Kỳ cuối: Bối rối dẫu muôn vàn giải pháp
Kỳ 1: Nhiều nét văn hóa thiểu số bị mai một, biến đổi | |
Bảo tồn trang phục các dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập | |
Nghiên cứu đổi mới chính sách đối với đồng bào dân tộc, miền núi |
Nói đến con người Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam hoàn toàn không có nghĩa là nói đến một cái gì đã trở thành khuôn mẫu, cố định, bất biến. Trái lại, đây là một khái niệm động, không ngừng vận động, chuyển biến để tự hoàn thiện, nâng cao. Hơn thế nữa, chính nhờ có cái nhìn mở, tính năng động, sáng tạo rất biện chứng tự trang bị cho mình đã trở thành truyền thống đã làm nên sức sống mãnh liệt, mang tính độc đáo của văn hóa Việt Nam suốt mấy nghìn năm lịch sử.
Ảnh: Mạnh Tiến |
Chúng ta đều biết, do đặc điểm lịch sử và vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở khu vực giao lưu của những nền văn hóa lớn của nhân loại, lại liên tiếp bị xâm lược, có hơn 1.000 năm chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc, tiếp đến trên một thế kỷ chịu sự thống trị của thực dân phương Tây.
Trong hoàn cảnh ấy, nguy cơ bị đồng hóa tưởng chừng như không sao tránh khỏi. Vậy mà kỳ diệu thay, như có một phép màu, một cẩm nang bí mật, qua bao biến cố thăng trầm, như được tôi luyện trong lửa đỏ và nước lạnh, chất vàng nhân phẩm của văn hóa Việt Nam vẫn ngời ngời tỏa sáng, đồng thời còn tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy: Ngành Văn hóa luôn coi công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng. Trải qua thời gian đầu triển khai còn bỡ ngỡ đến nay, ngành Văn hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhiều nhiệm vụ đã từng bước đi vào chuyên sâu. Công tác bảo tồn phát huy bản sắc dân tộc đã gắn với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, biến nhiều di sản văn hóa đặc sắc trong cộng đồng các dân tộc thành các giá trị tài sản, đảm bảo đời sống tinh thần, vật chất cho đồng bào. |
Từ một góc độ nào đó, có thể nói trước sức tấn công nhằm thôn tính, hủy diệt của văn hóa ngoại lai, văn hóa Việt Nam chẳng những không bị đồng hóa mà còn có sức đồng hóa ngược lại một phần thứ văn hóa khác biệt, làm phong phú, đa dạng thêm nền văn hóa của mình.
Trong lịch sử phát triển văn hóa của mỗi dân tộc bao giờ cũng là cả một quá trình vận động không ngừng với nhiều khúc khuỷu, quanh co, vượt qua những thác ghềnh, thử thách để đi tới, luôn tự biến đổi để tồn tại và phát triển. Theo thống kê của Liên hợp quốc, trên thế giới hiện nay có hơn 200 quốc gia nhưng chỉ có 34 nền văn hóa được coi là tồn tại độc lập, có bản sắc riêng, trong đó có Việt Nam.
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa đã có nhiều tham luận, ý kiến tâm huyết để giải quyết "bài toán" bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đó là việc cần có cơ chế chính sách phù hợp để triển khai thực hiện công tác bảo tồn trong tình hình mới, chú trọng đến tính ứng dụng của chính sách; đầu tư phù hợp, hiệu quả, tập trung cho chủ thể văn hóa; quan tâm đến nhóm đối tượng đặc thù đó là các dân tộc rất ít người; Hình thức bảo tồn văn hóa dân tộc trong thời đại 4.0; thay đổi nhận thức để khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy được vai trò chủ động của chính cộng đồng…
TS. Trần Hữu Sơn (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) đã nêu nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào vùng dân tộc thiểu số trên cơ sở nghiên cứu ở vùng Tây Bắc. Theo ông Trần Hữu Sơn, đầu tiên cần phải tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng các dân tộc, không lặp lại những sai lầm của cải cách dân chủ và quan niệm coi tôn giáo tín ngưỡng là mê tín dị đoan, cấm học chữ cổ, cấm lễ cấp sắc...
Những hành động bài trừ này đã làm đứt đoạn văn hóa… ; Tiếp đó là bảo tồn và phát huy chữ viết truyền thống, xây dựng một số bộ chữ viết phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa của các dân tộc thiểu số, căn cứ vào nguyện vọng và nhu cầu của đồng bào.
TS. Trần Hữu Sơn nhấn mạnh: Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phải gắn liền với phát triển du lịch. Trong đó cần bảo vệ, tôn trọng ý kiến, đề cao vai trò của cộng đồng. Không nhất thiết người dân phải bỏ kinh tế truyền thống chạy theo du lịch mà có thể tiến hành song song hai hoạt động; làm du lịch theo hướng trải nghiệm; phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng tính đặc thù của mỗi tộc người để tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo.
TS. Trần Hữu Sơn khuyến cáo, các bài học kinh nghiệm này không chỉ có ý nghĩa riêng với vùng Tây Bắc mà các cơ quan chức năng cần xem xét, vận dụng hợp lý ở những vùng khác, có đông đồng bào dân tộc thiểu số…
GS.TS. Bùi Quang Thanh (Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam) cho rằng sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số nước ta đặt ra những nhiệm vụ vừa có tính bức xúc, vừa có tính lâu dài đồng thời phải có những giải pháp hữu hiệu. GS.TS. Bùi Quang Thanh đưa ra nhiều nhóm giải pháp, trong đó có việc tôn trọng lịch sử, tiếng nói, chữ viết và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của từng cộng đồng dân tộc.
Trên tinh thần coi văn hóa của cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, cần có kế hoạch tổ chức khẩn trương, dứt điểm trong việc đầu tư kinh phí, nhân lực có chuyên môn để khảo sát, thống kê, phân loại, nghiên cứu đồng bộ lịch sử, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em. Tiếp đó, các địa phương cần làm tốt việc dạy song ngữ tiếng Việt và tiếng dân tộc bản địa ở các trường dân tộc thiểu số, tập trung vào các dân tộc có số lượng dân cư đông đảo…
PGS.TS Đặng Văn Bài (Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam) cho rằng, lâu nay chúng ta vẫn quen với quan điểm tiếp cận di sản văn hóa từ góc độ giá trị, kiểu như cái gì cũng là “vô giá” mà chưa tìm cách lượng hóa cụ thể các giá trị đó, trong khi đây là vấn đề không hề đơn giản. Đồng thời chưa nhận thức được toàn diện hoặc còn coi nhẹ yếu tố kinh tế học trong di sản.
Yếu tố kinh tế của di sản được biểu hiện 3 mặt cụ thể: tự thân di sản văn hóa cũng là tài sản vật chất có thể định giá được như nguyên vật liệu, công sức lao động sáng tạo của nhiều thế hệ, đất đai, bất động sản gắn với di tích; di sản văn hóa với tư cách nguồn động lực mới cho sự phát triển; di sản văn hóa là tài nguyên nhân văn quan trọng chiếm tỉ trọng lớn và có tác dụng làm gia tăng cho một sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch.
PGS.TS Lê Ngọc Thắng gợi ý một biện pháp "cứu nguy" văn hóa dân tộc thiểu số là mời cán bộ về hưu dạy tiếng dân tộc và mời nghệ nhân dạy đàn, hát cho bà con. Cũng như nhiều chuyên gia khác, PGS.TS Lê Ngọc Thắng cũng nhắc tới giải pháp giúp bà con phát triển du lịch để khơi dậy tình yêu và ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên cũng cần đề phòng những mặt trái của những hoạt động chỉ mang tính trình diễn, kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa bản địa.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35