Ký ức tuổi thơ tròn tựa trăng rằm

LĐTĐ - Điều khiến tôi nuối tiếc nhất là những ngày tháng đó đã quá nhút nhát nên không tận hưởng hết những ngày hè sôi nổi ấy.

Tôi nhớ từng đọc được ở đâu đó rằng khi người ta còn nhớ về ký ức tuổi thơ, tức là người ta đang sống tốt đẹp. Những ngày cuối năm luôn là những ngày bận rộn, tôi mệt mỏi tới mức chỉ cần đặt lưng xuống giường là có thể ngủ thiếp. Ấy vậy mà không hiểu tại sao, những đêm cuối cùng của năm cũ, tôi cứ thao thức hoài và nghĩ về những ký ức tuổi thơ. Mùa này ở quê nhà, không biết trời đã trở lạnh chưa. Bao nhiêu mùa đông đã qua rồi, tôi và cậu em trai sinh đôi đã rời con phố nhỏ để nối dài ước mơ nơi phương trời mới.

Thị trấn dấu yêu chỉ còn trong niềm nhớ. Nơi đó, vào mỗi mùa đông, trước trường tiểu học, những bà bán hàng rong vẫn ngồi đó quạt ngô để bán cho các anh chị đang học trong trung tâm ngoại ngữ. Mùi ngô nướng thơm lừng tan tỏa suốt con đường từ trường nối dài ra chợ Giắt. Trong ánh lửa bập bùng giữa những ngày đông, tôi thường trốn mẹ chạy qua phía bên kia đường, ngồi bên bà bán hàng rong xa lạ huyên thuyên kể chuyện, xin bà ủ ấm đôi bàn tay và chờ cho đến khi học sinh tan trường về hết. Hình ảnh người phụ nữ với chiếc nón lụp xụp với gánh hàng trên vai lặng lẽ thu dọn “đồ đạc” rồi lặng lẽ bước đi trong những đêm mùa đông ẩm ướt đã ám ảnh tôi suốt những năm tháng ấu thơ.

tuoitho31-4346-1388799470.jpg

Ảnh: VnExpress.

Khi những cơn gió mùa đông bắc tràn về, mẹ thường lục tung ngăn tủ, chọn cho chúng tôi những chiếc áo len ấm nhất để mặc. Có những chiếc áo đã chật, đã rách nách, mẹ đem khâu lại rồi tặng cho những đứa trẻ khác. Những bộ quần áo mùa hè cũ rích của hai chị em, mẹ thường nhét vào một tấm vải lớn rồi khâu thành gối. Có lần không hiểu thế nào mà chiếc gối bật tung tóe, quần áo rơi tràn lan ra trên giường. Tôi tròn xoe mắt nhìn, đưa tay ra vuốt chúng thật phẳng phiu rồi đem áp vào ngực mình, tủm tỉm cười thích thú. Tôi bảo mẹ khâu lại chiếc gối và nâng niu nó như báu vật của mình.

Sau này khi gia đình có điều kiện hơn một chút, mẹ đã mua cho chị em chúng tôi những chiếc gối hoa đẹp hơn, ruột của nó cũng mềm hơn nhưng chiếc gối cũ với “bộ ruột” chất đầy những ngày tháng cũ của hai chị em vẫn luôn là chiếc gối mà tôi yêu thích nhất cho đến tận bây giờ. Đôi khi tôi vẫn thường nằm vắt tay lên trán và tự hỏi không biết giữa cuộc sống giàu sang bây giờ, có bà mẹ nào còn cần mẫn ngồi gom những bộ quần áo nát nhàu, cũ rích của những đứa con mình để khâu lại thành chiếc gối như thuở nào mẹ đã từng làm như thế cho chị em tôi?

Hôm qua trong lúc ngồi tìm những hình ảnh để giới thiệu về phong cảnh Việt Nam cho bạn bè Đức, hình ảnh cậu bé ngồi trên lưng trâu lại đưa tôi trở về với miền ký ức ngọt ngào xa thăm thẳm. Dễ cũng đến hai mươi năm rồi. Ngày đó vào mỗi dịp hè, bố mẹ thường gửi hai chị em tôi về quê nội, nơi mà những đứa trẻ lúc nào cũng chân lấm tay bùn. Tôi vẫn thường theo chúng ra những cánh đồng, lặng lẽ nhìn những đàn bò thong dong gặm cỏ và đám vịt con nằm rỉa lông trên bờ rồi tự hỏi, nếu bố không lấy mẹ, nếu nhà mình không chuyển ra thị trấn, có khi nào chị em tôi cũng đang lẫn trong đám trẻ này không?

tuoitho4-2400-1388799471.jpg

Ảnh: VnExpress.

Bố vẫn thường kể cho chúng tôi nghe về những ngày đi chăn bò cùng các bạn, lần nào cũng cởi truồng nhảy xuống tắm sông. Có lúc bị đám bạn trên bờ đem quần áo đi giấu tiệt, thế là phải long nhong trần trụi với đám bò về nhà. Tôi nhớ cả những lần anh họ tôi bị bạn bè xui nếu nhảy xuống sông trong dòng nước đục ngầu, lặn một lúc rồi mở mắt ra thì sẽ nhìn thấy… bác Hồ ở đó, anh tin thật và cũng làm theo. Bác Hồ ở đâu chẳng thấy, nhưng đôi mắt thì đỏ hoe. Ký ức đó đã theo bố, theo anh suốt những tháng năm dài đằng đẵng.

Đến bây giờ, điều khiến tôi nuối tiếc nhất là những ngày tháng đó đã quá nhút nhát nên không tận hưởng hết những ngày hè sôi nổi ấy, không dám cưỡi trên lưng trâu, không dám lùa vịt mà chỉ biết đi theo lặng lẽ nhìn. Hè vừa rồi, khi bố mẹ chở tôi về quê và đưa tôi ra mộ thắp hương cho ông, nhìn những đứa trẻ chăn bò trong nghĩa trang xã, tôi lại nhớ những ngày tháng cũ diết da. Chúng nhìn tôi rất lâu, còn tôi cứ bần thần suốt cả đoạn đường về nhà. Không biết đến bao giờ chúng mới có thể thoát khỏi những đói nghèo và tôi tự hỏi không biết bao nhiêu những tiến sỹ, kỹ sư bây giờ đã là những con người từng đi chăn bò một thời năm đó? Có thể những đứa trẻ đang ngồi tránh nắng bên cạnh ngôi mộ được xây bằng đá kia đang ao ước được như tôi, nhưng có một điều tôi biết: "Tuổi thơ của chúng là những ngày rất tuyệt".

Có lẽ, ký ức tuổi thơ in đậm nhất trong tôi cho đến tận bây giờ có lẽ vẫn là những đêm trăng rằm ở xóm Mới (mà bây giờ là phố Tân Sơn) cùng lũ bạn hàng xóm xếp thánh những đoàn tàu đi dọc suốt cả con đường, vừa đi vừa nghêu ngao hát: “Một đoàn tàu. Nhỏ tí xíu. Bước mau mau. Người đi đầu là chú lái tàu” hay “Dungdăng dung dẻ.Dắt trẻ đi chơi. Đến ngõ nhà Trời. Lạy Cậu lạy Mợ. Cho chó về quê. Cho dê đi học. Cho cóc ở nhà. Cho gà bới bếp”. Bao nhiêu bài đồng dao chúng tôi đã cùng hát trong những đêm trăng rằm tôi đã không còn nhớ nữa, nhưng ký ức về đoàn tàu, về những trò chơi rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, nu na nu nống, bịt mắt bắt dê gắn liền với những bài hát mà chúng tôi đã hát suốt những tháng ngày bên nhau vẫn luôn làm tôi nhớ mãi.

Nhớ những đêm trăng, lũ con gái chúng tôi ngồi ngắm chị Hằng, thằng Cuội rồi ngêu ngao: “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa. Thả trâu ăn lúa…gọi cha ời ời. Cha còn cắt cỏ trên đồi. Mẹ thì cưỡi ngựa đi mời quan viên”. Đám con trai thấy vậy cũng xúm lại chạy ra hát: “Ông trẳng, ông trăng. Xuống chơi ông chánh. Ông chánh cho mõ. Xuống chơi nồi chõ. Nồi chõ cho vung…”. Bao nhiêu đêm trăng đã qua, chúng tôi lớn lên với những bài đồng dao hát mãi mà trăng không bao giờ tàn. Chẳng biết bây giờ trong đám bạn cũ ấy ngày xưa, có đứa nào từng nhớ về những tháng ngày tuổi thơ đầy thân thuộc?

Còn tôi, đêm nay lại mỉm cười. Thao thức…

Từ blogger Hoàng Yến Anh

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động