Kỳ 6: Những thiết bị để “tự cứu mình”
Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo trong việc phòng chống cháy nổ | |
Đảm bảo an toàn về cháy nổ tại các chung cư tái định cư |
Các vụ cháy trên cả nước vẫn chưa dừng lại, gây thiệt hại lớn về người, tài sản và đặc biệt gây hoang mang trong dư luận. Gần đây nhất, khoảng 18h15 ngày 4/4, người dân phát hiện đám cháy bùng phát trên tầng thượng của cửa hàng quần áo thời trang ở số 3, Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm.Nơi lửa bùng phát được xác định là tầng 3 ngôi nhà này được sử dụng làm kho hàng chứa các loại vải, quần áo thời trang.
Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy hướng dẫn người dân sử dụng bình cứu hỏa |
Phát hiện có cháy, người dân đã tri hô, báo tin, đồng thời sử dụng bình cứu hỏa cá nhân và các phương tiện khác để dập lửa. Khoảng 10 phút sau, lực lượng cảnh sát PCCC đã điều 3 xe cứu hỏa đến hiện trường, đám cháy ngay sau đó đã được khống chế. Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng khiến nhiều giáo viên trường Mẫu giáo MN B Hà Nội (số 5, Phan Chu Trinh) cũng như một số cháu nhỏ còn ở lại trường và nhiều người dân xung quanh khu vực vô cùng hoảng sợ…
Theo Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố Hà Nội, các vụ cháy nổ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và thường diễn biến rất nhanh, để lại nhiều hậu quả nặng nề không lường trước được. Chính vì vậy, mỗi gia đình, đặc biệt là những gia đình đang sinh sống ở chung cư cần phải tự trang bị những thiết bị phòng cháy chữa cháy thông dụng. Dưới đây là những trang bị phòng cháy mà cảnh sát phòng cháy chữa cháy gợi ý.
Thiết bị đơn giản và hữu hiệu nhất chính là bình chữa cháy. Đây là thiết bị dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Bình có nhiều loại khác nhau về dung tích và hình dáng. Tuy nhiên, loại bình này chỉ có thể làm loãng đám cháy, chữa cháy trong nhà, không chữa cháy các chất cháy gốc kim loại kiềm, kiềm thổ vì cháy sẽ mạnh hơn. Các gia đình cần đặt bình cứu hỏa ở nơi dễ nhìn thấy, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Khi di chuyển phải nhẹ nhàng và nên kiểm tra bình thường xuyên.
Tiếp đến là thang dây hay dây thoát hiểm. Trong trường hợp không thể thoát ra ngoài bằng cửa chính hay cửa thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn thì một chiếc thang dây hay dây thoát hiểm sẽ là vật dụng cực kỳ hữu ích giúp bạn thoát ra khỏi đám cháy bằng cửa sổ hoặc ban công. Tùy theo độ cao của nhà mình, bạn có thể lựa chọn các loại dây thoát hiểm với độ dài khác nhau lên tới trên 50m (tương đương nhà 12 tầng). Khi có sự cố, bạn móc đầu thang vào thành cửa sổ, ban công có bệ chắc chắn. Mọi bộ phận của thiết bị đều chống cháy nên bạn có thể yên tâm, bình tĩnh thoát hiểm. Trọng lượng chịu tải cho phép khoảng 150kg.
Một trong những thiết bị cũng hết sức cần thiết đối với các gia đình khi đối đầu với “giặc lửa” chính là mặt nạ chống khói, có phần đầu mặt nạ làm bằng vật liệu chống cháy, bên ngoài phủ lớp màng bạc nhôm để ngăn sự bức xạ nhiệt cao, tránh gây tổn thương vùng đầu cho người đang thoát hiểm. Mặt nạ chống khói lọc các loại hơi và khí độc phát sinh trong đám cháy, đặc biệt là khí CO, giúp người sử dụng thở và thoát hiểm trong 40 phút. Mặt nạ chống khói được thiết kế phù hợp với mọi khuôn mặt, kể cả trẻ em. Dây đeo màu cam giúp người bị nạn có thể được nhân viên cứu hộ nhận biết dễ dàng trong đám khói. Chất liệu mặt trùm làm bằng vật liệu chống bắt lửa.
Để dập lửa, chăn chống cháy là “vũ khí” cũng hết sức lợi hại mà gia đình nào cũng có thể sở hữu. Chăn chống cháy còn gọi là chăn dập lửa, chăn cứu hỏa được làm từ sợi thủy tinh, không sử dụng amiang độc hại. Chăn này có khả năng cách nhiệt, chống cháy, chống axít và kiềm. Đặc biệt, nó có thể chịu được nhiệt độ tới 700 độ C mà không bị chảy, không cháy, không co. Khi xảy ra hỏa hoạn, chỉ cần quấn chăn vào người và nhanh chóng theo cầu thang thoát hiểm để ra khỏi vùng hỏa hoạn trong các tòa nhà, văn phòng, nhà kho…
Một thiết bị mới mà người dân vẫn còn xa lạ trong “bộ sưu tập” chính là băng dính chống cháy. Đây cũng là một thiết bị dễ sử dụng với giá bán khoảng 35.000 đồng. Sản phẩm được bán ở rất nhiều cửa hàng thiết bị phòng cháy. Khi xảy ra cháy, dùng loại băng dính này dán tất cả các lỗ hổng trên cửa để khói không thể tràn vào bên trong nhà.
Bên cạnh 5 thiết bị chữa cháy đơn giản hiệu quả trên, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy cũng hướng dẫn người dân về cách sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ. Đầu tiên là bình bột chữa cháy MFZ4. Bình bột MFZ sử dụng an toàn, thao tác đơn giản, dễ kiểm tra, hiệu quả chữa cháy cao. Đây là thiết bị chữa cháy dùng bột khô và khí đẩy là khí Nitơ hoặc CO2 chứa trong bình kín, không bị ẩm,không vón cục, do đó kéo dài được tuổi thọ và độ tin cậy cao trong sử dụng.
Bột chữa cháy không độc do đó không gây độc hại cho người, gia súc và môi trường. Tuy nhiên bụi của bột chữa cháy có thể bám vào vi mạch thiết bị điện tử do đó khó vệ sinh công nghiệp sau khi chữa cháy… Khi có cháy xảy ra nhanh chống đến nơi để bình chữa cháy, khi cách đám cháy từ 2 – 4m thì dừng lại rút kẹp chì hướng loa phun vào gốc lửa, bóp van lúc này bột từ trong bình sẽ được khí đẩy, đẩy ra bên ngoài thông qua ống xi phông qua cụm van, qua vòi phun, loa phun, phun vào đám cháy để dập tắt đám cháy.
Tiếp đến là bình chữa cháy CO2. Khi xảy ra cháy, người chữa cháy xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun vào gốc lửa, khoảng cách tối thiểu là 0,5m tay kia mở van bình hoặc bóp cò tùy theo loại bình.Khí CO2 ở -79o C dưới dạng tuyết phun qua loa vào đám cháy, có tác dụng hạ nhiệt độ đám cháy. Đồng thời CO2 bao phủ lên toàn bộ bề mặt của đám cháy làm giảm nồng độ ôxy khuếch tán vào vùng cháy, khi hàm lượng ôxy nhỏ hơn 14% đám cháy sẽ được dập tắt…
H.Duy
(còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 18:33
Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 09:45
Xác định hung thủ đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 07:23
Bí thư Thành ủy Hà Nội đến hiện trường chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 07:14
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất
Phòng chống cháy nổ 12/12/2024 22:38
Nhanh chóng dập tắt đám cháy khu lán tạm, tập kết rác
Phòng chống cháy nổ 10/12/2024 12:20
Nghi vấn nổ bình gas, cháy quán gà trên phố Võ Thị Sáu
Phòng chống cháy nổ 09/12/2024 17:26
Kịp thời giải cứu 3 người mắc kẹt trong đám cháy
Phòng chống cháy nổ 05/12/2024 12:27
Hà Nội: Cháy khách sạn lúc rạng sáng, 20 người dân thoát nạn an toàn
Phòng chống cháy nổ 01/12/2024 14:30