Nhà ở xã hội cho công nhân: Vẫn chỉ là mơ ước

Kỳ 2: Nghịch lý thừa nhà, công nhân vẫn không thể ở

28 đơn nguyên và tòa nhà được xây dựng tại KCN Bắc Thăng Long dành cho công nhân (CN) thuê đã được xây dựng, nhưng có một nghịch lý đáng buồn là sau khoảng 3 năm hoàn thiện, vì một số bất cập trong thiết kế và chậm trễ trong việc phê duyệt giá cho thuê, nhiều diện tích nhà ở xã hội đang bị bỏ hoang, lãng phí.
ky 2 nghich ly thua nha cong nhan van khong the o Kỳ 1: Nỗi niềm công nhân thuê trọ
ky 2 nghich ly thua nha cong nhan van khong the o Dần mở nút thắt cơ chế nhà ở và nhà ở xã hội cho công nhân

Nhu cầu cao, nhưng chưa thể bố trí

Gia đình chị Trần Thị Mai Hoa – CN Công ty TNHH Denso Việt Nam là một trong số ít gia đình CN may mắn thuê được căn hộ trên tầng 11 Tòa nhà CT1A Khu nhà ở xã hội Kim Chung.

ky 2 nghich ly thua nha cong nhan van khong the o
Đơn nguyên D4 là tòa nhà hiện đang để không nhiều năm nay do thiết kế bất cập.

So với 1 năm trước khi phải thuê trọ ở ngoài, gia đình 5 người (2 vợ chồng, 2 con và bà nội) thực sự cảm thấy “đổi đời” khi được ở trong căn hộ chung cư khép kín với diện tích 53m2 có phòng khách, khu nấu ăn, công trình phụ, 2 phòng ngủ, ban công thoáng mát để giặt giũ, phơi quần áo và giá thuê chỉ gần 1,4 triệu đồng/tháng.

“9 năm em trọ ở thôn Bầu nên đã quá khổ với cảnh nhà ở chật chội, ẩm thấp. Căn phòng hơn 10m2, giá đã 800.000 đồng, chưa kể điện, nước phải trả giá cao nên đến khi sinh con, vợ chồng em phải gửi về nhờ ông bà trông giúp.

ky 2 nghich ly thua nha cong nhan van khong the o

Nay thì vợ chồng em đã đón được 2 con lên, có phòng riêng cho vợ chồng, phòng dành cho 3 bà cháu, sinh hoạt tiện nghi hơn, đặc biệt là an ninh được đảm bảo hơn rất nhiều so với thuê trọ bên ngoài, không còn lo cảnh mất đồ nữa”- chị Hoa cho biết.

Tuy nhiên, những người may mắn như gia đình chị Hoa không nhiều. Ông Trần Anh Dũng - Phó Phụ trách Phòng Quản lý nhà Xí nghiệp Quản lý và phát triển nhà ở xã hội (Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội) cho biết: Tính đến tháng 6.2016, Xí nghiệp đã tiếp nhận 517 hồ sơ CN đăng ký xin thuê nhà, riêng hồ sơ xin đăng ký thuê nhà theo hộ gia đình là 515 hộ. Trong số này, Xí nghiệp mới bố trí được 137 hồ sơ với 1.336 chỗ ở và trong tháng 7 này, dự kiến sẽ bố trí thêm chỗ ở cho 19 hộ với 176 chỗ ở.

Khoảng 230 phòng đơn nguyên nhà 5 tầng, 2 tòa nhà 15 tầng (CT2 và CT3 với 224 phòng) dành cho hộ độc thân thuê đã hoàn thiện từ năm 2014, nhưng đến nay đành chấp nhận bỏ không chỉ vì thiết kế bất cập và thiếu nội thất đang là sự lãng phí rất lớn; trong khi đó hàng ngàn CN KCN, sau mỗi giờ tan ca, tan kíp, phải chấp nhận ở trong những căn nhà trọ chật chội, nóng nực, không đảm bảo an ninh và tái tạo sức lao động.

Gần 400 đơn xin thuê trọ đang xếp hàng chờ với hàng ngàn chỗ ở của các gia đình CNLĐ chưa được xem xét, bố trí cho thấy nhu cầu về nhà ở xã hội trong công nhân lao động (CNLĐ) KCN Thăng Long đang rất lớn. Đáng chú ý là nhu cầu thuê nhà theo hộ gia đình CN đang tăng cao, xu hướng thuê trọ theo diện hộ đơn thân giảm mạnh.

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với số liệu khảo sát của CĐ các KCN-CX Hà Nội đưa ra gần đây khi tỉ lệ CNLĐ lập gia đình chiếm khoảng 50% trên tổng số CNLĐ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều đơn nguyên nhà ở xã hội thiết kế dành cho hộ độc thân đang bị “ế”.

Thiết kế bất cập, hàng trăm căn hộ bị “ế”

Ông Trần Anh Dũng cho biết, giai đoạn 1, có 24 đơn nguyên nhà 5 tầng được thiết kế dành cho CN độc thân thuê, nhưng nhu cầu này hiện đang giảm mạnh. Số đơn nguyên được các Công ty trong KCN thuê cho CNLĐ ở theo diện đơn thân cũng giảm rõ rệt. Cụ thể: Công ty Canon giảm từ 11 đơn nguyên xuống còn 6 đơn nguyên; Nissei giảm từ 5 đơn nguyên xuống còn 1; Panasonic giảm từ 3 đơn nguyên xuống 1.

Lý giải về việc còn tồn khoảng hơn 20% diện tích nhà ở xã hội thuộc giai đoạn 1 và 75% số diện tích nhà ở trong giai đoạn 2 chưa đưa vào sử dụng, ông Dũng cho hay: “Theo thiết kế của giai đoạn 1, khu nhà ở xã hội Kim Chung (hoàn thành năm 2013) có 24 đơn nguyên nhà 5 tầng với 1.084 phòng với 9.168 chỗ ở.

Tuy nhiên, trên thực tế, Xí nghiệp mới cho thuê 849 phòng (chiếm 78,3%) với 6.778 chỗ ở (gần 74%). Giai đoạn 2, Hà Nội tiếp tục xây dựng 3 khối nhà với 4 đơn nguyên 15 tầng (hoàn thiện trong tháng 9.2014) với 448 phòng. Trong đó, theo thiết kế, 2 tòa (CT1A và CT1B) dành cho hộ gia đình thuê và 2 tòa (CT2 và CT3) dành cho hộ độc thân thuê.

Nhưng đến nay, Xí nghiệp mới tạm thời đưa vào khai thác và sử dụng 112 căn hộ tại tòa CT1A, 3 tòa còn lại vẫn chưa được bàn giao do chậm trễ trong việc phê duyệt giá thuê nhà và giá dịch vụ (đối với hộ gia đình thuê) và chưa có kinh phí trang bị nội thất (giường ngủ, tủ quần áo) đối với tòa nhà dành cho hộ độc thân”.

Đối với hơn 20% số diện tích đơn nguyên nhà 5 tầng bị “ế”, theo ông Dũng, những căn hộ này được thiết kế quá rộng, dành cho 18 -24 người/phòng. Với thiết kế chỉ có 1 công trình phụ, trong khi số lượng CN ở quá đông sẽ rất bất tiện trong sinh hoạt nên không có công ty nào thuê loại căn hộ nào cho CN.

Để giải quyết nhu cầu nhà trọ của các hộ gia đình, Xí nghiệp Quản lý nhà đã xin Thành phố cho phép chuyển đổi mục đích từ cho thuê hộ đơn thân sang cho hộ gia đình thuê, nhưng điều này lại gặp bất cập về giá. Hiện, giá cho thuê vẫn áp dụng như với hộ độc thân (120.000 đồng/người nhân theo số người đã thiết kế/phòng).

Theo đó, giá thấp nhất của căn hộ dành cho 18 người đã gần 2,2 triệu đồng/phòng và giá của căn hộ dành cho 24 người là gần 2,9 triệu đồng/phòng chưa kể chi phí điện, nước. Số tiền này cao hơn nhiều so với các căn hộ xung quanh được thiết kế dành cho gia đình và quá cao so với thu nhập của CNLĐ.

“Cho hộ độc thân thuê thì bất tiện, cho hộ gia đình thuê thì giá quá cao, chúng tôi cũng đã tính tới việc đề xuất Thành phố cho thiết kế lại, ngăn thành các phòng diện tích nhỏ hơn cho hộ độc thân hoặc gia đình thuê. Tuy nhiên, chi phí sửa chữa, việc đi lại đường điện, đường nước quá lớn nên hiện tại số diện tích nhà ở này vẫn bỏ trống”- ông Dũng cho biết thêm.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động, báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2024.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Xem thêm
Phiên bản di động