Khi 98,4% công nhân không muốn con theo nghề bố mẹ
Gần 40% gia đình CNLĐ hiếm có bữa cơm đoàn tụ | |
Vì sao công nhân không được sử dụng dịch vụ Internet? | |
Kỳ 2: Nghịch lý thừa nhà, công nhân vẫn không thể ở |
Tìm giải pháp nâng cao đời sống CNLĐ
Ngày 16.8, Tổng LĐLĐVN tổ chức nghiệm thu đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng đời sống hôn nhân, gia đình của công nhân tại các khu công nghiệp hiện nay”. Với số điểm đoạt loại khá, đề tài được các thành viên trong Hội đồng Nghiệm thu đánh giá cao về tính thời sự, cấp thiết của đề tài trong bối cảnh hiện nay.
Dù được quan tâm khá thỏa đáng, song đời sống của đa số công nhân lao động vẫn khó khăn. Ảnh minh họa. |
Chia sẻ về lý do thực hiện đề tài, Ths. Bùi Phương Chi (Ban Nữ công - Tổng LĐLĐVN)- Chủ nhiệm đề tài cho biết: Đến nay, có hơn 2,4 triệu CNLĐ làm việc tại các khu công nghiệp, với 60 - 70% là lao động (LĐ) nữ và phần lớn là LĐ di cư đến từ nhiều địa phương khác nhau trên cả nước.
Sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN) mang lại nhiều tác động tích cực trong tạo việc làm, thu hút một lực lượng LĐ với quy mô lớn và đa dạng về đặc trưng nhân khẩu học và xã hội, góp phần cho sự hình thành và phát triển của các gia đình công nhân trong các khu công nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng đời sống gia đình để CNLĐ “an cư, lạc nghiệp” tại các KCN cho thấy nhiều khó khăn thách thức.
Tiền lương, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và chi tiêu của gia đình CNLĐ. Đánh giá về thu nhập của mình, 79,1% CNLĐ cho biết họ không có tích lũy; 69,7% không có nhà cửa ổn định; 38,2% sợ ốm đau không có tiền chữa bệnh; 29,2% lo lắng công việc không ổn định; 47,5% cho rằng không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi con và 21,8% phải gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp. |
Trong khi đó, hầu hết các KCN hiện nay chưa có quy hoạch về xây dựng nhà ở, nhà trẻ mẫu giáo, cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hóa, xã hội phục vụ người LĐ; đời sống tinh thần của CNLĐ còn nghèo nàn; có tình trạng mất cân bằng giới tính tại KCN; đời sống vật chất của CNLĐ còn gặp nhiều khó khăn, tiền lương chưa đáp ứng được mức chi tiêu cơ bản hằng ngày của người LĐ...
Cho đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu độc lập về vấn đề này. Do đó, việc triển khai đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng đời sống hôn nhân, gia đình của CN tại các KCN hiện nay” - sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm nhìn nhận, dự báo xu hướng về đời sống hôn nhân, gia đình CN, đặc biệt là nữ CN tại các KCN, là nơi người LĐ gặp nhiều khó khăn hơn so với các khu vực khác.
Từ đó, đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng điều kiện sống, đời sống hôn nhân, gia đình của CNLĐ tại các KCN.
Gần 70% CNLĐ không đủ điều kiện chăm con
Để có cơ sở đánh giá thực trạng đời sống hôn nhân, gia đình của CNLĐ tại các KCN, nhóm nghiên cứu đề tài đã khảo sát cả nam và nữ CNLĐ làm việc trong các KCN tại 9 tỉnh, thành phố, gồm: Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, TP.Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, TP.Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc - là những địa phương tập trung nhiều KCN - CX với 1.500 phiếu hỏi.
Đánh giá về thực trạng của vấn đề hôn nhân, gia đình tại KCN, CN cho rằng có nhiều vấn đề bức xúc đang đặt ra, đó là: 49,5% CN cho rằng có xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân tăng; 38,5% cho rằng có tình trạng nạo phá thai trước hôn nhân tăng; 24,6% cho rằng có tình trạng cưới rồi không dám sinh con vì kinh tế khó khăn; 19,3% cho rằng tình trạng sống độc thân ngày càng nhiều; 20,2% cho rằng có tình trạng LĐ nữ sinh con và nuôi con một mình, 11,7% cho rằng có con, nhưng không đăng ký kết hôn...
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, phần lớn CN coi việc làm thêm giờ là một giải pháp để tăng thu nhập khi mà nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống ngày càng tăng.
Bởi vậy, chỉ có 62,1% CN được hỏi cho rằng gia đình mình thường xuyên sinh hoạt chung đầy đủ mọi người; trong khi đó, có 37,8% CN được hỏi thỉnh thoảng hoặc rất hiếm khi cả gia đình đông đủ các thành viên trong bữa cơm gia đình. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự gắn kết gia đình CNLĐ.
Tiền lương, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và chi tiêu của gia đình CNLĐ. Đánh giá về thu nhập của mình, 79,1% CNLĐ cho biết họ không có tích lũy; 69,7% không có nhà cửa ổn định; 38,2% sợ ốm đau không có tiền chữa bệnh; 29,2% lo lắng công việc không ổn định; 47,5% cho rằng không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi con và 21,8% phải gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp.
“Mặc dù điều kiện sống còn nhiều khó khăn, tình cảm vợ chồng, mẹ con, cha con đôi khi phải chịu xa cách, chưa được gắn kết thường xuyên nhưng kết quả khảo sát cũng cho thấy: 67,2% CN vẫn mong muốn gắn bó và làm công việc hiện tại và 59,5% mong muốn vợ chồng con cái được làm việc và sống gần nhau” - Ths Bùi Phương Chi cho biết.
Cũng theo Ths. Bùi Phương Chi, dù CNLĐ trả lời vẫn mong được tiếp tục làm công việc hiện tại, nhưng có tới 98,4% CNLĐ không muốn con cái tiếp tục công việc như bố mẹ. Điều này cũng gián tiếp cho thấy, CNLĐ cảm thấy cuộc sống và công việc hiện nay so với các nghề nghiệp khác trong xã hội còn chưa tương xứng.
Đánh giá cao tính thời sự, cấp thiết của đề tài trong bối cảnh hiện nay, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Văn Ngàng - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài - đề nghị: Từ những kết quả nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu và Ban Nữ công cần chủ động phát huy những kết quả nghiên cứu này vào trong công tác của mình, có đề xuất cụ thể với Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong việc xây dựng và hoạch định chính sách, góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống CNLĐ nói chung và LĐ nữ nói riêng, từng bước nâng cao đời sống cho CNLĐ KCN.
Ngọc Bảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33