Trường Sa – tiếng gọi thiêng liêng!

Kỳ 2: Những chiến sĩ không mặc áo lính

(LĐTĐ) Trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), ngoài các cán bộ, chiến sĩ khoác trên mình bộ quân phục còn có những người chiến sĩ không mặc áo lính. Đó là những người thầy giáo, y, bác sĩ và các hộ dân, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ đã tình nguyện ra các đảo thuộc quần đảo Trường Sa sinh sống, công tác để góp sức mình xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo quê hương.
ky 2 nhung chien si khong mac ao linh Trường Sa – tiếng gọi thiêng liêng!
ky 2 nhung chien si khong mac ao linh Tàu Hải quân đưa 33 ngư dân gặp nạn vào bờ an toàn
ky 2 nhung chien si khong mac ao linh Cấp cứu thành công một ngư dân bị viêm ruột thừa cấp ở Trường Sa

Khát vọng gieo con chữ nơi đầu sóng ngọn gió

Những ngày đầu Xuân, thời tiết trên đảo Trường Sa lớn như chiều lòng người hơn, bầu trời trở nên trong xanh dịu nhẹ, từng cơn gió thoảng qua làm cho những tán cây rung rinh như đang nhảy múa theo điệu nhạc của thiên nhiên, tất cả đã tạo nên một không gian rất đỗi yên bình.

Giữa không gian yên bình ấy, hòa chung với tiếng sóng biển rì rào là tiếng giảng bài của thầy giáo Bành Hữu Tình tại một lớp học của Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa.

Lớp học của thầy Tình rất đặc biệt, chỉ có 5 học sinh nhưng lại ở các độ tuổi khác nhau gồm mẫu giáo bé, mẫu giáo lớn và lớp ba nên thầy không chỉ là người gieo con chữ, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà đôi khi còn đóng vai trò là người “bảo mẫu”.

ky 2 nhung chien si khong mac ao linh
Thầy Bành Hữu Tình đang miệt mài giảng bài cho các em học sinh

Khi mới ra Trường Sa công tác, thầy Tình đã gặp không ít khó khăn nhưng với nhiệt huyết của tuổi trẻ, lòng yêu nghề và hơn hết là tình yêu đối với Trường Sa, thầy đã vượt qua mọi gian khó để công tác tốt. Đến nay, thầy Tình đã có hai năm sinh sống và dạy học cho các em học sinh trên đảo Trường Sa lớn.

Trò chuyện với chúng tôi dưới tán cây bàng vuông xanh mướt, thầy Tình nói: “Trước khi ra đảo Trường Sa lớn dạy học, tôi đã có 13 năm công tác tại các trường tiểu học của tỉnh Khánh Hòa.

Từ khi là sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, tôi đã có mong muốn được gieo con chữ cho những học sinh ở Trường Sa và được góp sức mình để tiếp bước cha anh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Vì vậy, khi biết Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tuyển giáo viên ra Trường Sa công tác, tôi đã tình nguyện viết đơn đăng ký và được lựa chọn”.

“Tôi vẫn còn nhớ cảm giác lần đầu tiên được đặt chân lên mảnh đất Trường Sa thiêng liêng và anh hùng, thật xúc động và tự hào biết bao.

Đón chào tôi là những cái bắt tay ấm áp, những nụ cười rạng rỡ của các cán bộ, chiến sĩ và người dân, cùng với đó là tiếng chào hỏi lễ phép của các em nhỏ đang sinh sống trên đảo.

Thời khắc đó tôi biết rằng mình sẽ trải qua những tháng ngày đẹp đẽ nhất của tuổi trẻ, của đời dạy học ở chính nơi đây” – thầy Tình chia sẻ.

ky 2 nhung chien si khong mac ao linh
Lớp học đặc biệt của thầy Tình chỉ có 5 học sinh nhưng lại ở nhiều độ tuổi khác nhau

Ở trên đảo, ngoài công việc giảng dạy, thầy Tình cũng tích cực tham gia các hoạt động chung như tăng gia sản xuất, hoạt động văn nghệ thể thao…

Đặc biệt, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn của Thị trấn Trường Sa, thầy Tình luôn quan tâm và phối hợp với các đơn vị triển khai nhiều hoạt động để nâng cao đời sống cho đoàn viên.

Khi được hỏi về chuyện tình cảm, thầy Tình nở nụ cười hiền hậu và nói: “Năm nay tôi cũng đã 37 tuổi nhưng vẫn chưa lập gia đình bởi tôi muốn sống với niềm khát khao được cống hiến sức trẻ, được gieo con chữ cho những em học sinh ở nơi đầu sóng ngọn gió.

Hết thời gian công tác ở đảo Trường Sa lớn, tôi sẽ tiếp tục đăng ký công tác tại các đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa. Còn khi nào duyên lành đến tôi sẽ mở lòng đón nhận”.

Điểm tựa sức khỏe của quân, dân trên đảo

Trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, cùng với những thầy, cô giáo đang tận tâm gieo con chữ cho các em học sinh còn có những y, bác sĩ tình nguyện ra các đảo làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và chữa trị cho những ngư dân đang vươn khơi bám biển khi họ gặp vấn đề về sức khỏe.

Là một trong những y, bác sĩ tình nguyện ra Trường Sa công tác, bác sĩ Bùi Vĩnh Phúc, Bệnh xá trưởng Trung tâm y tế Thị trấn Trường Sa bày tỏ: “Tôi cảm thấy rất vinh dự, tự hào khi được cống hiến sức trẻ và kinh nghiệm, năng lực chuyên môn của mình để chăm sóc sức khỏe cho quân và dân trên đảo.

Đồng thời, trở thành điểm tựa về sức khỏe giúp cho cán bộ, chiến sĩ yên tâm làm nhiệm vụ và ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển”.

ky 2 nhung chien si khong mac ao linh
Các y, bác sĩ trên đảo được ví là điểm tựa về sức khỏe giúp cho cán bộ, chiến sĩ yên tâm làm nhiệm vụ và ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển

Nói về đặc thù công việc khám, chữa bệnh ở ngoài đảo, bác sĩ Phúc chia sẻ, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt cùng với đó là cơ cấu bệnh tật có những đặc thù riêng nên đội ngũ y, bác sĩ của bệnh xá luôn chủ động các phương án đảm bảo sức khỏe cho quân, dân trên đảo.

Bệnh xá cũng được trang bị thiết bị chẩn đoán bệnh từ xa nên dễ dàng kết nối từ đảo với bệnh viện trong đất liền để kịp thời xử lý mọi tình huống nguy cấp liên quan đến sức khỏe của quân, dân trên đảo và ngư dân.

Trên các đảo như: Trường Sa lớn, Sinh Tồn, Song Tử Tây… còn có những chiến sĩ không mặc áo lính là các hộ dân đã tình nguyện đăng ký ra đảo sinh sống.

Cuộc sống của các hộ dân ngoài đảo cũng giống như trong đất liền, họ ở trong những ngôi nhà khang trang, vững chãi, đủ sức chống chọi với bão giông và con em của các hộ dân cũng được đi học, được quan tâm, chăm lo về mọi mặt.

Anh Nguyễn Minh Vinh, một trong những người dân sinh sống trên đảo Trường Sa lớn chia sẻ: “Xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước và mong muốn được góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, gia đình tôi đã tình nguyện đăng ký ra Trường Sa sinh sống.

Ở ngoài đảo, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân chủng Hải quân và chính quyền địa phương, cuộc sống của chúng tôi cũng được đảm bảo như ở trong đất liền”.

ky 2 nhung chien si khong mac ao linh
Với mong muốn được góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, nhiều hộ dân đã tình nguyện đăng ký ra các đảo thuộc quần đảo Trường Sa sinh sống

Hằng ngày, khi mặt trời còn chưa ló rạng, anh Vinh đã cùng các ngư dân ra biển đánh bắt hải sản, ngoài ra, anh cũng tham gia đội Dân quân tự vệ của Thị trấn Trường Sa.

Còn vợ anh là chị Võ Thị Sông ở nhà lo cơm nước, dạy dỗ các con, làm những công việc nội chợ, tăng gia sản xuất. Những chiếc vỏ ốc, vỏ sò đủ màu sắc qua bàn tay khéo léo của chị Sông trở lên đẹp lung linh trong hình hài của cành hoa, cây cảnh hay bức tranh làng quê Việt.

Mỗi một tác phẩm nghệ thuật làm từ những chiếc vỏ ốc, vỏ sò đó đều được chị Sông cất giữ cẩn thận để làm quà cho người thân và những vị khách từ đất liền ra thăm đảo.

Ngôi nhà của vợ chồng anh Vinh cũng giống như bao ngôi nhà khác trên đảo, được xây dựng kiên cố, khang trang và đầy đủ tiện nghi.

Tại vị trí trang trọng nhất trong nhà, vợ chồng anh chị đặt bàn thờ Bác Hồ để thể hiện sự tôn kính và khắc ghi công lao của những thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Đồng thời, cũng là để giáo dục cho các con của anh chị về truyền thống vẻ vang của dân tộc và nuôi dưỡng tình yêu quê hương cho những mầm non tương lai của đất nước.

Diện mạo của quần đảo Trường Sa đang ngày càng đổi mới và khang trang hơn. Góp phần tạo nên những đổi thay tích cực đó có một phần công sức của những người chiến sĩ không mặc áo lính đang từng ngày cống hiến sức lực, trí tuệ và nhiệt huyết để xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

(Kỳ 3: Nhân lên những “cánh tay nối dài” của Đảng)

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bay cao con nhé!

Bay cao con nhé!

(LĐTĐ) Những ngày cuối cấp ba, con hẳn đang sống trong những cảm xúc đan xen - vừa hồi hộp vừa háo hức, vừa vui sướng nhưng cũng có chút lo âu. Nhìn con, bố thấy cả một chặng đường dài con đã đi qua, từ những bước chân nhỏ bé chập chững đầu tiên đến giờ đây, khi con chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời - đại học. Bố không chỉ tự hào về con mà còn muốn ôm chặt con trong vòng tay, nhắn nhủ con vài lời trước khi con vươn cánh bay cao.
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo

Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia 2024 (Techfest Việt Nam 2024), chiều 26/11, tại Hải Phòng đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo. Sự kiện diễn ra trong ba ngày từ 26-28/11/2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng tổ chức.
Truy tố cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và đồng phạm

Truy tố cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và đồng phạm

(LĐTĐ) Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 17 bị can trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại dự án Khu đô thị biển Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận).
Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 sắp diễn ra tại Hà Nội

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 sắp diễn ra tại Hà Nội

(LĐTĐ) Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 sẽ diễn ra trong hai ngày, từ ngày 2 - 3/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, dự kiến với hơn 2.000 đại biểu tham dự. Hội nghị là môi trường trao đổi và phổ cập kiến thức, thúc đẩy phát triển thành phố thông minh, sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển của chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.
Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép quy mô lớn trên sông Hồng trong đêm

Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép quy mô lớn trên sông Hồng trong đêm

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng đã bất ngờ triển khai kiểm tra, bắt giữ một tàu hút không gắn số đăng ký khi đang tổ chức khai thác cát từ lòng sông Hồng tại khu vực giáp ranh giữa huyện Phúc Thọ (Hà Nội) và huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc).
Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Với 455/456 đại biểu có mặt tán thành, ngày 26/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Quy định lại thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản

Quy định lại thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản

(LĐTĐ) Chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, với 450/453 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi). Một trong những nội dung đáng chú ý liên quan đến thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bun-ga-ri Ru-men Ra-đép và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bun-ga-ri tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Ru-men Ra-đép.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Xem thêm
Phiên bản di động