Nói không với chó thả rông không rọ mõm

(Kỳ cuối): Không thể quản lý theo kiểu đánh trống bỏ dùi

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua, nhiều vụ tai nạn chết người do chó tấn công tại một số tỉnh như Hưng Yên, Hòa Bình khiến người người dân vô cùng lo lắng về tình trạng chó thả rông. Trái ngược với việc tìm ra các giải pháp ngăn chặn tình trạng trên thì khắp các ngõ phố của Hà Nội vẫn đang tồn tại chó thả rông không được rọ mõm. Câu hỏi đặt ra là phải chăng các cấp chính quyền vẫn chưa thực sự quyết liệt trong công tác quản lý, xử lý vấn nạn này?
ky cuoi khong the quan ly theo kieu danh trong bo dui Kỳ 2: Ám ảnh từ chung cư đến bãi gửi xe
ky cuoi khong the quan ly theo kieu danh trong bo dui Nói không với chó thả rông không rọ mõm: “Đại náo” từ làng quê ra phố thị (Kỳ 1)

Mô hình hay nhưng chưa được nhân rộng

Tình trạng chó thả rông có mặt tại các chung cư, bãi đỗ xe, công viên, thậm chí mọi ngóc ngách của Thủ đô đang khiến cho nhiều người lo ngại. Mặc dù đã có nhiều địa phương tích cực vào cuộc, một vài mô hình bắt chó thả rông được thành lập tuy nhiên đến nay tình trạng trên vẫn đang trở thành mối lo lắng của người dân nội đô.

ky cuoi khong the quan ly theo kieu danh trong bo dui
Mô hình bắt chó thả rông trừ bệnh dại có hiệu quả nhưng vẫn chưa được nhân rộng

Trong suốt những năm qua, đặc biệt trong đầu năm 2019 trở lại đây, nhiều vụ tai nạn thương tâm do sự chủ quan của chính những người chủ nuôi chó đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người, đặc biệt là những người chủ nhân đang sở hữu những loài chó dữ.

Để ngăn chặn tình tình trạng chó thả rông gây nguy hiểm cho con người, quận Thanh Xuân đã thành lập tổ “Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại” và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Được biết, mô hình trên đã được UBND phường Khương Đình quận Thanh Xuân triển khai từ giữa năm 2018, được lập nên bởi lực lượng dân phòng của các tổ thuộc phường Khương Đình.

Bằng tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, ngay từ những ngày đầu thực hiện nhiệm vụ, đội phản ứng nhanh đã bắt giữ được số lượng chó thả rông rất lớn, góp phần giảm thiểu tình trạng chó thả rông không rọ mõm trên địa bàn phường.

Nói về những kết quả đạt được từ mô hình “Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại”, bà Nguyễn Thị Dung, cán bộ thú y phường Khương Đình chia sẻ: “Từ khi đi vào hoạt động, mô hình trên của phường Khương Đình cũng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, số chó thả rông đã giảm 80%. Bên cạnh đó, vì hoạt động bắt chó thả rông diễn ra không cố định thời gian nên các chủ nuôi chó cũng dần nâng cao ý thức trong vấn đề quản lý vật nuôi. Ngoài việc tổ chức bắt chó thả rông đội phản ứng nhanh còn tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức và hiểu biết về sự nguy hại của chó thả rông để từ đó người dân chấp hành quy định của pháp luật về quản lý vật nuôi.”

Dù cách làm hay, hiệu quả, thế nhưng, đến nay mô hình “Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại” vẫn chưa được triển khai rộng rãi tới các quận, huyện của Thành phố Hà Nội mà chỉ mới dừng lại ở phường Khương Đình. Lý giải về sự khó khăn trong việc nhân rộng mô hình bắt chó thả rông, ông Nguyễn Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục trưởng chi cục Thú y Hà Nội cho biết: Mô hình “Bắt chó thả rông phòng trừ bệnh dại” đã góp phần tích cực trong việc cải thiện ý thức của chủ nuôi chó mèo và được sự đồng thuận của chính quyền địa phương cũng như đồng thuận của người dân.

Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này sang các quận huyện khác thì có khá nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên phải kể đến là thời điểm chó thả rông chỉ thả vào 2 khung giờ sáng và tối nên việc đi tổ chức bắt chó có nhiều khó khăn. Cùng với đó, các địa phương chưa thành lập được lực lượng chuyên trách cũng như chưa xây dựng được nơi nuôi nhốt giữ chó nên khi bắt chó về thì còn nhiều hạn chế trong khâu chăm sóc. Cùng với đó các dụng cụ, xe chuyên dụng phục vụ cho công việc bắt nhốt chó còn hạn chế, chưa thể đảm bảo an toàn cho những người thực hiện công việc này.

“Đối với giải pháp gắn chip cho vật nuôi để dễ quản lý, qua nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi nhận thấy đây là giải pháp quản lý khá tốt. Tuy nhiên, hiện tại đề án này cũng đang gặp phải khó khăn vì chưa có kinh phí thực hiện, thêm vào đó, luật cũng chưa bắt buộc là phải gắn chip cho chó nên đề án này khó có thể triển khai” – ông Sơn cho hay.

Đừng để chết người mới lo xử lý

Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua, Hà Nội đã làm rất tốt việc tiêm phòng dại, trong đó nỗ lực phải kể tới là Thành phố đã hỗ trợ một phần vacxin dại đối với các huyện. Tuy nhiên, theo Trung tâm y tế Hà Nội hàng năm thì vẫn có những trường hợp chết do bệnh dại và có trên 8000 người phải đi tiêm phòng bệnh dại mỗi năm. Vậy câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi có trường hợp chó cắn chết người xảy ra?

Theo quy định tại Nghị định 05/2007/NĐ-CP về Phòng chống bệnh dại ở động vật và Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT về Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y căn cứ quy định và hướng dẫn của cấp trên để tổ chức thực hiện; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thực hiện; xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh cho động vật nuôi trên địa bàn; tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; thông tin, tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn về các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn...

Riêng UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức phòng, chống bệnh dại; chỉ đạo, triển khai thực hiện việc tiêm phòng vắc xin cho chó, mèo; áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác để phòng bệnh dại cho động vật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân tích cực tham gia phòng, chống bệnh dại cho người và động vật trên địa bàn. Đối với chó thả rông ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị thì UBND cấp xã quy định việc bắt giữ; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; tiêu hủy chó trong trường hợp sau 48 giờ, kể từ khi có thông báo mà không có người nhận...

Quy định là như vậy, thế nhưng qua theo dõi, tìm hiểu thì thấy một thực tế là dường như chưa có bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm, bị xử lý vì không thực hiện tốt các quy định pháp luật. Nói về tình trạng chó thả rông xuất hiện tại từ nông thôn tới đô thị, Chi cục trưởng chi cục Thú y Hà Nội chia sẻ: “Dù đã có những quy định rõ về việc chủ chó phải chấp hành các quy định về vật nuôi, thế nhưng một số địa phương vẫn chưa thực hiện tốt việc quản lý.

Mặc dù luật đã quy định rõ chủ chó phải nuôi chó trong khuôn viên nhà mình, nếu đưa chó ra ngoài nơi công cộng thì buộc phải có người đi cùng hoặc rọ mõm hay bắt buộc tiêm phòng vacxin dại, tuy nhiên có thể thấy rằng các chủ chó vẫn đang chưa nghiêm chỉnh chấp hành quy định này. Cùng đó, trong quy định cũng nêu rõ trong trường hợp chó thả rông cắn người và gây tai nạn giao thông thì đều sẽ bị xử lý thế nhưng vì không có sự vào cuộc của chính quyền nên vấn đề này vẫn còn bị bỏ ngỏ, không mấy được quan tâm”.

Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, việc xử phạt các chủ nuôi chó nếu chó cắn người gây thương tích đã có trong quy định, người chủ chó phải chịu mọi phí tổn cho người bị hại và phía phường phải có trách nhiệm xử phạt. Tuy nhiên, sau hàng loạt vụ chó tấn công người, chúng ta vẫn không thấy sự vào cuộc của chính quyền địa phương đủ để răn đe người nuôi chó chỉ khi chó cắn gây chết người thì chính quyền mới có động thái mạnh tay xử lý. Khi mức phạt còn chưa thực sự đem lại hiệu quả, thì hơn bao giờ hết nguời dân mong muốn có những tổ chức, cá nhân đứng ra chịu trách nhiệm xử lý thay vì sự buông lỏng, thờ ơ trước khi có những vụ việc chó cắn chết người thương tâm tiếp tục xảy ra, gây phẫn nộ dư luận.

N.Hoa - P.Ngân- L.Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Xem thêm
Phiên bản di động