Khi chèo thu hút giới trẻ

Trong suốt 12 ngày (24/9 - 8/10) diễn ra cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2016,  rạp nhà hát chèo tỉnh Ninh Bình luôn chật kín khán giả đến thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật truyền thống, đó thực sự là một tín hiệu đáng mừng không chỉ trong phạm vi một cuộc thi.
tin nhap 20161011101932 “Xuống phố” đánh thức tình yêu nghệ thuật truyền thống
tin nhap 20161011101932 NSƯT Thanh Ngoan: Cháy hết mình vì nghệ thuật truyền thống

Người dân háo hức đi xem chèo

Đến hẹn lại lên, cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2016 không chỉ là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa những người làm nghề, là dịp để khán giả yêu chèo được dịp thưởng thức những tác phẩm chèo xuất sắc nhất trong 3 năm qua mà qua đó còn nhân lên tình yêu của nghệ sĩ, khán giả với sân khấu truyền thống.

tin nhap 20161011101932

Vùng đất kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình từ thời nhà Đinh xưa đã là quê hương của nghệ thuật sân khấu chèo, hiện nơi đây vẫn là một trong những cái nôi chèo ở Việt Nam. Trên địa bàn Ninh Bình ngày nay đã hình thành và phát triển rất nhiều các chiếu chèo, Câu lạc bộ Chèo tiêu biểu như ở các vùng quê Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn, Hoa Lư và thành phố Ninh Bình. Khi biết cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2016 được tổ chức ở Ninh Bình, người dân nơi đây đã vô cùng háo hức.

Rạp Nhà hát Chèo Ninh Bình trong những ngày diễn ra cuộc thi luôn tấp nập, nhộn nhịp như vậy. Rạp không đủ chỗ, khán giả tận dụng cả lối đi hay tràn ra sân phía trước tiền sảnh để xem trên màn hình LED nhưng ai cũng phấn khởi và hào hứng. Có những cụ già 80 tuổi vẫn lặn lội từ Kim Sơn, Tam Điệp, Hoa Lư về thành phố Ninh Bình để xem. Cụ Phan Văn Tần, 82 tuổi, ở phố Trì Chính, huyện Kim Sơn cho biết: “Từ khi cuộc thi nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2016 được tổ chức ở Ninh Bình, tôi cùng những người thân đều cố gắng tranh thủ, thu xếp công việc để đi xem. Thật hay khi chúng tôi được xem những vở diễn trực tiếp. Tuy xa trung tâm, nhưng tôi vẫn nhờ con cháu chở đi từ sớm. Phải đến sớm thì mới còn chỗ. 8 giờ tối diễn nhưng tôi đã có mặt ở đây từ 6 giờ”.

Một điều rất đặc biệt là khán giả của chèo không chỉ có những người cao tuổi mà còn có rất nhiều khán giả trẻ, thậm chí là những em nhỏ. Em Trần Hồng Nhung – sinh viên Đại học Hà Nội tranh thủ thời gian nghỉ cuối tuần về quê để không bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức những điệu chèo. Nhung bảo, từ nhỏ em đã thích nghe chèo rồi tập hát theo. Những sân chơi truyền thống như thế này là dịp để những người yêu chèo như em được thỏa sức xem chèo cho “đã”.

Tính hiện đại lấp lánh trong các vở chèo

Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc được tổ chức 3 năm một lần do Bộ VHTT&DL chủ trì. Cuộc thi năm nay có sự tham gia của gần 800 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 16 đơn vị nghệ thuật sân khấu truyền thống trên toàn quốc. Các nhà hát đã mang về cuộc thi 27 vở diễn với các đề tài khác nhau như dân gian, lịch sử, dã sử, truyền thuyết, huyền thoại, danh nhân địa phương và hiện đại. Đó chính là 27 bức thông điệp gửi gắm những tư tưởng, khát vọng, những ước ao cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân ái hơn.

Kết quả, Ban tổ chức cuộc thi đã trao 5 Huy chương Vàng (Nàng Thứ phi họ Đặng - Nhà hát Chèo Hà Nội; Không phải là vụ án - Nhà hát Chèo Nam Định; Tấm lòng Vàng - Đoàn Nghệ thuật Chèo Thanh Hóa; Dây Tràng hạt diệu kỳ - Nhà hát Chèo Việt Nam; Đời luận anh hùng- Nhà hát Chèo Quân đội).

Theo nghệ sĩ Nhân dân Đào Văn Lê, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, cuộc thi đã thu hút đông đảo khán giả yêu chèo của Ninh Bình và các địa phương lân cận đến xem. Đây là một trong những yếu tố góp phần vào thành công chung của cuộc thi, cũng là thực tế khẳng định nghệ thuật dân gian nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng vẫn có chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả, tiếp sức cho các tiết mục biểu diễn của người nghệ sỹ. Sự phong phú về đề tài, chủ đề tư tưởng, nhiều diện mạo có tính sáng tạo đã làm nên toàn cảnh bức tranh đa sắc màu của nghệ thuật chèo trong đời sống hôm nay. Không phải là cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Chèo hiện đại nhưng tại cuộc thi này tính hiện đại đã lấp lánh và trở thành linh hồn của hầu hết các vở diễn.

Cuộc thi lần này bên cạnh những đạo diễn gạo cội đã thành danh, đã xuất hiện một số đạo diễn trẻ. Các đạo diễn trẻ đã làm cho các vở diễn mang đậm phong cách chèo, ít vay mượn, lai căng các loại hình nghệ thuật khác. Tại cuộc thi này các nghệ sỹ, diễn viên của các đoàn nghệ thuật đã hoàn thành vai diễn của mình. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cũng cho rằng, cuộc thi còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: Tình trạng khan hiếm kịch bản hay, kịch bản mới; còn có những vở diễn chưa được chuẩn bị chu đáo từ kịch bản, đạo diễn đến diễn xuất; không thống nhất phong cách trong thiết kế mỹ thuật...

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên nhấn mạnh: “Chúng ta cần chú trọng dàn dựng nhiều hơn nữa vở diễn đề cập đến những vấn đề sôi động trong cuộc sống hiện nay với những con người mới, những điển hình mới và phê phán cả những tiêu cực đang hiện hữu.

Từ thành công của cuộc thi, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị nghệ thuật, tăng cường biểu diễn những tác phẩm tham gia cuộc thi phục vụ đông đảo công chúng trong nước và bạn bè quốc tế, đặc biệt là đối với khán giả trẻ.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có thư mời về việc thẩm định giá chi phí tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024 trên báo chí, xuất bản phẩm.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Chiều 4/5, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh đã đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 2 trường hợp công nhân bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

(LĐTĐ) Thành công của người công nhân không phải là điều gì đó lớn lao, xa vời mà là luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Đây là quan niệm của anh Lưu Văn Duy - công nhân chế tác trang sức tại Nhà máy sản xuất trang sức DOJI (trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI).
Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Chi bộ Quỹ Trợ vốn công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã tổ chức buổi sinh hoạt đảng chuyên đề quý II năm 2024, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Tính tiên phong, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo trong thực thi công vụ".
Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ ngày 2/5 đến hết 7/5/2024, Công ty Điện lực Điện Biên đã và đang ứng trực 24/24 với khoảng gần 300 ca trực tại các địa điểm diễn ra chuỗi sự kiện.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3 - 5/5, Đoàn đại biểu do Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có chuyến hành trình về nguồn, đến với mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Tin khác

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa qua, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ".
Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra "Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024" nhằm mục đích, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, uy tín, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

(LĐTĐ) Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa chính thức được ra mắt công chúng và những người yêu nghệ thuật. Từ đó, hình thành nên tour đi bộ đầu tiên ở Hà Nội tham quan các không gian nghệ thuật công cộng.
Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm đã tổ chức tọa đàm, ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”.
Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 3/5, Viện Phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”.
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

(LĐTĐ) Sau 4 năm không tổ chức vì những lý do khách quan, năm nay, lễ thả hoa đăng được tổ chức trở lại tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà), 15.000 chiếc đèn hoa đăng từ trên 24 chiếc ghe đã được thả xuống dòng sông Cái - đoạn đi qua Khu di tích tháp Bà Ponagar.
Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

(LĐTĐ) Ngày 29/4, tại Đình Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tổ chức Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại.
Xem thêm
Phiên bản di động