Côn Đảo, mảnh đất huyền thoại

Chúng tôi thật may mắn khi được cùng Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô thăm Côn Đảo, đúng vào dịp cả nước kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ, với rất nhiều việc làm ý nghĩa để tri ân và tưởng nhớ các Anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. 
con dao manh dat huyen thoai Chính thức đưa vào khai thác tuyến tàu cao tốc Sóc Trăng-Côn Đảo
con dao manh dat huyen thoai Côn Đảo lọt top thiên đường biển hoang sơ đẹp nhất thế giới

Tận cùng của “Địa ngục trần gian”

Mở đầu cuốn tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo”, Phùng Quán viết: “Tất cả tù Côn Đảo đều gọi Côn Đảo là địa ngục trần gian. Nghe người ta nói ở địa ngục trên có Diêm Vương hung ác, dưới có bọn quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa. Để hành hạ người chết có vạc dầu nấu sôi, sông lúc nhúc mãng xà rắn rết, có chỗ cưa chân xẻ tay… Không biết có địa ngục và địa ngục có cảnh đó không, nhưng ở Côn Đảo, những cảnh đó không thiếu và còn gấp trăm, gấp nghìn thế là khác…”

con dao manh dat huyen thoai

con dao manh dat huyen thoai

Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô đặt vòng hoa kính viếng các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Hàng Dương.

Tôi mới chỉ biết về Côn Đảo qua sách vở như thế, để ngay từ thời thơ ấu đã vô cùng cảm phục những chiến sĩ cách mạng quả cảm, anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của đất nước. Và khi được đặt chân tới mảnh đất Côn Đảo, tận mắt nhìn thấy những chuồng cọp, chuồng bò, những công cụ và hình ảnh mà bọn cai ngục tra tấn tù nhân, trong tôi lại càng cảm phục các chiến sĩ cách mạng.

Dẫn chúng tôi đi thăm Khu di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo, anh Nguyễn Văn Tính, vốn là người con của Hà Đông, Hà Nội, hướng dẫn viên khu di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo, với giọng trầm ấm, nghiêm trang, kể rằng: Trong suốt thời gian xây dựng và tồn tại hơn 100 năm, tại nhà tù Côn Đảo, bọn thực dân – đế quốc và tay sai đã giam cầm hàng chục ngàn chiến sỹ yêu nước với những chính sách tra tấn tàn bạo đã khiến khoảng 2 vạn chiến sỹ đã nằm xuống, vì vậy người ta vẫn nói Côn Đảo là “ Địa Ngục Trần Gian ” trong số đó có những nhà cách mạng yêu nước nổi tiếng như: Nguyễn An Ninh, Lê Hồng Phong, Võ Thị Sáu, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng... và nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh...

con dao manh dat huyen thoai
Nữ tù nhân Côn đảo Nguyễn Thị Ny hồi ức lại những năm tháng bị tù đày tại Côn Đảo với tác giả.

Cùng với nhà tù Phú Quốc, đây là một trong những địa điểm giam giữ các chiến sĩ cộng sản. Tại mỗi phòng giam, lúc cao điểm có đến hàng trăm người bị gông cùm, xiềng xích. Cai ngục thực dân dùng nhiều hình thức tra tấn từ thể xác đến tinh thần đối với các chiến sĩ.

Đến thăm Khu biệt giam phủ đầy rêu phong với 20 hầm đá khiến tất cả những người trong đoàn chúng tôi đều có cảm giác rợn người và càng thêm kính phục những chiến sĩ cách mạng bởi sức chịu đựng phi thường và lòng kiên trung đối với Tổ quốc. Trại giam Phú Tường, nơi nổi tiếng với "chuồng cọp", được xây dựng năm 1940, với diện tích hơn 5.000 m2 gồm 120 phòng giam có chấn song sắt phía trên, 60 phòng "tắm nắng" không có mái che.

Với 120 phòng giam kiểu này, hàng nghìn tù nhân cách mạng đã bị giam giữ từ suốt năm 1940. Cao điểm, mỗi phòng có đến chục người. Nhiều người trong chúng tôi không giấu được nước mắt khi nghe anh Tính nói về những đòn tra tấn dã man mà bọn cai ngục hằng ngày dành cho các chiến sĩ, khiến nhiều người đến chết. Khu biệt giam này bị giấu kín hoàn toàn và đến năm 1970, khi được phát hiện và phơi bày đã gây chấn động và bàng hoàng dư luận quốc tế.

Ở mảnh đất huyền thoại này hầu như câu chuyện nào cũng trở nên thiêng liêng, mang dấu ấn lịch sử. Câu chuyện phát hiện và phơi bày khu biệt giam trước dư luận quốc tế là một minh chứng. Đó là đầu năm 1970, tại Sài Gòn liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình của Hội sinh viên yêu cầu chính quyền trả tự do cho những học sinh, sinh viên đang bị giam ở Côn Đảo.

Trước áp lực này, sáng 25/5/1970, nhà cầm quyền buộc phải thả 5 học sinh, sinh viên đang bị giam tại chuồng cọp là: Cao Nguyên Lợi, Nguyễn Minh Trí, Trần Văn Long, Nguyễn Thanh Tòng và Nguyễn Tuấn Kiệt. Bí mật sẽ không bị phát hiện nếu sáng hôm đó không có cơn mưa rào bất ngờ ập đến khi 5 sinh viên vừa bước ra khỏi cổng nhà giam. Họ được đưa đến trú mưa ở mái hiên đối diện.

Một giờ trú mưa cơ hội quan sát lý tưởng đã được các sinh viên ghi nhớ toàn bộ vị trí, lối vào chuồng cọp. Vậy là sơ đồ dẫn đến cánh cửa bí mật nơi "địa ngục trần gian" đã được các sinh viên ghi nhớ và in hằn trong đầu.Tới Sài Gòn, 5 sinh viên không về nhà mà tới ngay Hạ nghị viện của chính quyền cũ để làm tường trình tố cáo tội ác của Nhà tù Côn Đảo.

Don Luce, một nhà báo Mỹ làm việc 12 năm tại Việt Nam đã đưa toàn bộ thông tin được tiết lộ về khu biệt giam bí mật này lên tạp chí Life (Mỹ), gây sửng sốt và chấn động dư luận trên toàn thế giới. Cả thế giới rung động trước tội ác tột cùng mà nhà cầm quyền đối với tù nhân cộng sản ở nơi “địa ngục trần gian” này.

Linh thiêng Nghĩa trang Hàng Dương

Thay mặt các thành viên trong đoàn, đồng chí Phạm Bá Vĩnh đã báo cáo với các anh hùng, liệt sĩ những kết quả mà tổ chức Công đoàn Thủ đô đã làm được, nhất là việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động, với tinh thần tất cả vì lợi ích đoàn viên; những hoạt động xã hội mang tính nhân văn cao của Công đoàn Thủ đô, nhất là việc thường xuyên thăm hỏi, trợ giúp các gia đình thương binh, liệt sĩ, nêu cao tinh thần “uống nước nhớ nguồn”.

Đồng chí cũng hứa với Anh linh các anh hùng, liệt sĩ, mỗi thành viên của tổ chức Công đoàn Thủ đô nguyện sống và làm việc tốt hơn nữa để xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc, góp phần xây dựng đất nước và Thủ đô ngày càng giàu đẹp.

Côn Đảo là nơi ghi dấu bao đau thương của người dân Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, khi đến Côn Đảo ai cũng muốn đến viếng nghĩa trang Hàng Dương, nơi chôn cất hàng nghìn chiến sĩ yêu nước đã ngã xuống trên mảnh đất này để có thể thắp một nén tâm hương tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng, liệt sĩ, kiên cường trước những đòn tra tấn tàn bạo, dã man của kẻ thù tại nơi được gọi là “địa ngục trần gian” trong suốt 113 năm tồn tại của nhà tù Côn Đảo (1862-1975).

Chính vì lẽ đó, ngay sau khi đặt chân đến Côn Đảo, đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô do đồng chí Phạm Bá Vĩnh, Phó chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa kính viếng anh linh các anh hùng, liệt sĩ đang được an táng tại Nghĩa trang Hàng Dương.

Thay mặt các thành viên trong đoàn, đồng chí Phạm Bá Vĩnh đã báo cáo với các anh hùng, liệt sĩ những kết quả mà tổ chức Công đoàn Thủ đô đã làm được, nhất là việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động, với tinh thần tất cả vì lợi ích đoàn viên; những hoạt động xã hội mang tính nhân văn cao của Công đoàn Thủ đô, nhất là việc thường xuyên thăm hỏi, trợ giúp các gia đình thương binh, liệt sĩ, nêu cao tinh thần “uống nước nhớ nguồn”.

Đồng chí cũng hứa với Anh linh các anh hùng, liệt sĩ, mỗi thành viên của tổ chức Công đoàn Thủ đô nguyện sống và làm việc tốt hơn nữa để xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc, góp phần xây dựng đất nước và Thủ đô ngày càng giàu đẹp.

Vẫn giọng trầm ấm, trang nghiêm, anh Nguyễn Văn Tình, giới thiệu: Ngày 19/12/1992, nghĩa trang Hàng Dương đã được khởi công xây dựng, cải tạo khuôn viên khoảng 20 ha và có tu bổ hàng năm. Có 1.913 ngôi mộ chia thành 4 khu A, B, C, D. Trong đó khu vực A, B, C là các nghĩa trang cũ, và D là diện tích khu mộ mới được thiết lập. Trong số 1.913 ngôi mộ trong nghĩa trang chỉ 793 có tên địa chỉ cụ thể, số còn lại là những ngôi mộ vô danh. Đây cũng là nơi an nghỉ của nhiều nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, Lê Hồng Phong, đặc biệt là mộ của nữ Anh hùng Võ Thị Sáu …

Một điều đặc biệt của nghĩa trang Hàng Dương là mọi người thường đến viếng mộ về đêm. Đèn chiếu sáng ở khắp mọi nơi và trước mỗi ngôi mộ có một ngọn đèn nhỏ như nến đã khiến cho nghĩa trang Hàng Dương trở nên thực sự linh thiêng, lấp lánh. Âm nhạc nhẹ nhàng phát ra từ chiếc loa nhỏ nằm rải rác khắp nghĩa trang, như một bản giao hưởng ru giấc ngủ ngàn đời cho các anh hùng, liệt sĩ, những người yêu nước đã hy sinh.

Đến thăm nghĩa trang Hàng Dương thiêng liêng về đêm được xem là hoạt động tồn tại lâu đời ở Côn Đảo do gắn liền với ngôi mộ của nữ Anh hùng Võ Thị Sáu, người con gái Đất Đỏ không sợ hy sinh, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù, chỉ với một mong ước duy nhất là đánh đổ lũ đế quốc, tay sai giành lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.

Kính cẩn nghiêng mình trước Anh linh liệt nữ Anh hùng Võ Thị Sáu, trong chúng tôi cứ vang lên âm hưởng thiết tha, oai hùng: “Người thiếu nữ ấy như mùa xuân/ Chị đã dâng trọn cuộc đời/ Để chiến đấu với bao niềm tin/ Dù chết vẫn không lùi bước/ Chị Sáu đã hy sinh rồi/ Giọng hát vẫn như còn vang dội/ Vào trái tim những người đang sống/ Giục đi lên không bao giờ lui”…

Nữ tù Côn Đảo duy nhất hiện còn sống ở Côn Đảo

Tới thăm Côn Đảo lần này, cá nhân tôi còn may mắn hơn khi được gặp lại người nữ tù Côn Đảo duy nhất hiện còn sống ở Côn Đảo. Nói là gặp lại, bởi cách đây 5 năm, trong một chuyến công tác tại Côn Đảo, tôi đã rất may mắn khi được gặp bà qua lời giới thiệu của một anh xe ôm, quê Hải Dương đã vào sinh sống tại Côn Đảo hơn 10 năm.

Lần này cũng vậy, khi biết được nguyện vọng của tôi, một anh xe ôm khác, quê ở Phú Thọ chỉ mất có 5 phút đã đưa tôi đến căn tạp hóa nhỏ tại 12 Đường Võ Thị Sáu, nơi sinh sống của vợ chồng bà Nguyễn Thị Ny, người nữ tù Côn Đảo duy nhất hiện sống ở Côn Đảo. Bà mời tôi vào nhà vẫn với dáng vẻ nhanh nhẹn của 5 năm trước, cũng thật dễ hiểu khi bà không nhận ra tôi, bởi với một nhân chứng lịch sử như bà, bà đã gặp biết bao nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử, các đoàn thể, tổ chức…

Về cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của bà, đặc biệt là những năm tháng bị tù đày ở Côn Đảo (từ 10/1972 đến 5/1974), tôi đã được biết và viết tận tường trong bài “Nữ tù Côn đảo duy nhất hiện sống ở Côn Đảo” cách đây 5 năm. Lần này được gặp lại bà, mừng vì bà vẫn khỏe, vẫn minh mẫn ở cái tuổi gần 80, bà vẫn là tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo.

Mặc dù vậy, từ ngày ấy đến hôm nay gặp lại bà, tôi vẫn cứ băn khoăn: Bà bị tra tấn, đánh đập, lại xây đựng gia đình muộn, bà không có cái hạnh phúc được làm mẹ. Hơn 30 năm chung sống, hai ông bà dựa vào nhau với những vui buồn. Khi trái nắng trở trời, những vết thương cũ lại đau, bà vẫn nén đau để sống lạc quan, tiếp tục làm những việc có ích cho xã hội. Với cương vị là Phó cựu tù chính trị Côn Đảo, bà vẫn luôn là tấm gương sáng cho mọi thế hệ về tinh thần quả cảm, hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc.

Bà không nói, nhưng chúng tôi biết, ngoài khoản lương hưu ít ỏi, cuộc sống của ông bà không tránh khỏi những khó khăn. Song trò chuyện với bà, chúng tôi thấy bà rất thanh thản, chúng tôi hiểu, đằng sau sự thanh thản ấy không thể tránh được những giây phút buồn. Băn khoăn như vậy để thấy cảm phục bà hơn.

Hơn 30 năm lấy chồng là hơn 30 năm gắn bó với Côn Đảo, chẳng phải vì cuộc sống ở đây hơn gì nơi quê bà, mà bà gắn bó với Côn Đảo vì nơi đây đối với bà đã trở nên quá thiêng liêng, bà muốn được thường xuyên ra nghĩa trang Hàng Dương thăm viếng, thắp nén tâm nhang lên những ngôi mộ của hàng ngàn đồng chí, đồng đội của bà. Và mỗi khi đứng trước những ngôi mộ này, bà lại tự nhủ, mình là người may mắn khi còn được chứng kiến quê hương, đất nước và mảnh đất Côn Đảo này đang thay đổi, phát triển từng ngày. Và phải sống sao cho xứng với những người đã anh dũng hy sinh cho sự tồn vong của dân tộc.

Ý nguyện ấy của bà cũng là ý nguyện của mỗi chúng ta, những người yêu nước, yêu hòa bình. Nhất là trong những ngày tháng Bảy này tại Côn Đảo, nơi mà sự bất khuất, kiên trung của các chiến sĩ cách mạng trước đòn roi tra tấn tàn khốc của kẻ thù đã trở nên huyền thoại.

Ghi chép của Nguyễn Mẫn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số cho 152 cộng tác viên làm công tác dân số tại cơ sở trên địa bàn.
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

(LĐTĐ) Tại Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 18 diễn ra tối nay (19/12), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Thanh Xuân tổ chức Điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2024) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

(LĐTĐ) Bảy giờ sáng, bầu trời qua ô cửa vẫn đùng đục một màu xám ngoét, tôi co mình trong chiếc chăn bông dày xụ, với tay lấy điện thoại mà tưởng mình lỡ bỏ quên trong tủ lạnh đêm qua. Vừa vào Facebook, lòng tôi se sắt khi thấy dòng trạng thái của một cô bạn học cũ “Mất mẹ, con mất cả mùa xuân” kèm tấm ảnh chụp đoạn tin nhắn hai mẹ con thảo luận mẫu trang trí Tết năm nào. Dòng chữ dưới cùng tấm hình "bạn không thể nhắn tin với tài khoản này" thực sự xuyên thẳng vào tim tôi lạnh ngắt.
Độc đáo nghề làm hoa tre

Độc đáo nghề làm hoa tre

(LĐTĐ) Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vào mỗi dịp Xuân về, dân làng Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn những giò hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh, cầu mong Ngài phù hộ, độ trì cho nhân dân sức khỏe, phúc lộc…
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

(LĐTĐ) Ngày 19/12, Hội và Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400), Nền tảng thiện nguyện MB phát động chiến dịch gây quỹ cộng đồng ủng hộ người bị di chứng chất độc da cam/dioxin với thông điệp “Những mùa xuân nguyên vẹn”.
Xem thêm
Phiên bản di động