Không gian “Tết việt” trong lòng phố cổ
Tái hiện không gian đón Tết truyền thống của người Hà Nội xưa | |
Chiều 2/2 sẽ khai mạc "Tết Việt" tại khu phố cổ Hà Nội |
Luôn tưởng nhớ tổ tiên
Người Việt từ xa xưa đã có phong tục thờ cúng tổ tiên - đó là lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ đã khuất. Người Việt có niềm tin rằng: chết chỉ là sự tiêu tan của thể xác, còn linh hồn vẫn còn và luôn trở về với gia đình. Chết chẳng qua chỉ là một cuộc trở về gặp ông bà, tổ tiên.
Hoa đào là loài hoa không thể thiếu trong các gia đình miền Bắc vào mỗi dịp Tết đến xuân về. |
Vong hồn của người đã khuất luôn ngự trị trên bàn thờ để gần gũi con cháu, theo dõi họ trong công việc hàng ngày và giúp đỡ (phù hộ) họ trong những trường hợp cần thiết. Và người Việt còn tâm niệm "trần sao âm vậy” - người sống cần gì, sống như thế nào thì người chết cũng như vậy. Bởi tin thế, với người Việt việc lập, chăm chút bàn thờ để thờ cúng tổ tiên là việc làm hết sức thiêng liêng ý nghĩa, đây cũng chính là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, một nét đẹp trong văn hóa Việt.
Nhằm giới thiệu đến du khách thập phương nét đẹp này, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội đã phối hợp cùng “Hội quán di sản” tái hiện không gian văn hóa bàn thờ Việt tại khu di tích đình Kim Ngân 42 Hàng Bạc. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các bày trí, sắp đặt hoa quả, đồ cúng lễ của người Việt đầu thế kỷ 19, sự khác biệt giữa phong tục bày lễ của người Hà Nội xưa và các vùng ven đô.
Bày biện ban thờ ngày Tết cổ truyền. |
Cũng trong khuôn khổ đình Kim Ngân, Ban quản lý phố cổ sẽ tổ chức 2 buối tọa đàm vào trước và sau dịp tết Nguyên Đán để giới thiệu những lưu ý trong việc bài trí bàn thờ gia tiên ngày Tết.
Được biết, cũng tại không gian đình Kim Ngân, khách tham quan sẽ được tìm hiểu về ba dòng tranh dân gian nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ là Hàng Trống, Kim Hoàng và Đông Hồ. Trong đó, sau nhiều năm vắng bóng, tranh Kim Hoàng sẽ được giới thiệu trở lại với công chúng, với những mẫu tranh truyền thống và cả một số mẫu tranh sáng tác mới theo phong cách tranh Kim Hoàng.
Các nghệ nhân tranh truyền thống biểu diễn trước công chúng. |
Ngoài ra, một phần không gian đình Kim Ngân cũng sẽ được bố trí để bày biện cây cảnh, cây bonsai, khu vực ông đồ… Theo thông tin từ Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, hoạt động này nhằm bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, mang đến cho du khách, đặc biệt là các bạn trẻ những giá trị tiêu biểu trong nét sinh hoạt tết truyền thống của người Hà Nội xưa và các vùng ven đô.
Tái hiện không gian Tết xưa
Có thể nói, Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa được lưu giữ từ đời này sang đời khác qua những hình ảnh tư liệu về tết xưa cho đến ngày nay là minh chứng cho sự trường tồn, gìn giữ và phát triển. Bởi việc đón Tết cổ truyền đã trở thành một sự kiện lớn trong gia đình, họ hàng, được chuẩn bị trước hàng tháng trời.
Các hoạt động trình diễn âm nhạc truyền thống tại ngôi nhà di sản. |
Chính vì vậy những nét đẹp văn hóa không mai một mà đang được thế hệ sau phát triển… Với mong muốn tái hiện không gian văn hóa Tết xưa, năm nay Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội đặc biệt tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ tại nhiều địa điểm trong phố cổ như đình Kim Ngân (42-44, Hàng Bạc), Ngôi nhà Di sản (87 Mã Mây), Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội 50 Đào Duy Từ), Trung tâm Thông tin Di sản Phố cổ (28 Hàng Buồm).
Theo bà Trần Thúy Lan – Phó Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội cho biết, đây là những hoạt động ý nghĩa và thiết thực nhằm bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là các bạn trẻ về những giá trị tiêu biểu trong nét sinh hoạt tết truyền thống của người Hà Nội và các vùng ven đô”.
Theo Ban tổ chức, tại Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây, không gian đón Tết của gia đình Hà Nội cổ đã được tái hiện cùng với những bức ảnh Tết xưa. Thông qua hoạt động này, người xem có thể tìm hiểu, so sánh nét chung, nét riêng giữa cách đón Tết của người Hà Nội với người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ số 50 Đào Duy Từ, Ban Quản lý sẽ có các hoạt động trình diễn thư pháp, vẽ tranh Tết dân gian, vẽ tranh hoa văn bằng chất liệu hiện đại và trưng bày các sản phẩm về chó gốm nhân dịp Tết Mậu Tuất.
Ngoài ra, Ban tổ chức cũng sắp đặt một không gian đón Tết xưa trong ngôi nhà truyền thống đồng bằng Bắc Bộ tại Trung tâm Thông tin Di sản Phố cổ, số 28 Hàng Buồm. Được biết, các hoạt động trưng bày, triển lãm sẽ diễn ra trong suốt dịp Tết cổ truyền. Cùng với đó, các hoạt động trình diễn âm nhạc truyền thống sẽ diễn ra liên tục trong thời gian từ ngày 16 đến 19/2, tức mùng 1 đến mùng 4 Tết Mậu Tuất.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35