Côn Đảo vùng đất huyền thoại anh hùng

Kỳ 2: Nữ cựu tù nặng lòng với Côn Đảo

(LĐTĐ) "Người tù Côn Đảo nào cũng có một nỗi nhớ da diết, đó là thăm lại nơi giam cầm và thắp nhang cho đồng đội. Riêng tôi hai nỗi nhớ ấy luôn được hiện thực hóa bằng hành động"- đó là những lời tâm sự của bà Nguyễn Thị Ni (80 tuổi), nữ cựu tù Côn Đảo duy nhất sau giải phóng tình nguyện quay về "bám đảo".
ky 2 nu cuu tu nang long voi con dao Kỳ 1: Những câu chuyện về chị Sáu linh thiêng
ky 2 nu cuu tu nang long voi con dao Côn Đảo, mảnh đất huyền thoại

Trở về từ "địa ngục trần gian"

Thời chiến tranh, tù chính trị khát khao thoát khỏi “địa ngục trần gian” Côn Đảo (Vũng Tàu), nhưng khi đất nước thanh bình, không ít cựu tù lại chọn mảnh đất chỉ có nhà tù, trại lính và nghĩa trang làm quê hương thứ hai. Và nữ cựu tù Nguyễn Thị Ni (Tiền Giang) là một trường hợp khác biệt như vậy. Chỉ vì nặng lòng và tình thương quá lớn với đồng đội đã hy sinh, sau giải phóng bà đã tình nguyện quay về “bám đảo" và coi nơi đây như quê hương thứ hai của mình.

ky 2 nu cuu tu nang long voi con dao
Những phòng giam tù chính trị tại hệ thống nhà tù Côn Đảo

Theo lời nữ cựu tù kể lại, bà sinh ra và lớn lên tại xã Tân Trung (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Những năm 1959 - 1960, khi vừa 18 tuổi bà tham gia phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre và Tiền Giang. Thời gian sau, bà thoát ly lên Sài Gòn làm biệt động thành.

Năm 1971, trong một trận càn lớn, bà bị mật gián chỉ điểm. Địch bắt bà ở Gò Công, lần lượt giam bà ở các trại Thủ Đức, Tam Hiệp. Trước sau như một, bà không hé răng nửa lời về cơ sở cách mạng. Khi mọi đòn roi không thể khai thác được điều gì ở người tù Nguyễn Thị Ni, chúng đưa bà ra Côn Đảo hòng đè bẹp ý chí, bản lĩnh của người tù bằng đòi roi, tra tấn.

ky 2 nu cuu tu nang long voi con dao
Bà Nguyễn Thị Ni chia sẻ câu chuyện với phóng viên.

Ngót 45 năm đã trôi qua, nhưng bà Ni vẫn còn nhớ như in cái phòng số 6 của Trại 2- trại Phú Hải (Côn Đảo) chỉ rộng chừng 30 m2 mà địch nhốt tới 36 nữ tù chính trị. Bà thuộc nhóm tù chưa thành án nên bị kêu lên tra hỏi liên tục, lần nào cũng bị đánh đập, tra tấn rất dã man vì “ngoan cố, cứng đầu”. Vài tháng sau, chúng chuyển bà sang Trại 4, giam chung với số chị em đã thành án ở phòng số 9.

Bà Ni nhớ lại: Quả thực những ngày trong trại không khác gì “địa ngục trần gian”. Ngoài việc cơm không đủ ăn, nước không đủ uống, những người tù như chúng tôi còn phải chịu đủ các ngón đòn tra tấn của các chúa ngục rất dã man. Chúng thẳng tay đàn áp, đấm, đá vào bất cứ đâu trên thân thể, thậm chí vào cả vùng kín của chị em.

Chúng tuyên bố: "Đánh cho chúng mày tiệt nòi". Bà Ni khẽ rùng mình khi nhớ lại những ngón đòn tra tấn, khổ nhất là bọn chúng đổ vôi bột từ trên sàn xuống, dội nước nóng vào. Vôi trắng gặp nước sôi sùng sục trên khắp thân thể người tù, vệt cháy nham nhở trên da. Vết thương không được băng bó, không được gội rửa, lâu ngày mưng mủ, nhiễm trùng, khiến nhiều chị em đã không qua khỏi.

“Là thế hệ tù ra sau, tôi được các chị ra trước truyền dạy kinh nghiệm chống lựu đạn cay bằng nước tiểu. Mỗi người có sẵn một chén/ca nhựa nước tiểu, khi địch ném lựu đạn cay vào buồng giam đàn áp, lấy nước tiểu uống sẽ hết ngạt, dùng nước tiểu xoa đều lên hai mắt sẽ hết cay. Bằng cách này, chị em đã hạn chế được thương vong, tinh thần đấu tranh càng sôi sục” bà Ni kể lại.

Theo lời bà Ni kể lại, những trận đòn và những cơn đau dường như cũng chai sạn đi. Chúng càng đánh, chị em càng đấu tranh phản đối dữ dội. Mỗi cuộc đấu tranh là một cuộc đàn áp đẫm máu. “Thậm chí, có buổi tối còn nằm chung chiếu, còn bới tóc cho nhau, nhường nhau miếng nước uống, chia nhau từng hột muối. Rồi có chị kiệt sức quá lịm đi trong đêm, chị em chúng tôi chỉ biết ôm chặt thi thể đồng chí mình mà khóc", gạt vội giọt nước mắt chực trào, bà Ni kể.

Quá căm phẫn với hành động tra tấn, có lần bà Ni gào vào mặt một tên lính ngục: "Cùng là người Việt Nam máu đỏ da vàng, cùng chung một giống nòi mà sao các anh tàn ác thế. Các anh đánh chúng tôi khác nào đánh cha mẹ, anh em của mình…". Vừa dứt lời, hai tên lính xông cửa vào đạp giữa ngực khiến bà ngã đập vào tường. Một tên kéo hai chân, một kéo hai tay lôi bà đi chụp hình vân tay, xét hỏi. Sau cuộc xét hỏi, chúng quẳng bà trở về buồng giam với thân xác không thể nhận ra. Quần áo rách tả tơi, máu bê bết khắp người, hai bàn tay sưng vù vì bị chích điện.

Những trận tra tấn thừa chết thiếu sống, đến nỗi, cái thiên chức thiêng liêng nhất của một người phụ nữ, bà Ni cũng không bao giờ được nhận. Bà căm ghét chiến tranh, căm ghét quân xâm lược đã đàn áp dã man đời sống người dân Việt.

Thấy mình vẫn còn may mắn…

Năm 1974, người tù Nguyễn Thị Ni được trao trả về Lộc Ninh (Bình Phước). Bà quay về quê hương Gò Công Đông mới biết tin 3 người em đã là liệt sĩ, mẹ già và bố đã mất. Tuổi thanh xuân gửi vào cuộc chiến, chuyện chồng con lỡ làng, bà Ni trở thành người đàn bà côi cút sau chiến tranh.

“Khi được trao trả tự do tôi cũng ngoài 30 tuổi, chưa một lần hò hẹn, ước duyên, nếu phải chết vì cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thì tôi cũng không hề hối tiếc. Tôi chỉ thấy thương và tiếc cho các chị, em đã có chồng con hoặc có người yêu đã hẹn thề mà không kịp trở về”, bà Ni chia sẻ.

Trở về với cách mạng, bà Ni tiếp tục công tác trong phong trào Phụ nữ Giải phóng. Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, bà được phân công về huyện Hóc Môn công tác ở Hội Nông dân, rồi được đi học bổ túc văn hóa và trở về Hóc Môn công tác ở Phòng Nông nghiệp. Sau khi được dự khóa bồi dưỡng tại Thủ Đức, bà được chuyển về huyện Gò Công Đông quê nhà, công tác ở Hội Phụ nữ huyện.

Cuối năm 1983, sau chuyến ra thăm Côn Đảo, viếng mộ các bạn tù và các thế hệ liệt sĩ ở Nghĩa trang Hàng Dương, bà làm đơn xin chuyển công tác ra Côn Đảo, làm Phó thư ký Công đoàn huyện.

Bấy giờ, bà mới có điều kiện lập gia đình với ông Đỗ Nam Hồng là cán bộ tập kết trở về, làm Phó bí thư Huyện ủy Côn Đảo. Lấy chồng lúc tuổi đã ngoài 40, lại bị tù đày tra tấn dã man, nên bà không thể làm mẹ được nữa. Hiện nay hai ông bà sống dựa vào nhau trong tình thương yêu của bà con xóm giềng và đồng chí, đồng đội...

Công việc bà tâm niệm hằng ngày là góp phần hương khói, chăm sóc phần mộ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong lao tù thực dân, đế quốc, hiện yên nghỉ ở Nghĩa trang Hàng Dương trên đảo. Mỗi khi có điều kiện, bà lại kể về những trang sử hào hùng của quân và dân Côn Đảo cho con cháu và du khách gần xa.

Người nữ cựu tù Côn Đảo chia sẻ, bà vẫn cảm thấy mình hạnh phúc vì được gắn bó ở nơi một thời bị gông cùm, xiềng xích. Là nữ cựu tù duy nhất bám đảo hơn 40 năm sau ngày giải phóng, bà Ni cho đó là một ân huệ với mình. Bởi, so với nhiều đồng đội, bà còn may mắn hơn họ, khi họ đã vĩnh viễn phải nằm lại nơi đây.

Bà tâm sự: "Người tù Côn Đảo nào cũng có một nỗi nhớ da diết, đó là thăm lại nơi giam cầm và thắp nhang cho đồng đội. Riêng tôi hai nỗi nhớ ấy luôn được hiện thực hóa bằng hành động". Bởi vậy, từ khi trở lại Côn Đảo, hễ nhớ đồng đội là bà Ni lại xách giỏ trái cây, cầm theo bó nhang đi bộ về nghĩa trang Hàng Dương.

Bước sang xuân này, bà Ni tròn tuổi 80. Mấy năm nay đôi chân bà trở bệnh, đi lại rất khó khăn, nhưng đầu óc, tinh thần bà vẫn minh mẫn lắm. Bà nói, được sống đến hôm nay để thấy hòn đảo “địa ngục trần gian” năm xưa đang thay da đổi thịt, trở thành một điểm sáng về văn hóa trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, với bà vậy là hạnh phúc lắm rồi…

Minh Khuê

Kỳ 3: Một ngày ở “địa ngục trần gian”

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

(LĐTĐ) Suốt hàng trăm năm qua, làng dệt Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn vang lên tiếng lách cách đặc trưng của khung dệt gỗ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại đây vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chương trình "Gặp mặt trẻ em Thủ đô tiêu biểu vượt khó học tốt” được tổ chức thường niên là hoạt động có ý nghĩa thiết thực của thành phố Hà Nội nhằm động viên những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khích lệ tinh thần hiếu học của các em, động viên các em nỗ lực vươn lên thành con ngoan, trò giỏi.
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm

Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm

(LĐTĐ) Tháng 11 mang theo gió lạnh nhưng lại rất ấm áp với những kỷ niệm, niềm vui giản dị và sự kết nối tình thân. Hạnh phúc được là một hành trình khi có lòng biết ơn hiện tại và tận hưởng từng khoảnh khắc bình an.
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween

Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween

(LĐTĐ) Phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày này đã “khoác màu áo mới” với đa dạng các loại phụ kiện, đồ chơi độc lạ chào đón lễ hội hóa trang trong ngày cuối cùng của tháng 10.
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh

Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Vinh phối hợp cùng Trung tâm Đào tạo và Nâng cao năng lực phụ nữ thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức khóa học “Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ”.
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa

Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 26 - 27/10/2024, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024 với chủ đề "Bên nhau, mình là Nhà".
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo

Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), từ tháng 1/2021 - 10/2024, có khoảng 12.838 website tên miền bị lạm dụng, được sử dụng để vi phạm pháp luật; các tên miền quốc tế có tỷ lệ lạm dụng cao (81%).
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

(LĐTĐ) Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đã được thành phố Hà Nội và các địa phương đặc biệt chú trọng. Đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn triển khai các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao nâng cao sức khỏe tinh thần tại cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động