Làm giàu từ... thức ăn thừa

(LĐTĐ) Theo anh Lê Văn Thắng (32 tuổi, Liễu Giai, Hoài Đức, Hà Nội) thì việc tận dụng thức ăn thừa để chăn nuôi lợi nhuận thu được cao hơn, ổn định hơn so với nuôi bằng cám công nghiệp. Đơn giản thức ăn thừa không phụ thuộc nhiều đến giá cả thức ăn công nghiệp vốn luôn lên xuống thất thường, mà còn góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường.
lam giau tu thuc an thua 88527 Bảo quản đồ ăn dư thừa thế nào là đúng cách?
lam giau tu thuc an thua 88527 Chiếc tủ lạnh xã hội cho người nghèo, tại sao không?

Thoát nghèo từ việc tận thu đồ ăn thừa

Cuộc sống thường nhật có rất nhiều công việc để mưu sinh. Trong số những công việc đó, có thể kể đến một nghề khá đặc biệt, đó là nghề tận thu cơm, phở, thức ăn thừa để phát triển chăn nuôi.

Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, mỗi ngày đồ ăn thừa có thể lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn. Lượng thức ăn thừa này nếu không được xử lý đúng cách sẽ khiến môi trường càng thêm ô nhiễm. Xuất phát từ thực trạng đó, rất nhiều người lao động đã có “sáng kiến” tận thu thức ăn thừa từ các quán ăn, khu dân cư để làm thức ăn chăn nuôi. Anh Lê Văn Thắng (Liễu Giai, Hoài Đức, Hà Nội) cũng là một trong những hộ chăn nuôi thoát nghèo từ ý tưởng đó.

lam giau tu thuc an thua 88527
Anh Thắng cho biết nhờ có nghề thu mua thức ăn thừa mà gia đình anh đã thoát nghèo. Ảnh: PV

Anh Thắng tâm sự: “Cách đây chục năm hoàn cảnh gia đình tôi rất khó khăn. Gia đình làm nông, vất vả thu nhập chính của gia đình lại chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng khoán. Hồi đó, nhà tôi cũng nuôi lợn, nhưng chỉ nuôi 1- 2 con/lứa để tận dụng cám bã xay xát gạo và rau bèo trong vườn. Đang trong lúc bí bách, thấy một số người trong làng đi thu mua cơm, phở, thức ăn thừa ở các quán xá ngoài Hà Nội về chăn nuôi, tôi đánh bạo đi theo. Lượng thức ăn tận thu được nhiều, gia đình tôi cũng mở rộng quy mô, hiện nay, có khoảng hơn 30 con lợn”.

Những người chăn nuôi đều thừa nhận rằng nuôi lợn từ nguồn thức ăn cơm, phở thừa có giá thành rẻ hơn, người nuôi sẽ có lãi nhiều hơn so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Do vậy mà không chỉ riêng gia đình anh Thắng, còn rất nhiều hộ gia đình ở Hoài Đức cũng có những cách làm tương tự. Những người chăn nuôi đi tìm “mối” thức ăn thừa tại các khu vực dân cư, nhà hàng, quán xá để làm nguồn thức ăn cho động vật ngày càng nhiều. “Đã có rất nhiều gia đình thoát nghèo, làm giàu từ chính đồ ăn thừa bỏ đi”, anh Thắng chia sẻ.

Nghề lắm nỗi gian truân

Vốn là một nghề không mới mẻ, nhưng lại ít người biết đến cho nên người ta cũng không biết đến hết những khó khăn mà người trong nghề phải trải qua. Anh cho biết: “Lúc đầu, tôi cũng cảm thấy rất ngại khi đi thu mua thức ăn thừa. Công việc này vừa bẩn lại vừa nặng nhọc. Vì thức ăn để lâu, lại trộn các loại lại với nhau, ban đầu chỉ cần nhìn vào số thức ăn thừa đó tôi đã phát buồn nôn rồi. Thế nhưng công việc là công việc, cho dù có không muốn cũng phải làm. Vất vả lắm cô ạ”.

Để bắt mối đến các nhà hàng, quán xá thì mỗi nơi anh Thắng phải trả cho mỗi quán từ 200 -300 ngàn đồng mỗi tháng tùy vào lượng thức ăn. Như vậy tính ra, mỗi tháng gia đình anh chỉ mất chi phí khoảng gần 1 triệu đồng để mua thức ăn thừa nuôi lợn. Nhưng công việc yêu cầu phải lấy công làm lãi, người làm nghề phải biết kiên nhẫn và chịu khó.

Ngày nào cũng vậy, bất kể nắng nóng hay mùa đông rét mướt, cứ sáng sớm tinh mơ, anh Thắng cũng thức dậy thật sớm buộc mấy chiếc xô rỗng sau yên chiếc xe máy cũ, ra khỏi nhà. Tầm 5 giờ 30 phút, anh có mặt tại một nhà hàng Hàn Quốc trong khu vực Mỹ Đình để lấy thức ăn thừa. Chở 4 xô về nhà xong, anh Thắng tiếp tục đi lấy nốt ở một số nhà hàng khác mà anh đã “bắt mối” được trước đó. Lần này anh chưa về thẳng nhà mà lòng vòng ở các dãy phòng trọ, hộ dân là “mối quen” lâu nămđể tận thu tiếp. Cứ thế, 3 xô rỗng còn lại chẳng mấy chốc mà đầy. Chiếc xe máy cũ “khệ nệ” quay về nhà.

Người làm nghề thu mua thức ăn thừa đều những người dân quê quanh khu vực nội thành Hà Nội như ở Thường Tín, Thanh Trì, Hoài Đức…Thậm chí có những nơi có nguyên cả một làng, người dân chỉ đi tận thu mua thức ăn thừa. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi không được lớn như chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Ở một số vùng ven đô, có gia đình đã biết kết hợp cả 2 hình thức chăn nuôi này để tăng lợi nhuận.

Bí kíp” kiếm thêm cơm thừa của anh Thắng chính là đi vòng vòng quanh các khu nhà trọ nơi người ta vứt cơm thừa “không thương tiếc”. “Có những bận tôi đi qua, thấy ngươi ta đổ cơm nhiều quá, tiếc, liền đặt vấn đề với chủ nhà trọ là mình mua cái xô để ở đầu dãy, nếu có thức ăn thừa thì đổ vào đó, dồn lại cứ 1, 2 ngày quay lại lấy. Người ta đồng ý ngay, vì mình làm như thế còn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho cả khu ấy chứ. Đúng là lợi cả hai bên. Mình thì chỉ mất vài chục nghìn tiền mua cái xô, để đó quanh năm lấy cơm thừa thoải mái”, anh Thắng khoái chí chia sẻ.

Anh Thắng cho biết thêm, nghề này cũng phải “cạnh tranh” khá khốc liệt, bởi càng ngày số người chăn nuôi đi thu, mua thức ăn thừa càng nhiều, nếu không khéo là mất “mối” ngay. “Để giữ “mối”, ngoài tiền trả cho chủ quán cơm, phở, vợ chồng tôi còn phải dành thời gian để phụ giúp chủ quán những việc lặt vặt như mài dao, nhặt rau, lau bàn ghế…Nói chung là lấy lòng người ta để cho công việc cả hai bên thuận lợi hơn.

Tiếp tục câu chuyện của mình, anh Thắng chia sẻ: “Những người làm nghề như tôi chỉ nghỉ ngày mùng một tết Nguyên Đán, còn lại ngày nào cũng đi gom. Đây là nguồn thức ăn rẻ, lợn ăn loại này thịt chắc, ngon hơn loại heo nuôi bằng bột, được khách hàng ưa chuộng. Vậy nên mưa to gió lớn mấy cũng đi, thời điểm nuôi ít hơn cũng đi lấy. Lúc mình không sử dụng hết thì bán lại cho người khác. Có như vậy mới giữ được “mối”, đảm bảo nguồn thức ăn từ năm này qua năm khác cho những đàn lợn của mình”.

Trên đường, thấy bất kỳ chút thức ăn thừa nào nằm lẫn trong đống rác, anh Thắng đều nhặt nhạnh mang về. Theo tâm sự của người đàn ông này, anh trân trọng tất cả những thức ăn thừa mà người ta đem vứt. Với anh, không có thức ăn nào là bỏ đi cả. Bởi từ những thức ăn thừa đó, anh đã nuôi không biết bao đàn lợn trong những năm qua, công việc của anh cũng góp phần nuôi sống cả gia đình mình. Tạm biệt người viết khi trời đã nhá nhem tối, con đường về nhà vẫn còn xa, với 4 thùng nước rác trên xe, người đàn ông này vẫn hạnh phúc với công việc của mình.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, anh Chu Thái Sơn không chỉ cùng Ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo đời sống việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, mà bản thân anh cũng đã trực tiếp đưa ra những sáng kiến cải tiến để tăng năng suất lao động, mang lại giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp.
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm; luôn nhiệt huyết, hết mình vì hoạt động công đoàn, vì đoàn viên, người lao động… đó là những ấn tượng về bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, 1 trong số 10 gương mặt tiêu biểu vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

(LĐTĐ) Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Thiêm (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho ra sản lượng 300 tấn cá/năm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, mang lại việc làm cho hơn chục lao động tại địa phương. Vừa qua, anh vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2024.
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

(LĐTĐ) Vừa qua, cô giáo Phùng Thúy Hằng (Trường Tiểu học Tô Hiệu) đã được Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) vinh danh "Người tốt việc tốt tiêu biểu năm 2024". Không chỉ là một cô giáo yêu nghề, giỏi chuyên môn, miệt mài đứng trên bục giảng, bước chân cô còn đi khắp các nẻo đường làm thiện nguyện.
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) Về thôn Vĩnh An, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ai cũng biết đến anh Nguyễn Văn Toán, một Bí thư Chi bộ, trưởng thôn năng động. Anh Toán luôn tích cực tuyên truyền, vận động anh em, bạn bè, ủng hộ cho thôn để làm đẹp quê hương mình; vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống và tinh thần cho người dân nơi đây.
Xem thêm
Phiên bản di động