“Cởi trói” không gian văn hóa công cộng ở Thủ đô

Kỳ 1: Chuyện từ bãi rác, đến không gian văn hóa

(LĐTĐ) LTS: Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội thì nhu cầu hưởng thụ tại các không gian văn hóa công cộng của người dân Thủ đô ngày càng tăng cao. Trong khi cuộc sống phát triển, tại nhiều nơi người dân đang mất dần đi những không gian công cộng thì ngay tại Hà Nội, nhiều mô hình nghệ thuật đã và đang góp phần làm thay đổi “bộ mặt”, “thức tỉnh” các không gian văn hóa công cộng, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho nhân dân.
ky 1 chuyen tu bai rac den khong gian van hoa Phát triển không gian văn hóa khu vực vòm cầu Long Biên
ky 1 chuyen tu bai rac den khong gian van hoa Hà Nội có thêm một không gian văn hóa đọc 3 trong 1

Mới đây, bãi tập kết rác ven sông Hồng, thuộc phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, dần được hồi sinh nhờ 16 tác phẩm nghệ thuật đương đại đến từ 16 nghệ sĩ trong và ngoài nước. Chỉ trong vài tháng, nơi đây đã trở thành điểm đến vô cùng độc đáo và thú vị với người dân Thủ đô.

ky 1 chuyen tu bai rac den khong gian van hoa
Nhiều tác phẩm nghệ thuật đã làm “thức tỉnh” không gian văn hóa công cộng.

16 tác phẩm từ… rác thải

Mải mê ngắm nhìn 16 công trình nghệ thuật sắp đặt được làm từ đồ dùng tái chế trên con đường trước đây vốn là nơi tập kết rác thải, Nguyễn Phương Anh (21 tuổi, phường Phúc Tân) không khỏi ngạc nhiên xen lẫn thích thú. Phương Anh nhanh chóng ghi lại một vài bức ảnh làm kỉ niệm, cô bày tỏ: “Tôi rất bất ngờ về sự thay đổi của không gian nơi đây.

Nếu như trước đây, khi nghĩ đến đoạn đường này, người ta chỉ nghĩ đến những thứ xấu xí, bẩn thỉu thì nay những điều đó đã được thay thế bằng sự tươi đẹp, độc đáo, nghệ thuật và rất văn minh. Tôi mong muốn rằng mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn và bảo vệ cho môi trường sống quanh khu vực được tốt hơn”.

Được biết, đây là một trong những chủ trương “biến khu bãi rác thành điểm đến nghệ thuật” thuộc dự án “Cải tạo bờ bên lở sông Hồng” của Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm. Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn (Giám tuyển dự án) cho biết, dựa theo bức tường cũ dài 500 mét được dựng từ 20 năm trước với mục đích “chống lấn đất”, nhóm nghệ sĩ đã xây dựng 16 tác phẩm nghệ thuật hoành tráng, được đánh giá là “điểm đến” nghệ thuật mới trong trong thời gian tới.

Để thực hiện dự án, nhóm họa sĩ đã tìm hiểu đời sống văn hóa, tinh thần, lắng nghe ý kiến của người dân để có các tác phẩm gần gũi với cộng đồng. Còn cư dân sau khi quan sát nghệ sĩ sáng tạo, họ dần hiểu và chung tay đóng góp xây dựng các tác phẩm nghệ thuật. Họ tham gia thu gom vật liệu tái chế cho các nghệ sĩ thực hiện tác phẩm.

Sau gần 2 tháng miệt mài sáng tạo thì một không gian nghệ thuật với những tác phẩm không theo bất cứ khuôn mẫu nào đã được hoàn thiện trên khu vực trước đây là bãi rác tự phát nằm bên sông Hồng. Độc đáo hơn, khác với nhiều công trình nghệ thuật khác, các nghệ sĩ tham gia đã tận dụng những đồ tái chế từ vỏ chai nhựa, thùng phi, vành lốp bánh xe máy, ông bô xe mát… và biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật, sắp xếp theo những chủ đề lịch sử văn hóa khác nhau để làm sống lại một khu vực vốn khá sầm uất của đất Thăng Long Kẻ Chợ. “Những dự án không chỉ đơn thuần là tái chế, mà qua nghệ thuật để kể những câu chuyện của ký ức, lịch sử”, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn cho hay.

“Sống lại” một vùng đất chết

Cụ thể, để tạo ra không gian văn hóa công cộng này, nghệ sĩ Phạm Khắc Quang đã hàn những thanh sắt cũ dựng lên thành hình ảnh toa tàu, trên đó có bóng dáng “người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20” Hà Thị Cầu. Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn, từ sắt phế thải và inox gương, mang đến tác phẩm sắp đặt cho thấy hình ảnh của những gánh hàng rong, những người lao động ở bến sông Hồng, cùng với 2 bức phù điêu với tổng chiều dài 6m phục dựng lại bức Ngư nghiệp và nông nghiệp.

ky 1 chuyen tu bai rac den khong gian van hoa
Việc xây dựng các tác phẩm nghệ thuật công cộng góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân.

Nghệ sĩ Vũ Xuân Đông đã dùng hơn 10.000 chai nhựa là chai nước, hộp dầu xe máy đã qua sử dụng... gom được ở các trường học, khu dân cư xung quanh và nơi anh sinh sống, để tạo thành 4 chiếc thuyền buồm gợi nhớ hình ảnh trên bến dưới thuyền tấp nập ở bãi sông Hồng cách đây hơn 100 năm.

Theo Kiến trúc sư Vũ Anh Việt – Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thương mại Thanh Việt, với một thành phố đô thị hóa mạnh mẽ như Hà Nội thì nhu cầu có các không gian nghệ thuật công cộng ngày càng bức thiết. “Không phải đến bây giờ, khi đời sống vật chất đủ đầy hơn người ta mới quan tâm đến nghệ thuật trong không gian công cộng, mà trong truyền thống văn hóa Việt Nam, nghệ thuật công cộng đã luôn chiếm một vị trí hết sức quan trọng. So với các địa phương khác, người Hà Nội xưa nay luôn có điều kiện hơn trong việc tiếp cận cũng như thụ hưởng những giá trị của nghệ thuật công cộng”, anh Việt chia sẻ.

Để tạo ra tác phẩm của mình, nghệ sĩ Lê Đăng Ninh đã sử dụng 20 chiếc thùng phuy, vật dụng đặc trưng của những ngôi nhà nổi ở bãi giữa sông Hồng, để đưa vào tác phẩm sắp đặt Nhà nổi mang đến cái nhìn về những góc khuất trong cuộc sống của những người dân ngụ cư nơi bãi giữa sông Hồng. Ở một góc nhìn khác, nhà thiết kế Tây Ban Nha Diego Cortiza đã thu gom những chiếc bu gà ở chợ Long Biên để sơn màu và biến chúng thành những chiếc lồng đèn soi chiếu hình ảnh con rồng đang uốn lượn, độc đáo và thú vị.

Từ khi các tác phẩm nghệ thuật được sắp đặt tại đây, em Khánh Vân (9 tuổi, phường Phúc Tân) gọi đây là “khu vui chơi” đặc biệt của mình. Ngày nào Khánh Vân cũng cùng bạn vui đùa dưới chân những tác phẩm. Đối với cô bé 9 tuổi này, những tác phẩm nghệ thuật này được coi là “phần thưởng” quý giá đến từ người lớn.

Vân cho biết, trước khi có những công trình nghệ thuật này, xung quanh nơi em ở chỉ toàn là rác, hôi thối và bẩn thỉu. Thế nhưng từ ngày có những tác phẩm, con đường nhỏ trong ngõ trở nên sinh động và cuốn hút hơn. “Em thấy mọi người không còn vứt rác ở đây nữa bởi không ai muốn làm xấu đi những không gian đẹp đẽ như thế này”, Vân cho biết.

Có thể thấy, việc biến bãi rác thành con đường nghệ thuật ven sông Hồng ghi nhận nỗ lực của quận Hoàn Kiếm, của Thành phố trong việc tìm lại nhận thức của người dân đối với Hà Nội. Chia sẻ về việc này, họa sĩ Trần Hậu Yên Thế - một trong những nghệ sĩ tham gia dự án cho hay, anh cảm giác như Hà Nội của chúng ta đang co mình lại, quay mình với những dòng sông. Bởi xưa kia, sông Hồng tạo ra 1 cảnh quan quá đẹp. Rõ ràng chúng ta đã quên nó quá lâu. Do vậy, khi thực hiện dự án này, anh và các nghệ sĩ khác đều mong muốn thông qua dự án có thể tạo ra cảm hứng cho người dân, khích lệ họ cải thiện chất lượng cuộc sống: Sống xanh - sạch - đẹp hơn.

(Còn nữa)

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động