bẩn. Nhưng cũng chỉ thức được một lúc rồi cũng đến giờ phải đi ngủ.
Sáng dậy, việc đầu tiên khi bước chân khỏi giường là phải chạy ra xem những cái bánh của mình thế nào, luộc có bị nát hay không, rồi mới đi đánh răng rửa mặt được. Lúc vớt bánh, đứa nào cũng háo hức, chờ đón thành quả mà mình đã vất vả để làm ra.
Không chờ ép bánh như mọi người, đứa nào có bánh đều bóc ra để thưởng thức ngay dù còn rất nóng. Mặc dù hương vị của nó chẳng hề ngon như đám trẻ vẫn tưởng tượng, nhưng với việc tự tay làm và thưởng thức những chiếc bánh đó luôn là cảm giác rất khó quên.
Tết xưa là vậy, Tết giờ đây thì đã khác. Giờ đây đám trẻ cũng chẳng được trải qua những công việc gia đình mỗi khi Tết đến. Bởi mọi thứ giờ đã có sẵn, từ hoa quả, bánh trái, thậm chí bánh chưng cũng được vận chuyển đến tận nhà, miễn là có tiền để mua.
Tết đến, giờ thì đám trẻ chỉ chăm chăm xem liệu Tết này sẽ được bao nhiêu tiền mừng tuổi, được đi đâu chơi, được mua thứ gì, chứ chẳng mấy đứa còn được hưởng cái không khí ngày Tết nữa.
Riêng việc gói bánh chưng, với đám trẻ giờ cũng là điều gì đó rất lạ. Có lẽ, nếu không có hoạt động gói bánh chưng tại các trường học trong vài năm gần đây thì chắc nhiều đứa trẻ cũng chẳng biết việc gói bánh là như thế nào. Phải chăng giờ đám trẻ ngày nay đã không được hưởng cái không khí Tết theo đúng nghĩa của nó nữa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01