Kỹ năng mềm ngày càng được coi trọng
Khởi nghiệp: Cần trang bị kiến thức từ môi trường phổ thông | |
9 kỹ năng mềm trong công việc bạn nên thuộc lòng | |
Tại sao cuộc sống của bạn chưa thay đổi? |
Mất cơ hội công việc vì… không biết photocopy
Tình huống có vẻ khôi hài nhưng lại có thật của Nguyễn Hồng Hà, cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân. Tốt nghiệp loại giỏi, ngành quản trị kinh doanh, ngay sau khi ra trường, Hà tự tin nộp hồ sơ ứng tuyển vào một tập đoàn nước ngoài danh tiếng. Cô dễ dàng vượt qua 30 ứng viên để vào vòng phỏng vấn cuối. Ở vòng quyết định này, Hà cũng trả lời xuất sắc, trôi chảy nhiều câu hỏi, được hội đồng tuyển dụng đánh giá cao và cầm chắc thành công trong tay.
Nhưng thật bất ngờ là khi một thành viên trong hội đồng tuyển dụng yêu cầu photocopy hồ sơ xin việc thành 10 bản thì Hà loay hoay không làm được, vì từ trước tới giờ chưa hề sử dụng máy photocopy. Hà kể trong tiếc nuối: “Tôi thật sự bối rối khi nghe nhà tuyển dụng yêu cầu như vậy. Ngay lập tức, tôi bị nhà tuyển dụng trả lại hồ sơ và giải thích bất kỳ vị trí nào trong công ty cũng phải biết những công việc cơ bản về photocopy, in ấn, đóng tập văn bản… để chủ động làm việc, tránh làm phiền các nhân viên khác”.
Giống như Hồng Hà, Nguyễn Minh Thu, cựu sinh viên Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cũng loay hoay cả năm trời sau khi tốt nghiệp mà vẫn chưa tìm được việc, chỉ vì thiếu những kỹ năng cơ bản phục vụ cho công việc.
Hồi mới tốt nghiệp, Thu nộp hồ sơ ứng tuyển làm nhân viên văn phòng của một công ty thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia. “Tôi rất tự tin với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi. Tuy nhiên, đến lúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng không hề để ý đến bằng cấp mà chỉ hỏi về khả năng xử lý văn bản, sự cố trên máy tính. Vì không đáp ứng yêu cầu này nên tôi bị loại” – Minh Thu cho biết.
Sau nhiều lần thất bại vì cùng một lý do, Minh Thu quyết định tham gia các khóa học về nghiệp vụ văn phòng để bổ trợ thêm kiến thức cho mình. “ Chỉ có kiến thức giỏi thôi chưa đủ, để thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng mình sẽ làm tốt công việc, mỗi người còn phải trang bị cho mình những kỹ năng thực hành công việc một cách thực tế. Tôi đã rút ra kinh nghiệm này và sẽ cố gắng học để tránh bị thất bại lần nữa” Minh Thu nói.
Lao động trẻ tìm việc tại Ngày hội hướng nghiệp và việc làm năm 2017 do Báo Lao động Thủ đô và Trung tâm hỗ trợ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức |
Kỹ năng mềm ngày càng được coi trọng
Chuyện trượt tuyển dụng của Nguyễn Thu Trang, cựu sinh viên Đại học Thương mại cũng “ngớ ngẩn” không kém.
Tốt nghiệp loại giỏi khoa Marketing, Trang tự tin sẽ chinh phục được hội đồng tuyển dụng của một ngân hàng thương mại cổ phần có tiếng. Nhưng do có quá đông người dự tuyển, chờ mãi không thấy gọi tên mình, Trang bỏ về.
Khi vừa ra đến cổng thì hội đồng tuyển dụng gọi vào phỏng vấn. Sau một vài câu hỏi chuyên ngành, nhà tuyển dụng yêu cầu Trang trình bày lý do bỏ về. Chị thú nhận là mình mất kiên nhẫn sau nhiều giờ chờ đợi. Kết quả là dù được đánh giá cao năng lực chuyên môn nhưng Trang vẫn bị gạch tên. “Chỉ trong 5 phút phỏng vấn ngắn ngủi, tôi nhận ra mình thiếu một đức tính rất cần thiết của người làm marketing. Đây là bài học sâu sắc cho tôi” Trang chia sẻ.
Theo các chuyên gia nhân sự, có vô số những câu chuyện mà khi đi xin việc, các ứng viên sáng giá lại bị đánh trượt bởi thiếu những kỹ năng thực tế, kỹ năng mềm như vậy. Chẳng hạn, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ngành Công nghệ thông tin nhưng lại thiếu kinh nghiệm viết các phần mềm; sinh viên ngành báo chí, truyền thông, quan hệ công chúng lại thiếu kỹ năng thuyết trình, giao tiếp; sinh viên sư phạm mầm non lại không biết bế trẻ, tắm cho trẻ, cho trẻ ăn… Ngoài thiếu các kỹ năng thực tế công việc, nhiều ứng viên còn vô cùng hạn chế ở kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống… gọi chung là các kỹ năng mềm.
Một đại diện nhà tuyển dụng tham gia tại Ngày hội hướng nghiệp và việc làm năm 2017 do báo Lao động Thủ đô và Trung tâm hỗ trợ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức mới đây cho rằng trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt những câu hỏi tưởng chừng chẳng ăn nhập gì với vị trí tuyển dụng nhưng đó lại là cách để “đo” kỹ năng mềm, mức độ thích nghi công việc của ứng viên. Theo nhà tuyển dụng này, kỹ năng mềm ngày càng được các coi trọng. Ngoài bằng cấp chuyên môn, việc bổ sung, học hỏi thêm các kỹ năng thực tế bổ trợ cho công việc, các kỹ năng mềm sẽ giúp mọi người dễ dàng tìm kiếm và giữ được việc làm hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03