Các Trung tâm thương mại bỏ hoang, hoạt động kém hiệu quả

Kỳ 3: Đâu là nguyên nhân?

(LĐTĐ) Việc xây dựng, cải tạo chợ truyền thống đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu về văn minh thương mại trở thành trung tâm thương mại (TTTM) là hướng phát triển phù hợp. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, tình trạng vắng khách tại chợ truyền thống trong TTTM khiến nhiều tiểu thương phải chuyển nhượng chỗ bán hàng hoặc nghỉ kinh doanh...  
ky 3 tttm bi bo hoang hoat dong kem hieu qua nguyen nhan den tu dau Kỳ 2: Nhiều hệ lụy
ky 3 tttm bi bo hoang hoat dong kem hieu qua nguyen nhan den tu dau Kỳ 1: Trung tâm thương mại vắng như... “chùa bà Đanh”

Thiết kế bất hợp lý

Được khởi công năm 2007 và đưa vào hoạt động từ tháng 10/2010,TTTM Hàng Da là mô hình kết hợp chợ truyền thống với TTTM hiện đại, đạt tiêu chuẩn chợ loại một, với hơn 500 tiểu thương đăng ký kinh doanh.

Khu vực tầng hầm của TTTM được bố trí làm chợ dân sinh. So với chợ cũ, chợ mới được quản lý chặt chẽ hơn, các gian hàng được phân khu rõ ràng, có hệ thống điều hòa không khí, đèn chiếu sáng, nước thải, rác thải được xử lý đúng quy định...

Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động, trái với kỳ vọng ban đầu, TTTM Hàng Da vẫn vắng vẻ trong khi các chợ truyền thống khác tấp nập người mua, bán. Tình trạng ế ẩm, vắng khách từ khi khai trương đến nay đã khiến hơn phần lớn các tiểu thương phải treo biển cần thanh lý, chuyển nhượng cửa hàng hoặc bỏ kinh doanh.

Mô hình chợ nằm trong TTTM đã bộc lộ những bất hợp lý sau một thời gian đi vào hoạt động. Tổ chức mô hình chợ trong TTTM có nhiều điểm chưa thực sự phù hợp. Dễ dàng nhận thấy lý do đầu tiên mà người dân không muốn vào mua sắm ở chợ trong TTTM là do lối vào chợ Hàng Da nằm khuất phía sau, chỗ gửi xe chật và nhỏ, gây nên tâm lý ngại, sợ mất thời gian.

Còn đối với các tiểu thương, ngoài chi phí thuê gian hàng, tiểu thương phải đóng nhiều loại phí như vệ sinh, điện nước… khá cao, khiến giá các mặt hàng cao hơn bên ngoài.

ky 3 tttm bi bo hoang hoat dong kem hieu qua nguyen nhan den tu dau
Chợ Hàng Da trở nên vắng tanh sau khi được nâng cấp thành TTTM (Ảnh: L.Thắm)

Nói về sự bất tiện của chợ trong TTTM chị Nguyễn Hà Trang cho rằng: “Chợ truyền thống gắn với siêu thị đang có những bất cập, chưa tạo điều kiện tối đa cho người dân. Ví dụ, đi mua một mớ rau 5.000 đồng nhưng lại phải thêm tiền gửi xe 3.000 đồng, trong khi đó chỉ cần tấp xe vào lề đường mua mớ rau chỉ 3.000 - 4.000 đồng, nên người dân sẽ lựa chọn ghé vào chợ cóc vừa nhanh chóng, vừa đỡ tốn kém”.

Không thuận tiện đi lại, tốn nhiều thời gian, giá cả cao chính là lý do thường xuyên được người dân đưa ra khi được hỏi về nguyên nhân vì sao không mặn mà với chợ trong các TTTM.

Việc nâng cấp chợ cũ thành TTTM được tiến hành theo chủ trương xã hội hóa của Thành phố. Do các TTTM được xây dựng dựa trên vốn đầu tư của chủ đầu tư và sau khi hoàn thành các chủ đầu tư là người sử dụng và khai thác các TTTM này.

Với số vốn đầu tư lớn, chủ doanh nghiệp phải chọn phương án đầu tư có lợi nhất cho mình, như kết hợp xây chợ với TTTM hoặc hệ thống văn phòng cho thuê. Theo yêu cầu của Thành phố, chủ đầu tư phải bố trí cho các hộ kinh doanh tại tầng một và tầng hai khi chợ mới xây xong.

Tuy nhiên, hầu hết các chợ xây dựng mới đều kinh doanh đa mặt hàng từ thời trang, giày dép, đến thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống… khiến cho sự kết hợp này trở thành khập khiễng, không phát huy được lợi thế của mình như dự định ban đầu.

Không chỉ riêng chợ Hàng Da mà hầu hết các TTTM được chuyển đổi từ chợ dân sinh như TTTM Ô Chợ Dừa, Cửa Nam, Cống Vị, Thanh Trì… đều không thu hút được hộ kinh doanh do địa điểm không thuận lợi, thiết kế không hợp lý.

Khó thay đổi thói quen của người dân

Một nguyên nhân khiến cho các TTTM rơi vào tình trạng vắng khách không chỉ nằm ở khâu quy hoạch, thiết kế bất hợp lý mà còn đến từ tâm lý của người dân từ xưa đến nay.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có hơn 400 chợ chính, trong đó riêng các quận nội thành có hơn 100 chợ truyền thống. Bình quân một quận nội thành có 10 chợ truyền thống. Tuy nhiên người dân tại một số khu vực, đặc biệt là các khu dân cư, khu đô thị mới không muốn đi chợ này thay vào đó là những ngôi chợ tạm, chợ cóc được mọc tràn lan.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do việc mua sắm ở chợ cóc, chợ tạm rất nhanh chóng và thuận tiện, bởi ở đó tập trung đầy đủ mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống hằng ngày của người dân, giờ giấc họp chợ lại rất linh hoạt.

ky 3 tttm bi bo hoang hoat dong kem hieu qua nguyen nhan den tu dau
Người dân có thói quen mua sắm tại các chợ cóc vì tiện lợi, hàng hoá rẻ lại nhanh chóng (Ảnh: L.Thắm)

"Chợ cóc, chợ tạm mọc lên nhan nhản. Người dân lại có thói quen mua sắm tại các chợ cóc này vì tiện lợi, hàng hoá rẻ lại nhanh chóng. Khi vào các TTTM, người dân lại phải gửi xe, hàng hoá lại giá cao hơn nên họ không thích vào" - đó là đông đảo ý kiến của các tiểu thương giải thích vì sao trong chợ, trung tâm thương mại luôn vắng khách.

Là một khách hàng thường xuyên ghé vào mua thực phẩm ở chợ Ngô Sĩ Liên, Chị Nguyễn Thu Hằng (ở Văn Miếu, Đống Đa) chi sẻ: “Do đi làm về muộn nên tôi thường mua thực phẩm ở những chợ cóc, chợ tạm. Việc vào chợ truyền thống sẽ mất nhiều thời gian còn về độ an toàn của thực phẩm tôi thấy không khác nhiều so với đồ trong chợ hay ở siêu thị. Hơn nữa, tôi chủ yếu mua hàng của người quen nên khá yên tâm”.

Vì đã quen với việc ghé vào chợ cóc, chợ tạm mua đồ nên ý thức của người dân, về chất lượng cũng như độ an toàn của các thực phẩm được bày bán trong chợ có phần bị xem nhẹ. Trong khi điều đáng lo ngại nhất ở các ngôi chợ tạm, chợ cóc là do không chịu sự quản lý của các lực lượng chức năng, đa phần người bán từ các nơi khác trở về nên giá cả không ổn định, hàng hóa tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quy hoạch bất hợp lý, tâm lý cố hữu của người dân đang là một câu hỏi lớn cho các nhà quản lý, phải làm sao để đưa các TTTM này đi vào hoạt động hiệu quả như dự định ban đầu.

(Còn nữa)

Lê Thắm - Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Vinh tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

(LĐTĐ) Hoà 2-2 ở cả hai hiệp đấu chính và phụ, cả U23 Hàn Quốc lẫn U23 Indonesia phải đá luân lưu. Sau tận nửa tiếng đồng hồ với 11 lượt sút, U23 Indoensia đã có mặt ở bán kết.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tổng kết chuyên đề Văn hóa - Thể thao năm 2023.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

(LĐTĐ) Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Tin khác

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Nhằm tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp, thời gian qua quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng, đẩy mạnh triển khai các mô hình cải cách hành chính mới. Từ đó, tạo được sự hài lòng, đồng thuận trong nhân dân.
Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong ngày đầu triển khai, thành phố Hà Nội đã có 370 hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được tiếp nhận, xử lý.
Xem thêm
Phiên bản di động