Ký sự biên cương: Chắp cánh, ươm mầm những ước mơ vùng biên (Kỳ 2)
Ấm tình biên cương | |
“Lá chắn thép” nơi biên cương |
Nhân lên những niềm vui đến trường
Những ngày cuối tháng 2, trong tiết se lạnh của vùng rẻo cao nơi địa đầu Tổ Quốc, theo chân các chiến sĩ BĐBP chúng tôi hiểu thêm về cuộc sống khó khăn của bà con nơi đây. Hà Giang là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Những năm trước đây, không ít học sinh nơi đây phải gác lại con đường học hành để theo gia đình lên nương, rẫy mưu sinh. Trong khi đó, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thường có tâm lý mặc cảm, tự ti với bạn bè, chỉ một biến cố nhỏ là các em bỏ học để giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Việc vận động các em đến trường không chỉ đòi hỏi các chiến sĩ biên phòng phải kiên trì động viên, thuyết phục, mà cần sự hỗ trợ vật chất để các gia đình giảm bớt khó khăn, an tâm cho con em đến trường.
Thiếu tá Đinh Tiến Thước - cán bộ Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Xín Mần đưa chúng tôi xuống trường PTDT nội trú xã Xín Mần vào cuối giờ trưa, khi những vệt nắng trải dài trên sân trường, trên những nương ruộng bậc thang. Trên đường đi, Thiếu tá Thước chia sẻ về những khó khăn trong cuộc sống mà bà con dân bản nơi đây đang ngày ngày phải trải qua.
Bằng những việc làm ý nghĩa đó góp phần tô thắm hình ảnh đẹp về những chiến sĩ biên phòng nơi biên giới. |
Trong những năm công tác tại đồn, chứng kiến cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của người dân, những người lính như Thiếu tá Thước đều có những trăn trở riêng trong lòng. Trong câu chuyện của mình, anh nhắc tới em Vàng Xuân Bình (học sinh lớp 9, Trường THCS xã Xín Mần, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) là một trong những hoàn cảnh điển hình. Bố mất sớm, mẹ bỏ nhà đi, Bình từ nhỏ đã thiếu thốn sự chăm sóc của gia đình. Trong hoàn cảnh khó khăn, không thể đến lớp thường xuyên, Bình vẫn luôn ấp ủ ước mơ đi học để biết chữ, có kiến thức để thay đổi cuộc đời. Ước mơ đó may mắn trở thành hiện thực khi em được các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng nhận làm con nuôi.
Cùng với Bình là nhiều những em nhỏ khác được tiếp tục cắp sách tới trường thông qua chương trình “Nâng bước em tới trường” mà các Đồn biên phòng đang triển khai thực hiện. Theo Trung tá Nguyễn Hồng Phong, Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Xín Mần, hiện nay đồn biên phòng nuôi dưỡng, giúp đỡ 12 cháu học sinh đang ở trên địa bàn 4 xã biên giới, giúp đỡ mỗi cháu 500 nghìn đồng/ tháng, có những cháu là con nuôi của đồn. Đây là những cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở trên địa bàn đơn vị đã lựa chọn phối hợp với nhà trường giúp đỡ các cháu có điều kiện học tập.
Còn tại tỉnh Lào Cai, chương trình “Nâng bước em tới trường”, thời gian qua đang được triển khai tích cực và đạt được nhiều kết quả. Các đơn vị Bộ đội biên phòng Lào Cai đã đẩy mạnh phong trào giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn biên giới tiếp tục theo đuổi ước mơ con chữ. Đại tá Nguyễn Trọng Ngữ, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai chia sẻ: Lào Cai là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn.
Những năm trước đây, không ít học sinh nơi đây phải gác lại con đường học hành để theo gia đình lên nương, rẫy mưu sinh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai “nâng bước” 71 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong đó có 11 em là con nuôi tại đồn. Qua chương trình, hiện nay đã có nhiều cháu đỗ vào các trường đại học.
Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường” đã có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, điển hình như: Mô hình “Lớp học buổi tối” tại điểm trường mầm non thôn Nì Xỉ, xã Pha Long, huyện Mường Khương. Mô hình “Nuôi dưỡng” được triển khai tại các đồn biên phòng đã giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn biên giới có nơi ăn, ngủ, học tập tại đồn biên phòng. Các em còn được hỗ trợ mua sắm quần áo, xe đạp, đồ dùng học tập để học tập tốt hơn.
Thông qua chương trình “Nâng bước em tới trường”, điều đáng mừng nhất là qua từng năm học, các em học sinh được giúp đỡ đã có tiến bộ, chuyển biến tích cực trong cả học tập, rèn luyện, nhiều em có thành tích học tập với số điểm cao. Không những thế, nhận thức của đồng bào các dân tộc trên biên giới với việc học tập của con em mình cũng được nâng lên đáng kể, tình đoàn kết quân dân giữa cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng với cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn có chuyển biển rõ nét.
Điều đặc biệt nhất là khi chúng tôi gặp các em học sinh là con nuôi của các đồn biên phòng, các em rất giàu tình cảm, em nào cũng có những ước mơ riêng cho bản thân mình cùng với đó là niềm yêu quê hương, yêu bản làng. Em Lù Thị Tâm, học sinh lớp 9B trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nghĩa Thuận, xã Nghĩa Thuận huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang chia sẻ: “Nhờ các chú của Đồn biên phòng Nghĩa Thuận hỗ trợ, mỗi tháng gia đình con bớt được khó khăn, nhà con có 3 anh chị em đều rất thích đi học. Sau này con muốn trở thành bác sĩ, được về chữa bệnh tại ngay xã mình, vì bà con ở đây nghèo, đi xa chữa bệnh vất vả nên con thương”.
Đổi thay khi con chữ về bản
Không chỉ thực hiện tốt chương trình “Nâng bước em đến trường”, giúp đỡ rất nhiều các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn các chiến sĩ biên phòng còn dạy tái, xóa mù chữ cho bà con tại địa phương. Hình ảnh các chiến sĩ đã trở nên thân thuộc với người dân nơi đây khi hằng ngày, ngoài những nhiệm vụ chính trị, họ đều mang con chữ đến với nhân dân.
Vượt qua con đường núi đầy những hiểm trở, trời mưa lầy lội chẳng thể nhấc bước chân, ngồi trò chuyện cùng Thiếu tá Viêm Trọng Toàn, nhân viên phòng chống tội phạm ma túy, Đồn biên phòng A Mú Sung mới thấm thía về câu chuyện chân thật và giản dị nhưng ấm áp tình người. Anh đã quen với từng lối mòn vào trong bản bởi anh không nhớ hết số lần đi vận động các gia đình cho các cháu nhỏ được đi học để xóa mù chữ và những buổi anh lặn lội vượt bộ chặng đường vài chục ki lô mét để vào bản Pho (xã A Mú Sung), bản Lậm Giang (xã Lậm Chạc) để dạy xóa mùa chữ cho bà con nơi đây.
Không chỉ dạy chữ cho học trò để các con biết đến sách vở, mà các anh còn làm nhiệm vụ tái, xóa mù chữ cho những người đã lên tuổi cha, tuổi mẹ... Cứ vậy, bằng sự tận tụy, nhiệt huyết của thầy giáo quân hàm xanh, lớp học vùng biên ấy tối nào cũng rộn ràng tiếng cười nói của những cô, những bà đã hết giờ lên nương rẫy và vui vẻ đến lớp học chữ. Đến với mỗi buổi học, họ phấn khởi lắm, bởi đến với lớp học, mỗi ngày họ sẽ biết thêm những con chữ, con số mà bao nhiêu năm qua họ coi đó là những điều xa xỉ.
Trong suốt quá trình tổ chức lớp học, Thiếu tá Toàn còn đến từng nhà học viên để tuyên truyền, vận động đến lớp, đồng thời là người trực tiếp lên lớp giảng dạy cho bà con, sau mỗi buổi học, thầy giáo quân hàm xanh còn thường xuyên lồng ghép nội dung tuyên truyền việc chấp hành mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, an ninh - quốc phòng. Bên cạnh đó anh còn tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học viên.
Nắm tay các em viết từng con chữ, dạy các em đánh vần chính cái tên của mình, rồi từng bài toán từ dễ đến khó, Thiếu tá Toàn xúc động mỗi khi các trò tiến bộ hơn, chăm ngoan hơn. Mỗi tiếng gọi “thầy giáo Toàn” là mỗi lần anh thấy hạnh phúc khó nói hết bằng lời. Nhờ biết đến “con chữ” cuộc sống của bà con nhân dân đã thay đổi nhiều hơn. Họ đã biết dạy đọc các cuốn sách, dạy con học, chăm sóc gia đình, chăn nuôi làm kinh tế,… Nhờ những chương trình có ý nghĩa thiết thực ấy, việc biết chữ đã giúp những người dân có hoàn cảnh khó khăn vơi bớt đi gánh nặng và biết yêu thương, san sẻ cùng nhau hơn.
Thành quả ấy càng đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi bằng sự nhiệt tình, tận tụy bám lớp của các chiến sĩ biên phòng, hiện nay đã có nhiều học viên trong lớp đã trở thành cán bộ thôn, công an viên thôn bản. Điển hình, học viên Lý A Chả (bản Pho) tham gia lớp học năm 2016, dưới sự chỉ dạy của thầy Toàn đến nay anh Chả làm công an viên thôn bản, tiếp tục cùng các chiến sĩ biên phòng bảo vệ an ninh cho thôn bản và cùng dạy bà con trong bản con chữ để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đó là những động lực để cho thầy giáo Toán cũng như nhiều chiến sĩ biên phòng tiếp tục vững vàng bảo vệ biên cương, bám dân bản giúp đỡ bà con.
Hoa Nguyễn
Kỳ cuối: Thắm tình quân dân, vun đắp tình hữu nghị
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31