Khi nhà nông làm giàu nhờ áp dụng khoa học

(LĐTĐ) Với mong muốn tận dụng quỹ đất nông nghiệp để phát triển kinh tế và đưa lại nguồn thu nhập cao cho người dân, lãnh đạo UBND huyện Thanh Trì và UBND xã Yên Mỹ đã tham mưu, khích lệ người dân mạnh dạn mở những mô hình điểm thử nghiệm một số loại cây trồng. Cùng đó, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã và đang đưa lại hiệu quả trông thấy, dần ổn định cuộc sống cho người dân.
khi nha nong lam giau nho ap dung khoa hoc Vì bình yên của xã hội và làm giàu cho gia đình
khi nha nong lam giau nho ap dung khoa hoc Chàng kỹ sư thủy sản say mê làm giàu trên quê hương
khi nha nong lam giau nho ap dung khoa hoc Làm giàu từ... thức ăn thừa

Lão nông đam mê đào cảnh

Tới thăm xóm 10 xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi sự đổi thay của vùng đất nơi đây. Dọc trên các tuyến đường bê tông dẫn vào các thôn xóm là những dãy hoa đang đua nhau khoe sắc. Không chỉ cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, mà cuộc sống của người dân nơi đây cũng ngày thêm khởi sắc nhờ thành công của những mô hình điểm. Nổi bật trong những hộ gia đình táo bạo, dám nghĩ dám làm phải kể đến gia đình ông Khúc Tiến Dũng.

khi nha nong lam giau nho ap dung khoa hoc
Ông Khúc Tiến Dũng bên mô hình thí điểm trồng đào cảnh tại xóm 10 xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì.

Ông Dũng kể rằng, thời còn trẻ, vì đam mê với đào cảnh nên ông thường đạp xe từ xã Yên Mỹ đến tận vườn đào Nhật Tân để tìm mua đào đẹp. Thời điểm đó, gia đình ông còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên mỗi lần chọn được gốc đào ưng ý, ông phải cân đong đo đếm sao cho hợp lý rồi mới dám mua về nhà trồng thử.

Với số vốn ban đầu hạn chế nên ông Dũng chỉ dám trồng trên diện tích nhỏ, cũng bởi trồng ít nên ông phải thường xuyên chăm bón, tưới tắm để cây không bị sâu bệnh, đảm bảo ra hoa đúng đợt, từ đó mang lại một phần thu nhập bù lại chi phí chăm sóc cho các gốc đào cảnh. Ngay cả sau này khi đã có gia đình và kiếm sống bằng công việc khác, ông Dũng vẫn giữ trọn niềm đam mê với nghề đào cảnh.

khi nha nong lam giau nho ap dung khoa hoc
Hệ thống tưới tự động giúp ông Dũng tiết kiệm sức lao động và chi phí thuê nhân công.

Như một cái duyên, ban đầu ông Dũng đưa đào về trồng chỉ là để cho thỏa đam mê, thế nhưng, có lẽ sự phát triển trông thấy của những cây đào cảnh đã trở thành động lực để ông dứt khoát đưa ra quyết định mở rộng mô hình trồng đào cảnh trên chính mảnh đất quê hương mình.

Qua trồng thí điểm một vài gốc đào Nhật Tân tại vườn của gia đình, ông Dũng nhận thấy những tiềm năng mà vùng đất này mang lại nếu tập trung phát triển cây đào cảnh. Những gốc đào ngày một lớn dần và cho ra những bông hoa to đẹp, màu sắc tươi mới đã dần khẳng định việc ông quyết định thử nhiệm trồng đào cảnh tại xã Yên Mỹ là đúng đắn.

Được sự nhất trí và ủng hộ của phía UBND huyện Thanh Trì, đặc biệt là UBND xã Yên Mỹ, ông Dũng đã mạnh dạn nhận 3 hecta đất tại xóm 10 xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì để thí điểm mô hình trồng đào cho địa phương. Khi bắt đầu triển khai mô hình trên, ông Dũng gặp khá nhiều khó khăn, khó khăn đầu tiên phải kể đến là toàn bộ bãi đất của huyện giao đều là đất bùn, đất thải của nội đô dồn về chưa được thuần hóa, tiếp đến là khó khăn về kinh phí đầu tư, để đầu tư giống cây đào ban đầu, ông Dũng ước tính phải mất đến hàng trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, bằng niềm đam mê, nhiệt huyến của mình, ông đã dần khắc phục khó khăn và trở thành chủ nhân của hơn 2000 cây đào cảnh tại xã Yên Mỹ. Chia sẻ về giải pháp khắc phục khó khăn, ông Dũng cho biết: “Lượng đất đổ về đây rơi vào khoảng tầm 2 vạn khối đất, nếu tính ra thì chi phí rất lớn, may mắn là nhà mình có sẵn máy móc nên lấy công làm lãi, cũng chỉ vì bản thân mong muốn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng có đam mê, dám nghĩ dám làm là sẽ có thành công.”

Có thể nói rằng, để có được thành công như hiện tại, phần nhiều phải dựa vào niềm đam mê mãnh liệtvà ý chí quyết tâm làm giàu từ nông nghiệp của ông Khúc Tiến Dũng. Tính đến thời điểm hiện tại, vườn đào của ông Dũng đã cho đi vào khai khác, công việc chăm bón không còn quá vất vả so với những năm đầu tiên.

Để đào nở đúng thời vụ, ông Dũng chỉ cần thực hiện 3 đợt phát cành đào và chăm bón cho các gốc đào, sau 3 lần phát cành, tới tháng 10 dương lịch ông bắt đầu thuê thêm nhân công để vặt lá, chuẩn bị cho ra hoa đúng dịp tết Nguyên Đán, phục vụ nhu cầu mua đào đón Tết cho mọi người.

Hiệu quả nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến

Ông Dũng cho hay, việc chăm sóc tốt cho đào là một phần nhưng phần nhiều cũng còn phụ thuộc vào thời tiết. Ví dụ như nếu người dân trồng ít khoảng tầm 2 tới 3 sào, nếu thời tiết không ủng hộ thì mất tất cả, còn những mô hình lớn thì không lo thiệt hại quá nhiều vì nếu 1/3 diện tích đào bị mất thì vẫn còn 2 phần khác có thể bù lại.

Tuy nhiên, với diện tích trồng đào lớn, những người dân làm nghề trồng đào cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc trồng và chăm sóc đào cảnh. Vào những đợt nắng nóng, nhiệt độ lên tới gần 40 độ C, gia đình ông Dũng phải thuê đến hơn chục công nhân tưới nước cho đào cảnh, có nhiều khi trời nắng gắt thì phải thuê nhiều người tưới hơn để đảm bảo độ ẩm cho cây. Chi phí thuê công nhân khá cao, cùng với đó chi phí để chăm sóc đào cũng là một khoản không nhỏ khiến ông Dũng càng thêm trăn trở.

Sau khi học hỏi một số mô hình trên truyền hình và thông qua tìm hiểu trên báo chí, ông Dũng quyết định áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất để tiết kiệm sức người cũng như chi phí thuê nhân công. Năm 2018, gia đình ông thu được gần 300 triệu đồng từ việc cho thuê đào, không chút ngần ngại, ông Dũng đã dùng toàn bộ số tiền này để đầu tư hệ thống tưới tiêu tự động.

Chia sẻ về sự thành công khi áp dụng hệ thống tưới tiêu tự động, ông Dũng cho biết: “Nếu như những mùa trước, khi trời nắng nóng, diện tích đào của ông cần tới 10 nhân công tưới thì hiện tại dàn tưới tự động đã giúp ông tiết kiệm sức người và chi phí rất lớn. Với hệ thống tưới tự động, chỉ cần một thao tác đơn giản là mồi nước cho máy bơm thì chỉ cần một người làm là có thể tưới được cả vườn đào trong vòng 2 tiếng buổi sáng, hôm nào thời tiết nắng gắt thì có thể tưới thêm 2 tiếng vào buổi chiều để đảm bảo cây không bị thiếu nước trong mùa hè”.

Tới nay, mô hình thí điểm trồng đào cảnh của ông Dũng đã trải qua gần 4 năm và ngày càng đem lại hiệu quả cao.Tính đến thời điểm hiện tại, vườn đào của ông vẫn đang tìm thị trường tiêu thụ, còn nhiều gốc chưa cho thuê hết. Theo dự tính, năm nay nếu cho thuê hết số gốc đào trong vườn với giá trung bình 3 triệu đồng/cây đào cảnh, từ 300 – 400 nghìn đồng/cành đào thì gia đình ông Dũng sẽ có nguồn thu lên tới hàng trăm triệu đồng.

Đánh giá về hiệu quả của mô hình thí điểm trồng đào trên địa bàn xã, ông Trần Quang Khánh – Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì cho biết: “Xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì là xã vùng bãi có 100% diện tích là đất nông nghiệp, trong những năm trở lại đây, xã Yên Mỹ đã tiến hành chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang một số cây trồng khác, đáng chú ý phải kể đến mô hình thí điểm trồng đào với diện tích hơn 3 hecta. Hiện tại, các gốc đào đang phát triển rất tốt, cho ra những bông hoa đào với màu sắc bắt mắt, chất lượng cao.

Trong quá trình sản xuất, việc người dân chủ động đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại hiệu quả rất lớn, vừa tiết kiệm nhân lực, vừa tiết kiệm chi phí, đưa lại hiệu quả công việc cao.

Ngoài mô hình thí điểm trồng đào có áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình nuôi trồng, chăm sóc, trên địa bàn xã Yên Mỹ cũng đang có thêm một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao như trồng rau thủy canh, dưa lưới, nấm đông trùng hạ thảo, nấm linh chi…cũng đang áp dụng công nghệ cao và khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, trong những năm tiếp theo, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để dần tăng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm sức lao động cho người dân.”

Cũng theo ông Khánh, kể từ khi các mô hình nông nghiệp công nghệ cao đi vào hoạt động, cuộc sống của người dân có sự thay đổi rõ nét, từ việc mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, một số hộ dân đã thu về hàng trăm triệu đồng trên năm, đưa lại nguồn thu ổn định cho gia đình.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động