“Lá chắn thép” nơi biên cương

Có đi đến những vùng đất biên giới xa xôi mới thấy hết được mồ hôi công sức, máu xương của ông cha để lại trong suốt hàng nghìn năm dựng và giữ nước. Ở những vùng đất biên thùy ấy, những người lính biên phòng luôn sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ những tấc đất, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Họ chính là “lá chắn thép” giữ vững an ninh trật tự, là chỗ dựa vững vàng của đồng bào miền biên ải.
tin nhap 20180717101603 Thắt chặt tình quân dân vùng giáp biên
tin nhap 20180717101603 Những người lính “5 cùng” với người dân

Đấu tranh chống tội phạm

Trong những ngày công tác dọc biên giới tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh tôi đã ghi lại được không ít câu chuyện cảm động về những chiến sỹ biên phòng. Trên những vùng đất này, người lính quân hàm xanh luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, mưu trí, dũng cảm, vượt mọi khó khăn gian khổ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nhắc chuyện đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, đồng chí Đỗ Đức Hiệu, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) cho biết: Đồn Biên phòng Chi Ma có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ hơn 16km đường biên giới quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc. Khu vực biên giới do đơn vị phụ trách gồm 3 xã: Tú Mịch, Yên Khoái và Mẫu Sơn với 7 bản giáp biên.

tin nhap 20180717101603
Các chiến sỹ biên phòng tuần tra, bảo vệ chủ quyền biên cương

Đây là khu vực vùng sâu vùng xa, địa hình hiểm trở của huyện Lộc Bình. Đường đến các mốc giới chủ yếu là đi bộ, luồn rừng, trèo đèo, lội suối. “Những hôm nắng ráo, việc đi lại đỡ vất vả, song vẫn mất cả ngày trời. Vất vả, nguy hiểm là vậy, nhưng cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị vẫn ngày đêm bám chắc địa bàn. Với chúng tôi, đây là niềm vinh dự, tự hào khi được đóng góp sức mình vì sự bình yên trên tuyến biên giới” - Chính trị viên Đỗ Đức Hiệu chia sẻ.

Theo tìm hiểu, cửa khẩu Chi Ma tuy không được biết đến nhiều như Tân Thanh hay Hữu Nghị. Song nơi đây vẫn là tâm điểm trong những cuộc chiến đấu với hàng lậu, qua đường tiểu ngạch hai bên cánh gà. Trong sáu tháng đầu năm 2018, trên địa bàn nổi lên một số hoạt động của tội phạm và các loại đối tượng như: Mua bán vận chuyển pháo, buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu gia cầm... Tình hình an ninh trật tự nông thôn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp như tranh chấp đất đai, đồi rừng...

Với quyết tâm chiến đấu, nhằm xóa bỏ tệ nạn, góp phần giữ vững an ninh trật tự nơi biên giới, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Chi Ma luôn tích cực, chủ động nắm tình hình, quản lý biên giới, tích cực đấu tranh với các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn. Cụ thể, đơn vị đã phát hiện, bắt giữ xử lý 169 vụ nhập lậu gia cầm, thuốc bắc, quần áo...; xử phạt hành chính 79 vụ/ 145 đối tượng, xử phạt 401.600.000 đồng. Tiến hành bắt giữ, xử lý hình sự 16 vụ/ 23 đối tượng, tang vật 695,354g heroin, 3157,944g Methampheramine, 1.237 kg pháo nổ các loại... Góp phần quan trọng vào giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên tuyến biên giới của tỉnh Lạng Sơn.

Đó là tuyến biên giới đất liền, ở tuyến biển, công cuộc giữ gìn an ninh trật tự cũng không kém phần cam go. Theo chân những chiến sỹ Hải đội 2 (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh), chúng tôi có cái nhìn chân thực thêm về cuộc sống, công việc của những người lính đang ngày đêm giữ bình yên vùng biển đảo quê hương. Gặp các cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 vừa trở về sau một tuần lênh đênh trên biển, chống chọi với sóng gió biển khơi, chúng tôi cảm nhận được những gian lao, vất vả và cả những hiểm nguy mà các anh phải đối mặt trong những hải trình thực hiện nhiệm vụ.

Theo tìm hiểu, trong thời gian qua, tình trạng xâm phạm chủ quyền vùng biển đánh bắt trộm hải sản của các tàu thuyền nước ngoài ngày càng diễn biến phức tạp. Nạn buôn lậu, gian lận thương mại trên biển cũng “nóng” với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát…

Để đấu tranh với các loại tội phạm trên, giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền an ninh tuyến biển, các chiến sỹ thuộc Hải đội 2 thường xuyên tổ chức tuần tra, vây bắt, xử lý hàng trăm vụ buôn bán, vận chuyển ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại. Trực tiếp phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động vi phạm Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới theo chức năng, thẩm quyền. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, đơn vị đã bắt giữ tổng số 62 vụ/ 71 phương tiện/215 đối tượng vi phạm pháp luật, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 61 vụ/69 phương tiện/211 đối tượng và thu về 427.950.000 đồng. Tịch thu và tiêu hủy hàng phát mại thu về cho ngân sách Nhà nước 489.260.000 đồng,...

Vững vàng trên vùng biên ải

Với phương châm “ba bám, bốn cùng” là bám đơn vị, bám địa bàn, bám nhân dân và cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào… các chiến sĩ biên phòng luôn tích cực tham gia có hiệu quả các chương trình bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn. Những việc làm này đã trực tiếp góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp về người chiến sĩ biên phòng. Câu chuyện bất chấp hiểm nguy, xả thân cứu tính mạng và tài sản của nhân dân của Đại úy Nguyễn Ngọc Dương (Hải đội phó Hải đội 2) là một ví dụ.

Nghe kể, khoảng tháng 10/2017, khi nhận được tin báo có phương tiện cùng 3 thuyền viên đang bị hỏng máy, trôi dạt trên vùng biển phía Đông đảo Phượng Hoàng (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh), nhận được nhiệm vụ từ Đảng ủy, Ban chỉ huy đơn vị, Đại úy Nguyễn Ngọc Dương đã không quản ngại hiểm nguy, ngay lập tức trực tiếp chỉ huy đội tìm kiếm cứu nạn lập tức cơ động ra phối hợp với lực lượng của đồn biên phòng Ngọc Vừng thực hiện công tác cứu nạn.

Trong điều kiện thời tiết vô cùng nguy hiểm, sóng to, gió lớn cấp 9, cấp 10, các lực lượng khác không thể tiếp cận tìm kiếm, cứu hộ. Với quãng thời gian vỏn vẹn 1 giờ đồng hồ, các chiến sĩ của Hải đội 2 đã tìm thấy tàu QN-0390TS. “Khi đó tàu đang trong tình trạng hỏng máy, trôi dạt, nước tràn vào khoang gây nguy cơ bị sóng đánh chìm. Tâm lý của các thuyền viên lúc đó đang hoang mang tột độ” - Đại úy Nguyễn Ngọc Dương thuật lại.

Trước yêu cầu cứu nạn cấp bách, Đại úy Dương đã mưu trí, thể hiện bản lĩnh của một người lính Cụ Hồ dày dạn kinh nghiệm biển khơi. Anh cùng chiến sỹ trong đơn vị xuống xuồng cơ động tiếp cận, đưa người lên tàu bị nạn, thực hiện các biện pháp cứu nạn, tát nước chống chìm cho tàu, hỗ trợ sửa chữa máy, trấn an tinh thần cho các thuyền viên. Sau khi đã đảm bảo được sức sống của phương tiện bị nạn và sự an toàn của các thuyền viên, anh tiếp tục cho tiến hành các thao tác làm dây để lai dắt phương tiện. Đến10 giờ cùng ngày, con tàu gặp nạn đã lai dắt được về đến cảng Cống Yên, Ngọc Vừng an toàn cả về con người, phương tiện.

Nhắc đến những kỷ niệm trên vùng biên ải của mình, Thượng úy Sầm Văn Khoa, Đội trưởng đội Trinh sát, Đồn Biên phòng Tân Thanh (Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn) cho biết, vào khoảng tháng 7/2016, khi đó bão đổ về thôn Bản Đuốc, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng. Gần 10 giờ đêm, sau khi nhận được tin báo từ người dân địa phương, Thượng úy Khoa đã cùng 5 đồng chí đang trực tại đơn vị cấp tốc lên đường. Chặng đường từ đơn vị đến Bản Đuốc dài hơn 6km, quanh co, nhiều dốc, phải đi qua mấy ngầm suối vô cùng nguy hiểm.

Nhưng với các anh, những hiểm nguy đó không quá quan trọng, nỗi lo lớn nhất của những chiến sỹ khi ấy là sức khỏe, tính mạng bà con người Nùng trong bản. “Trận mưa lớn kèm dông lốc hôm đó đã làm hư hại, tốc mái rất nhiều nhà trong thôn. Khi chúng tôi tới nơi, cảnh tượng vô cùng tan hoang, bà con ai nấy hốt hoảng. Để linh hoạt xử trí, 3 người trong nhóm ở lại giúp bà con di dời sang chỗ an toàn, 3 người khác đưa người bị thương tới Trung tâm y tế xã Tân Thanh chữa trị. Sáng hôm sau, anh em trong đơn vị đã huy động tối đa lực lượng giúp bà con dựng, sửa, lợp lại mái nhà” – Thượng úy Khoa kể.

Những câu chuyện của Đại úy Nguyễn Ngọc Dương hay Thượng úy Sầm Văn Khoa, chỉ là số ít trong hàng trăm, hàng ngàn việc tốt thầm lặng mà các chiến sỹ biên phòng trên dải đất phên dậu đang từng ngày thực hiện. Có đến với họ, đến với những người lính biên phòng mới thấu hết những khó khăn vất vả và những hi sinh thầm lặng của các anh. Vững tay súng, vững niềm tin để bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc, đó là sứ mệnh cao cả của người lính biên phòng đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Những người lính mang quân hàm xanh tựa như “lá chắn thép” vững chãi, giúp đương đầu với bao sóng gió nơi biên cương.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động