Kỳ 2: Mong đám cưới tiết kiệm, đầm ấm
Vui buồn đám cưới công nhân. Kỳ 1: Nỗi lo của hai bên | |
Vui buồn đám cưới công nhân |
Mong muốn cưới đơn giản
Thu nhập không cao, lại phải trang trải bao thứ cho cuộc sống, nên thời gian gần đây công đoàn các cấp đã phối hợp với chính quyền địa phương đứng ra tổ chức đám cưới cho công nhân theo nếp sống mới, nhất là những đám cưới tập thể dành cho công nhân đã nhận được sự hưởng ứng của chính những người trong cuộc và của toàn xã hội.
Đám cưới tập thể huyện Ứng Hòa. |
Dù được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, nhưng các đôi uyên ương đều nhận thấy đám cưới của mình rất vui, rất đầm ấm và khách mời cũng không còn cảm giác băn khoăn vì “mừng” cưới.
Ứng Hòa là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc tổ chức đám cưới cho CNVCLĐ theo đời sống mới. Cách đây không lâu, huyện Ứng Hòa vừa tổ chức lễ cưới tập thể cho 9 đôi uyên ương. Lễ cưới diễn ra trong không khí trang trọng, vui tươi với sự có mặt đông đủ của quan viên hai họ các cặp đôi.
Nói đến chuyện cưới xin, Thắng, công nhân KCN Bắc Thăng Long cho biết: “Đa số công nhân là người trẻ, họ đều rất hào hứng muốn đến dự và chia vui với bạn bè trong ngày cưới. Tuy nhiên, việc tính toán tiền mừng sao cho phù hợp với quỹ lương của bản thân mà cũng để khỏi “xấu hổ” với người tổ chức tiệc cưới khiến họ không khỏi băn khoăn. Vì vậy, theo mình, đám cưới bây giờ chỉ cần tổ chức tiệc ngọt để mời bạn bè là được rồi. Như thế vừa tiết kiệm cho gia chủ mà người đến dự cũng cảm thấy thoải mái hơn”. |
Cô dâu Luyến, một trong 9 cặp đôi chia sẻ: “Vợ chồng mình đều rất hạnh phúc vì đám cưới được tổ chức thật đặc biệt, vừa vui lại vừa tiết kiệm chi phí. Đó có lẽ là kỷ niệm ý nghĩa nhất trong tình yêu của 2 đứa mình”.
Khi trao đổi về chủ đề này với các bạn công nhân trẻ đang làm việc tại KCN Thăng Long và một số công nhân viên chức đang làm việc tại các các cơ quan nhà nước, đa số đều ủng hộ quan điểm cưới đơn giản.
“Không hẳn là phải tổ chức đám cưới tập thể, vì theo phong tục cưới xin phải chọn ngày lành, tháng tốt, song để tiết kiệm cách tốt nhất nên tổ chức cưới tiệc ngọt. Người tổ chức đám cưới không quá lo nguồn tài chính để tổ chức, người đi cưới cũng không phải quá lo chuyện thâm hụt tài chính”- Lan một viên chức đang làm trong lĩnh vực du lịch cho biết.
Cũng theo tính toán của chị Lan, so với mặt bằng hiện nay, đi dự đám cưới cũng phải mừng 200.000 đồng đến 300.000 đồng, thân hơn thì 500.00 đồng, có khi mất cả tiền triệu; nếu tổ chức theo đời sống mới bằng hình thức tiệc ngọt, tính ra tiền đi mừng đám cưới đỡ hơn rất nhiều. Tính thương mại giảm xuống, đời sống tinh thần tăng lên.
Còn một công nhân đang làm tại KCN Bắc Thăng Long cũng ủng hộ quan điểm cưới đơn giản, song lại tha thiết đề nghị các cấp công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ đứng ra tổ chức...để một đám cưới trọn vẹn.
Cần thay đổi thói quen
Mặc dù đám cưới tổ chức theo hình thức tiệc ngọt để thực hiện nếp sống mới không quá xa lạ (trong đó có cả mô hình đám cưới tập thể), song khi bàn đến việc tổ chức một đám cưới tập thể cũng khiến không ít người băn khoăn. Ông Chu Văn Hiền (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) cho rằng hình thức tổ chức cưới tập thể là rất tốt, vừa thể hiện nếp sống văn minh lại tiết kiệm. Tuy nhiên, điều đó còn tùy thuộc vào phong tục tập quan của từng nơi.
Ông Hiền giải thích: Việc cưới xin là đại sự cả đời của các con, bố mẹ dù nghèo khó cũng phải cố lo cho được đàng hòang. Hơn nữa, việc tổ chức đám cưới còn là để “trả miệng” bà con lối xóm. Không lẽ mình đi ăn cưới nhà người ta rồi mà khi con mình cưới lại không mời nổi người ta ăn một bữa.
“Đấy là còn chưa kể đến chuyện phải xem ngày, giờ; xem hướng xuất hành khi tổ chức tiệc cưới và đưa đón dâu. Rồi một loạt các thủ tục lễ nghĩa theo phong tục truyền thống của quê hương” – ông Hiền cho biết thêm.
Ông Đinh Quốc Toản, Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cho biết, Công đoàn các KCN- CX Hà Nội luôn quan tâm đến đời sống công nhân lao động trên địa bàn, đặc biệt chú trọng nâng cao đời sống tinh thần trong đó có việc tổ chức đám cưới cho công nhân.
Công đoàn luôn sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ tối đa cho những đôi uyên ương có nguyện vọng xây dựng tổ ấm của mình. Tuy nhiên, suốt 4 năm tích cực triển khai vẫn chưa có trường hợp nào đăng ký.
Vì vậy, ông Toản mong muốn công nhân lao động ở các tỉnh xa không có điều kiện về quê tổ chức thì mạnh dạn liên hệ với Công đoàn cơ sở. “Công đoàn cam kết đứng ra tổ chức một đám cưới trang trọng, ý nghĩa, nhiều niềm vui cho những đôi uyên ương để họ có được những kỷ niệm đẹp nhất.
Những cặp đôi có nhu cầu được tổ chức lễ cưới có thể đăng kí trực tiếp với công đoàn cơ sở của nơi mình làm việc hoặc gọi về đường dây nóng của báo Lao động Thủ đô”-. ông Toản nhấn mạnh.
Nguyễn Công – Mai Hương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Đời sống 24/12/2024 07:51
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51