Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia: Thi chung, thử thách riêng
Năm nay, học sinh cả nước sẽ tham gia một kì thi quốc chung đầu tiên gồm thi nghiệp THPT và thi tuyển vào ĐH, CĐ với nhiều quy định thi tuyển mới, theo hướng tiến bộ cả về thủ tục và chất lượng kỳ thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay sẽ được tiến hành như sau:
Thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi, trong đó đăng ký rõ các môn dự thi. Ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ là môn bắt buộc, còn lại tùy theo mục đích xét tốt nghiệp và xét vào Đại học mà thí sinh chọn thêm 1 hoặc một số môn khác theo quy định của Bộ GD & ĐT.
Các thí sinh sẽ phải đăng ký cụm thi gồm cụm thi liên tỉnh do các trường Đại học đứng ra chủ trì và cụm thi do địa phương tổ chức. Cụm thi liên tỉnh dành cho các thí sinh vừa muốn xét tốt nghiệp, vừa muốn xét tuyền vào Đại học. Số này khoảng 300 trường. Cụm thi địa phương dành cho các thí sinh muốn xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, có khoảng hơn 100 trường Đại học hiện nay chấp nhận xét tuyển cả những thí sinh thi ở cụm địa phương. Đây thường là những trường lấy điểm đầu vào thấp trong những năm trước.
Sau khi đăng ký xong, các thí sinh sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Nếu đỗ tốt nghiệp, thí sinh có nguyện vọng sẽ bắt đầu nộp hồ sơ vào các trường ĐH, CĐ. Có 4 đợt xét tuyển cho thí sinh nộp hồ sơ đúng với quy định của Bộ GD & ĐT.
Liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, một hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia đang được xây dựng, hoạt động trên Internet. Ở đó, các trường sẽ cập nhật dữ liệu đăng ký xét tuyển vào trường mình. 3 ngày/lần, các trường sẽ công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của trường danh sách các thí sinh đã đăng ký vào trường, xét theo kết quả thi từ cao xuống thấp. Qua đó, thí sinh có thể biết mình đang đứng ở thứ tự nào và có cơ hội đỗ hay không. Nếu không có cơ hội đỗ, thí sinh có thể rút hồ sơ để đăng ký vào trường khác có cơ hội cao hơn.
Theo đánh giá của nhiều nhà quản lý giáo dục, đây được coi là một bước đổi mới trong lộ trình cải cách giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, đó cũng là thử thách dành cho ngành giáo dục, mỗi địa phương, trường THPT, trường ĐH - CĐ, các thầy cô, gia đình và học sinh.
Chia sẻ trong chương trình Sự kiện & Bình luận tuần này, hai khách mời - PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh và PSG.TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền đều đưa ra quan điểm ủng hộ chính sách tổ chức một kỳ thi quốc gia chung của Bộ GD & ĐT.
Trong đó, với vai trò là nơi sẽ tiếp nhận các thí sau kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, ông Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền cho biết: "Đây là một kỳ thi lớn, diễn ra trên quy mô cả nước nên cần một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Người chịu trách nhiệm trong việc này chính là Bộ GD & ĐT. Ở vai trò là người chỉ huy, Bộ phải đưa ra tất cả các phương án, kể cả những phương án xấu nhất để có biện pháp giải quyết khi xảy ra.
Bên cạnh đó, với tư cách là một trường Đại học, chúng tôi hy vọng kỳ thi này sẽ diễn ra nghiêm túc để có thể dựa vào kết quả đó tuyển sinh. Do vậy, chúng tôi cũng kiến nghị Bộ phải làm tốt công tác thanh tra tuyển sinh. Bởi chỉ có như vậy mới đảm bảo tất cả cuộc thi diễn ra công bằng, không có sự lỏng lẻo".
Theo đó, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cũng đưa ra một số phân tích về mặt hạn chế của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
"Kinh nghiệm trong các kỳ thi trước đây cho thấy, khi tổ chức hai kỳ thi khác nhau là kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng thì kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ dễ dàng hơn, do đó gặp phải nhiều tiêu cực hơn so với kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Nhiều người hy vọng việc gộp hai kỳ thi làm một sẽ giúp sự nghiêm túc trong các kỳ thi được tăng lên.
Tuy nhiên, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia lần này phân biệt hai cụm thi khác nhau là cụm thi liên tỉnh và thi địa phương. Điều đó cũng gây ra những nghi vấn về việc tiêu cực trong thi cử có thể một lần nữa xảy ra. Một kỳ thi liên tỉnh do trường Đại học phụ trách và một kỳ thi địa phương do Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với trường Đại học phụ trách. Người ta dễ dàng liên tưởng rằng kỳ thi ở tỉnh sẽ có sự thoải mái hơn.
Tại sao không tổ chức một kỳ thi duy nhất do các trường Đại học phụ trách? Phải chăng do các trường Đại học không có đủ điều kiện để thực hiện? Tôi cho rằng với hơn 500 trường Đại học, chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đó", PGS Văn Như Cương khẳng định.
Song song với đó, ở thời điểm này, hai nhà quản lý giáo dục cũng đưa ra một số quan ngại về việc học lệch có thể sẽ xảy ra. Theo PGS Văn Như Cương, điều đó nhất định sẽ xảy ra nếu sự quản lý của trường về việc dạy và học không chặt chẽ.
Chỉ còn vài tháng nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ diễn ra. Cần phải làm gì để có một kỳ thi quốc gia chung đầu tiên thành công? Đây là câu hỏi đang được đông đảo dư luận quan tâm hiện nay.
Theo VOV
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Đề án Hà Nội 24/12/2024 07:40
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53