Kỳ 2: Những tuyến đê “oằn lưng” gánh xe quá tải
Kỳ 1: Nhức nhối tình trạng lấn chiếm hành lang đê điều | |
"Oằn lưng" gánh xe quá tải | |
Kinh hoàng xe tải đè bẹp xe con, một người tử vong |
Xe quá tải lộng hành
Xe quá tải hoành hành tàn phá đường đê từ lâu đã trở thành nỗi nhức nhối và bức xúc của dư luận. Việc các xe chở vật liệu xây dựng (VLXD), nông sản... với tải trọng vượt quá giới hạn cho phép chạy trên các tuyến đê đã trở thành hình ảnh quen thuộc, thậm chí ngay trên các tuyến đê bao xung yếu.
Theo ghi nhận, tại các tuyến đê trọng yếu trên địa phận Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Bắc Từ Liêm, Ba Vì, Mê Linh, Đông Anh, Hoài Đức… các xe quá tải chở VLXD vẫn ngang nhiên hoạt động với số lượng lớn.
Có những điểm, hàng loạt xe quá tải đỗ hàng dài trên mặt đê để chờ lấy, trả hàng gây khó khăn đi lại cho người dân khi tham gia giao thông.
Nhức nhối nhất là khu vực đoạn đê hữu sông Hồng thuộc địa phận các xã Vạn Điểm, Thống Nhất, Hồng Vân, Ninh Sở của huyện Thường Tín.
Theo quan sát, hầu hết mặt đường trên tuyến đê này đã bị hư hỏng nghiêm trọng, gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại của bà con, cũng như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Nguyên nhân là do hằng ngày, hằng giờ, đê phải oằn mình “cõng” hàng trăm lượt xe chở vật liệu xây dựng quá trọng tải cho phép qua lại.
Xe quá chở VLXD tạo đám bụi khi đi trên đoạn đường đê xã Thống Nhất - Thường Tín (ảnh: Bảo Bình) |
Có thể nói, đoạn đê đối diện cổng làng Duyên Trang, hay dốc xuống làng Duyên Yết xã Hồng Thái, đoạn ngã ba giao cắt giữa Tỉnh lộ 419 với đê hữu Hồng thuộc địa phận thị trấn Phú Minh… là những điểm bị hư hỏng nặng nhất.
Tại những điểm này, mặt đê vỡ nham nhở, lồi lõm. Ngày mưa, cả đoạn đường luôn trong tình trạng bùn đất nhầy nhụa, còn ngày nắng thì bụi mù mịt mỗi khi ô tô, xe máy chạy qua.
Mặt đê trên tuyến đê thuộc địa phận xã Thống Nhất nham nhở các vết nứt (ảnh: Bảo Bình) |
Tại đoạn đê thuộc xã Thống Nhất, hàng loạt xe tải tấp nập ra vào các điểm trung chuyển, tập kết VLXD trái phép dưới bãi ven sông. Trên mặt đê những rãnh lớn, ổ trâu, ổ gà xuất hiện dày đặc, nhiều chỗ mặt đường bong tróc lồi lõm.
Hàng loạt xe tải chở đầy ắp cát, than ào ào chạy trên mặt đê, đáng chú ý, có rất nhiều xe không hề được che chắn cẩn thận, đúng quy định. Bất chấp mặt đường đê đã vỡ nham nhở, nhưng hầu hết các xe tải này đều chạy với tốc độ 60-70km/h, khiến bụi bay mù mịt, gây mất an toàn giao thông.
Tại đoạn đê khác thuộc địa phận một số xã của huyện Phú Xuyên có cắm biển hạn chế tải trọng 12 tấn. Nhưng tại đây, các xe tải trọng lớn lên tới 50-60 tấn chở vật liệu xây dựng vẫn băng băng đi lại trên đường.
Còn tại địa phận của quận Bắc Từ Liêm, theo phản ánh của những người dân sống tại khu vực đê của các phường Liên Mạc, Thượng Cát… tình trạng xe quá tải diễn ra cả ngày lẫn đêm. Các xe tải này thay nhau ra vào các bến, bãi tập kết VLXD ven bãi sông Hồng.
Việc các xe tải trọng lớn hoạt động liên tục gây hư hỏng đường xá, không đảm bảo an toàn giao thông, cùng với đó việc che chắn không đảm bảo, dẫn tới vật liệu rơi vãi biến con đường luôn bụi bặm khiến người dân nơi đây không khỏi bức xúc.
Không những thường xuyên chở quá tải, các xe này còn chiếm dụng luôn mặt đê để làm chỗ đỗ, dừng mỗi khi chờ đến lượt vào bãi, bến lấy VLXD.
Xe tải trọng lớn xếp hàng trên tuyến đê thuộc xã Liên Mạc - Bắc Từ Liêm (ảnh: Bảo Bình) |
Tương tự, cũng tại tuyến đê hữu Hồng qua địa phận các quận, huyện, thị xã như: Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì, tình trạng xe quá tải chạy trên đê cũng diễn ra khá phổ biến khiến các tuyến đường đê xung yếu này luôn ở trong tình trạng bị bụi bẩn, ô nhiễm, và đặc biệt là làm hư hỏng nghiêm trọng mặt đê…
Điều đáng nói, vi phạm của các xe quá tải thường xuyên diễn ra với số lượng lớn nhưng lại chưa được các lực lượng chức năng ngăn chặn, xử lý dứt điểm .
Cần nâng chế tài xử phạt
Qua tìm hiểu, Thành phố Hà Nội hiện có tổng số 626,124km đê được phân cấp, trong đó: có 37,709km đê là đê cấp đặc biệt; 249,189km đê cấp I; 334,226km đê cấp II, III, IV, V. Ngoài ra, Hà Nội còn có 41 tuyến đê bao, đê bối và đê chuyên dùng với tổng chiều dài 132,84km chưa được phân cấp.
Theo thống kê của Thanh tra Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm 2018, lực lượng Thanh tra Giao thông mới chỉ kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với 114 trường hợp, phạt tiền trên 400 triệu đồng, tạm giữ 2 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 19 trường hợp. Tuy nhiên, do chế tài xử phạt còn có hạn chế, chưa đủ răn đe nên các doanh nghiệp vận tải vẫn “vô tư” vi phạm.
Trước vấn nạn xe quá tải, đặc biệt trên địa bàn huyện Thường Tín, UBND Thành phố Hà Nội đã có Công văn số 4167/UBND-KT, ban hành ngày 25/8/2017, yêu cầu sở, ngành liên quan, UBND huyện Thường Tín, Phú Xuyên xử lý xe quá tải trọng cho phép lưu thông trên tuyến đê hữu Hồng thuộc địa bàn huyện Thường Tín và huyện Phú Xuyên.
UBND TP Hà Nội cũng giao Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, UBND huyện Thường Tín, Phú Xuyên chỉ đạo Cảnh sát Giao thông, Thanh tra Giao thông và các cơ quan chức năng của huyện tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp xe quá tải trọng đi trên đê, xe có thùng bệ không đúng kích thước thiết kế.
Đối với những trường hợp lái xe vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, xem xét tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định. Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại Văn bản số 4523/UBND-NNNT ngày 24/6/2014 về việc lắp dựng mố ngăn chặn xe quá tải lưu thông trên các tuyến đường trên đê.
Phối hợp với UBND huyện Thường Tín, Phú Xuyên xác định vị trí, triển khai xây dựng các mố trên mặt đê để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xe quá tải trọng đi trên đê. Tuy nhiên, đến nay việc khắc phục cũng như giải quyết tình trạng xe quá tải trên địa bàn hai huyện này vẫn chưa có dấu hiệu tích cực.
Rõ ràng, việc xe quá tải diễn ra phổ biến trên các tuyến đê, xuất phát chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận lái xe khi tham gia giao thông. Cùng với đó là sự bất chấp các quy định pháp luật của các chủ xe để đổi lấy lợi nhuận mà bất chấp hậu quả.
Để xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm cần có sự vào cuộc thường xuyên, quyết liệt hơn nữa của các cơ quan chức năng. Đồng thời, nghiên cứu sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Đặc biệt là nên tăng chế tài xử phạt như: tăng thời gian tạm giữ phương tiện; tăng mức phạt với các chủ doanh nghiệp vận tải có hành vi vi phạm. Cùng với đó là việc nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo UBND cấp huyện, xã trong việc để xảy ra tình trạng vi phạm trên địa bàn.
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 24/12/2024 06:12
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34