Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS
Đây là thông điệp được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi lễ lễ mít tinh hưởng ứng tháng hành động quốc gia và ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS năm 2014 diễn ra sáng nay 30/11.
Buổi lễ do Bộ Y tế phối hợp với UBNDTP Hà Nội tổ chức. Phó Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đến dự.
Chủ đề của tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 có chủ đề chủ để “ không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh đại dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội. Cho đến nay có trên 35 triệu người nhiễm HIV hiện còn sống trên toàn thế giới và khoảng 39 triệu người đã tử vong do AIDS kể từ dầu vụ dịch đến nay.
Việt Nam là quốc gia có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 trong khu vực Châu Á - Thái Bình dương, sau các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan. đến nay toàn quốc đã có 224.223 trường hợp nhiễm HIV đang còn sống được báo cáo và tính từ đầu vụ dịch HIV/AIDS đến nay đã có hơn 70 nghìn trường hợp người nhiễm HIV/AIDS tử vong.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong hơn 25 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền các cấp, sự tham gia của các Ban, ngành, đoàn thể và của nhân dân, chúng ta đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, chúng ta đã kiểm soát được tốc độ gia tăng của các tuy nhiên, tình hình lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp.
Mỗi năm nước ta vẫn có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện, HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Sự quay quay trở lại của đại dịch HIV/AIDS đang trở nên hiện hữu khi tốc độ đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS đang giảm xuống, khi các biện pháp can thiệp chưa được triển khai đủ mạnh và khi tình trạng phân biệt đối xử chưa giảm xuống và khi HIV/AIDS không được quan tâm của mỗi chúng ta.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh, tình trạng phân biệt đối xử đối trong HIV/AIDS vẫn đang hết sức nặng nề, phân biệt đối xử vẫn đang tồn tại ở các mức độ khác nhau, ở nhiều nơi, nhiều lúc từ gia đình, nơi làm việc, trường học, công sở và ngoài cộng đồng. Đại dịch HIV/AIDS chỉ có thể chấm dứt khi phân biệt đối xử được chấm dứt.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch HIV/AIDS cùng với sự nỗ lực của TP Hà Nội và sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, UBND TP Hà Nội đã phối hợp với các cấp ngành nỗ lực triển khai rất nhiều hoạt động như xây dựng các mô hình truyền thông, thiết lập các mạng lưới can thiệ giảm tác hại.
Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng đánh giá, Hà Nội đã đạt được 3 giảm: giảm số mới phát hiện, giảm số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS, giảm số bệnh nhân tử vong do AIDS trong 3 năm 2012, 2013 và 11 tháng năm 2014.
Được biết, đến nay toàn thành phố đã có 239 tuyên truyền viên đồng đẳng, 261 cộng tác viên xã hội, can thiệp cho cả 3 nhóm người có hành vi nguy cơ đó là người nghiện ma túy, mại dâm, người có quan hệ tình dục đồng giới… Hà Nội đã triển khai hiệu quả 6 cơ sở điều trị methadone đang điều trị cho 1840 bệnh nhân và đang triển khai 11 cơ sở mới để điều trị cho 8500 người bệnh. Toàn thành phố hiện có 20 phòng tư vấn xét nghiệm HIV, hàng năm tư vấn xét nghiệm cho trên 20 ngàn lượt người. Ngoài ra Hà Nội vẫn duy trì 21 phòng khám ngoại trú, đang điều trị thuốc kháng vi rút cho 8913 bệnh nhân người lớn và 536 trẻ em.
Hưởng ứng chiến dịch phòng chống HIV/AIDS toàn cầu, ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS ( 1/12) và tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu lãnh đạo các cấp, ngành, đoàn thể TP và UBND các quận, huyện, thị xã, xã phường và thị trấn, các tổ chức xã hội cần tiếp tục nâng cao nhận thức về phòng chống HIV/AIDS. Theo đó cấn tăng cường đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn ngân sách địa phương, đảm bảo ngân sách hàng năm cho hoạt động này.
Phó chủ tịch cũng yêu cầu các cấp ngành, đoàn thể cần vận động mọi nguồn lực để tăng cường cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu cấp thiết bảo đảm sự sẵn có và dễ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lấy nhiễm HIV của tất cả mọi người. Ngoài ra cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân, nâng cạo nhận thức và trách nhiệm trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS.
N. Huyền
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Tin khác
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 24/12/2024 06:12
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50