Kinh tế- xã hội 9 tháng năm 2017 chuyển biến tích cực

9 tháng đầu năm 2017, kinh tế- xã hội cả nước đạt kết quả khá toàn diện. Tăng trưởng GDP có bước đột phá (quý III tăng 7,46%); kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia được cải thiện vượt bậc. Đó là đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2017 diễn ra sáng 3/10.  
kinh te xa hoi 9 thang nam 2017 chuyen bien tich cuc Kích cầu đầu tư, đẩy mạnh sản xuất
kinh te xa hoi 9 thang nam 2017 chuyen bien tich cuc Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế- xã hội
kinh te xa hoi 9 thang nam 2017 chuyen bien tich cuc Người dân phải được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế

Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu bật những kết quả kinh tế-xã hội khá toàn diện mà đất nước ta đạt được trong 9 tháng năm 2017. Nổi bật là tăng trưởng GDP có bước đột phá (quý III tăng 7,46%); kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia được cải thiện vượt bậc. Theo Thủ tướng, trước những kết quả đạt được trong 9 tháng qua, nhiều khả năng đây là sẽ năm đầu tiên sau nhiều năm chúng ta hoàn thành toàn diện 13 chỉ tiêu Quốc hội giao.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng, mặc dù kết quả đáng mừng, song để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2017, các cấp, các ngành tuyệt đối không được chủ quan, cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, điều hành, thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

“Nếu chúng ta cứ say sưa với kết quả đạt được trong 9 tháng mà quên nhiệm vụ nặng nề còn ở quý IV thì vẫn có khả năng không hoàn thành kế hoạch, đặc biệt là tăng trưởng GDP. Để cả năm GDP tăng 6,7% thì quý IV phải tăng 7,4-7,5%, đây là con số không phải dễ dàng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

kinh te xa hoi 9 thang nam 2017 chuyen bien tich cuc
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, chuyển biến về tình hình kinh tế-xã hội quý III và 9 tháng năm 2017 là rất tích cực. Tăng trưởng kinh tế được cải thiện rõ nét, tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước với khoảng cách lớn, riêng quý III tăng cao nhất (7,46%), vượt mức kỳ vọng; tính chung 9 tháng năm 2017, GDP đã tăng 6,41%, cao hơn mức tăng cùng kỳ là 5,99%, mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6,7% khả thi hơn. Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đã phản ánh đúng xu thế đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, chú trọng vào các ngành sản xuất, dịch vụ, xuất nhập khẩu và phát triển theo chiều sâu.

Theo Thủ tướng, đạt được kết quả nêu trên là do chúng ta đã chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, trong đó đã chú trọng vào chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, đó là việc đã nỗ lực tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi; đã cắt bỏ trên 5.000 thủ tục và tập trung mạnh vào khâu hậu kiểm; cả hệ thống có sự chuyển biến trong cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm rào cản; trung tâm hành chính công ở các địa phương, cơ chế một cửa, một cửa liên thông bước đầu đã phát huy tác dụng. Một nguyên nhân quan trọng nữa là đã có sự đổi mới phương pháp làm việc, tăng cường đối thoại, tháo gỡ kịp thời những khó khăn liên quan đến sản xuất, kinh doanh.

Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đều đạt kết quả khả quan, phù hợp với định hướng điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ; lạm phát được kiểm soát tốt và ở mức thấp. Tổng cầu và tổng cung đều tăng đã giúp sản xuất trong nước tăng khá, điển hình là tăng trưởng mạnh ở khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ; nông nghiệp;…

Các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội tiếp tục được triển khai thực hiện hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả quan trọng…

Kết luận phiên họp, một lần nữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-hội tháng 9 và 9 tháng năm 2017 là tích cực, song không phải vì thế mà chủ quan, lơ là, thỏa mãn. Nhiệm vụ còn lại từ nay đến cuối năm hết sức nặng nề; bên cạnh thuận lợi còn có nhiều khó khăn, thách thức đan xem phải đối mặt, đòi hỏi từng bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục vào cuộc với tinh thần đổi mới, chủ động, năng động, sáng tạo; giải quyết công việc quyết liệt, đồng bộ ở mọi khâu, mọi việc được giao.

Trong thực hiện mục tiêu kế hoạch năm 2017, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7%, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ hơn các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; tập trung mạnh vào khâu thực thi. “Chúng ta phải theo dõi sát tình hình để có đối sách phù hợp với những vấn đề phát sinh. Tôi đề nghị các đồng chí tư lệnh ngành tiếp tục sâu sát, trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao; siết chặt kỷ cương hành chính, phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện kế hoạch 2017”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu.

Trên tinh thần này, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tài chính, tiền tệ chủ động, linh hoạt, qua đó góp phần ổn định thị trường tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Thực hiện các biện pháp nhằm tiếp tục giảm lãi suất cho vay; tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ; tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận vốn vay thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh. Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; quản lý tốt thị trường ngoại tệ, vàng.

Đồng thời, thực hiện hiệu quả các biện pháp chống thất thu, chuyển giá và nợ đọng thuế. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách, triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, NSNN. Chưa đề cập việc tăng các loại thuế, phí, lệ phí, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh.

Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, lợi ích nhóm... Quyết liệt tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thực chất nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, làm ăn hiệu quả, bền vững, lâu dài.

Các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm lộ trình cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn DNNN, bảo đảm minh bạch, theo cơ chế thị trường; tập trung chống thất thoát, tiêu cực.

Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, xây dựng hệ thống thông tin thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhất là các thủ tục thông quan hàng hóa, quy trình thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ; phổ biến, hướng dẫn, có giải pháp phù hợp hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia các FTA, ứng phó với các rào cản thương mại tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các thị trường trọng điểm.

Tiếp tục thúc đẩy nhu cầu trong nước, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước đối với hàng nhập khẩu. Tăng cường quản lý giá cả, thị trường, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nhập khẩu qua đường tiểu ngạch và các hoạt động tạm nhập, tái xuất, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm tăng trưởng theo kịch bản đề ra trong lĩnh vực nông nghiệp; chủ động bám sát diễn biến thời tiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, cần tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường để có phản ứng chính sách cũng như điều tiết cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp cắt giảm được chi phí, phát triển thị trường, qua đó đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng GDP.

Về du lịch và dịch vụ, cần đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, có chính sách, biện pháp hiệu quả thu hút khách du lịch quốc tế, nhất là khách đến từ các thị trường có mức chi tiêu cao, phấn đấu đạt mục tiêu 13-15 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2017. Chú trọng kiểm soát chất lượng dịch vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp; bảo đảm an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường, phát triển du lịch bền vững.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Trợ giúp kịp thời, đúng chính sách cho người nghèo và đối tượng yếu thế; thực hiện tốt chính sách đối với người có công. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động. Thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức dập hoàn toàn dịch sốt xuất huyết, không để bùng phát trở lại; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và khám chữa bệnh; kiểm soát chặt chẽ hệ thống phân phối thuốc. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục-đào tạo năm 2017-2018, không để tình trạng lạm thu, xử lý nghiêm các vi phạm, tích cực triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, tạo đồng thuận xã hội liên quan đến đổi mới giáo dục-đào tạo.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh rà soát, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, trong đó tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; thực hiện chuyển mạnh mẽ từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm". Các bộ, ngành và địa phương cần thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Không ngừng củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó có thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an toàn tuyệt đối Tuần lễ cấp cao APEC 2017.

Yêu cầu các bộ, ngành hữu quan chuẩn bị tốt dự thảo các báo cáo trình Hội nghị Trung ương 6, khóa XII cũng như các dự thảo báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 tới đây.

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu cần chuẩn bị tốt Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 để đưa vào triển khai thực hiện ngày từ ngày đầu năm 2018./.

Lâm Khánh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…

Tin khác

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

(LĐTĐ) Chiều 28/3, tại cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã thông tin về việc đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, chiều 27/3, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

(LĐTĐ) Theo quyết định mới vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành, từ 15/5, giá điện được xét điều chỉnh 3 tháng một lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

(LĐTĐ) Chia sẻ với thanh niên tại buổi gặp mặt và đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các phong trào thanh niên tập trung vào nâng cao năng lực công nghệ thông tin, học tập ngoại ngữ và bảo vệ vệ sinh môi trường.
Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

(LĐTĐ) Do có 2 luồng quan điểm khác nhau, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh thiết kế 2 phương án: Phương án 1 là cấm tuyệt đối nồng độ cồn, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ; phương án 2 là giữ nguyên như Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

(LĐTĐ) Người lái xe vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng không bị trừ điểm khi đang còn điểm sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.
Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

(LĐTĐ) Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác, gồm: Đ­ường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; đư­­­­­­ờng cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước.
Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn

(LĐTĐ) Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, cần trao cho Thành phố quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn, bên cạnh khung “cứng” của Chính phủ, cho phép Hà Nội được tổ chức cơ quan chuyên môn phù hợp với điều kiện của mình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với tuổi trẻ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với tuổi trẻ

(LĐTĐ) Sáng nay 26/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động