Khai thác tiềm năng làng nghề may comple

(LĐTĐ) Vân Từ (huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) vốn được mệnh danh là “Đệ nhất may comple ở miền Bắc”. Bởi khoảng trăm năm trước, nơi đây đã nổi tiếng gần xa với nghề may comple, veston. Hiện nay, chính quyền địa phương đang tích cực tìm các giải pháp để có thể khai thác tối đa tiềm năng của nghề may comple, từ đó giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và thêm gắn bó với quê hương.
khai thac tiem nang lang nghe may comple Tiếp tục đổi mới hoạt động cho phù hợp với thực tiễn
khai thac tiem nang lang nghe may comple Hà Nội đi đầu trong thực hiện tự chủ đối với các bệnh viện
khai thac tiem nang lang nghe may comple Xây dựng cơ quan nghiên cứu chiến lược xứng tầm

Vào khoảng thập niên 20 của thế kỷ trước, nhiều thanh niên ở Vân Từ đã tìm lên Hà Nội để học nghề may. Thế hệ những người thợ đầu tiên của làng là các cụ: Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Lai, Đào Thanh Dự… Nhờ sự chăm chỉ, khéo léo, họ đã cho ra những bộ comple, veston nức tiếng chốn kinh kỳ.

Tuy nhiên, giai đoạn đó, nghề may comple, veston chưa phát triển ở Vân Từ, bởi những người thợ khéo tay của làng đi đây đó để làm nghề. Nhiều người trong số họ đã trụ lại, mở tiệm may ở các phố: Khâm Thiên, Bạch Mai, Lương Văn Can, Hàng Gai, Hàng Ngang… Những hiệu may Toàn Thuận Anh, Toàn Thuận Em, Thuận Thịnh… trên phố cổ của Hà Nội khi ấy đều do người làng Từ Thuận (Vân Từ) làm chủ.

Sau một thời gian dài chìm lắng, năm 1992, được chính quyền địa phương quan tâm, lớp thợ có “bàn tay vàng” trong xã đã hợp sức mở hai lớp dạy may comple, veston cho thế hệ trẻ với gần 70 học viên tham gia. Từ hai lớp học này, nhiều thợ trẻ tài hoa của Vân Từ đã bắt tay vào lập nghiệp, quyết tâm khôi phục nghề.

Những hiệu may: Thuận Hà, Duy Hùng, Thuận Đạt, Thuận Toàn… xuất hiện đầu tiên tại xã Vân Từ đã mở đường và đánh dấu sự hưng thịnh của nghề may comple, veston ở đây. Thương hiệu comple, veston Vân Từ ngày một lớn mạnh, được người tiêu dùng khắp cả nước biết và tìm đến.

Hiện nay, xã Vân Từ có 10 thôn thì cả 10 thôn đều làm nghề may comple, veston, trong đó có hai thôn chủ lực là Chung và Từ Thuận.

khai thac tiem nang lang nghe may comple

Anh Nguyễn Hùng Vương (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên) bận rộn với những đơn hàng của khách từ khắp các tỉnh thành trong cả nước. (Ảnh: NC)

Phó Chủ tịch UBND xã Vân Từ Dương Hồng Việt cho biết, trên địa bàn xã có hơn 1.500 hộ, trong đó có tới 70-80% số hộ làm nghề may comple, veston. Đây chính là nghề mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân Vân Từ. Bình quân thu nhập mỗi tháng của người làm nghề này ở Vân Từ đạt 5-7 triệu đồng/người.

Điều đáng nói là nếu như những năm trước, người Vân Từ làm hàng đại trà hoặc nhận may gia công cho nhiều cửa hàng lớn ở Hà Nội, Hà Nam, Nam Định hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, thì đến nay, nơi đây đã có một lớp chủ mới đứng đầu những hợp tác xã may, doanh nghiệp may, xưởng may gia công có tên tuổi. Không chỉ có mặt ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, sản phẩm may của Vân Từ còn xuất sang nhiều nước ở châu Á, châu Âu.

Nghề may comple, veston ở Vân Từ đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, làng nghề cũng gặp phải không ít khó khăn như thiếu hệ thống hạ tầng về giao thông, thương mại; chưa xây dựng được cụm công nghiệp làng nghề; chưa có các chương trình xúc tiến quảng bá thương hiệu…

Chủ tịch UBND xã Vân Từ Nguyễn Ngọc Dương cho biết, năm 2018, UBND huyện Phú Xuyên đã đầu tư nâng cấp và mở rộng tuyến đường Phúc Tiến - Vân Từ. Đây là trục đường chính nối từ quốc lộ 1A vào địa bàn xã. Dự kiến trong năm nay sẽ hoàn thành giai đoạn 1, góp phần cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Vân Từ.

Cùng với đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển của làng nghề trên địa bàn xã Vân Từ, UBND huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo xã triển khai xây dựng cụm công nghiệp làng nghề. Xã đang tuyên truyền, vận động các hộ làm nghề để tạo sự đồng thuận trong xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Vân Từ.

“Xây dựng cụm công nghiệp làng nghề là rất cần thiết đối với xã Vân Từ, bởi khi mặt bằng sản xuất được mở rộng, các hộ làm nghề sẽ có điều kiện để đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại, hướng đến sản xuất tập trung và chuyên nghiệp hóa, tạo được nhiều công ăn việc làm, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện để địa phương khai thác được tiềm năng về du lịch làng nghề còn đang bỏ ngỏ”, ông Nguyễn Ngọc Dương bày tỏ.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 79 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, Đảng bộ Quận Hai Bà Trưng vinh dự có 534 đồng chí được trao tặng Huy hiệu Đảng, trong đó 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, 8 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 127 Luật Đất đai 2024 thì quy định nhà đầu tư phải có toàn bộ hoặc một phần đất ở mới được chấp thuận nhà đầu tư, không thông qua đấu giá, đấu thầu. Như vậy, các dự án nhà ở thương mại không có đất ở vẫn phải tiếp tục “chờ”.
Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp Quốc khánh 2/9, lãnh đạo quận Thanh Xuân đã đến thăm, tặng quà một số cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa trên địa bàn.
Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

(LĐTĐ) Trong hơn nửa tháng đầu năm, có thể nhận thấy khoảng 70% số căn hộ mở bán tập trung ở phân khúc cao cấp, giá 60-120 triệu đồng/m2. Với giá này chỉ phù hợp với những người có thu nhập khá và cao, thu nhập trung bình vẫn rơi vào tình trạng khó mua nổi căn hộ để ở.
Tháng 9 yêu thương

Tháng 9 yêu thương

(LĐTĐ) Tháng 9 yêu thương, thời khắc khi Hà Nội đắm chìm trong vẻ đẹp mùa thu, là chứng nhân cho tình yêu chân thành và nhớ nhung giữa chàng trai và cô gái.
Từ 1/1/2025, không được giao dịch thẻ online khi chưa xác thực sinh trắc học

Từ 1/1/2025, không được giao dịch thẻ online khi chưa xác thực sinh trắc học

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quy định, từ 1/1/2025, khách hàng chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán điện tử khi tài khoản đã đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện.
Giáo viên, học viên của lớp tiếng Anh trực tuyến đồng loạt để hình nền cờ Tổ quốc chào mừng Quốc khánh (2/9)

Giáo viên, học viên của lớp tiếng Anh trực tuyến đồng loạt để hình nền cờ Tổ quốc chào mừng Quốc khánh (2/9)

(LĐTĐ) Mỗi dịp Quốc khánh (2/9), cả nước lại rộn ràng trong sắc đỏ của lá cờ Tổ quốc, biểu tượng thiêng liêng gắn liền với tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc của hàng triệu người dân Việt Nam. Năm nay, hưởng ứng tinh thần này, các thầy cô và học viên của SunUni Academy đã đồng loạt để hình nền cờ đỏ sao vàng trên các thiết bị cá nhân để chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.

Tin khác

Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 79 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, Đảng bộ Quận Hai Bà Trưng vinh dự có 534 đồng chí được trao tặng Huy hiệu Đảng, trong đó 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, 8 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp Quốc khánh 2/9, lãnh đạo quận Thanh Xuân đã đến thăm, tặng quà một số cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa trên địa bàn.
Hà Nội rực rỡ trong lễ diễu hành áo dài chào mừng Quốc khánh 2/9

Hà Nội rực rỡ trong lễ diễu hành áo dài chào mừng Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt đã tổ chức chương trình diễu hành áo dài mang tên "Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội năm 2024".
Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm

Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Là mảnh đất có tiềm năng, lợi thế lớn để trở thành một cực phát triển kinh tế xanh gắn với du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa và xây dựng thành phố sáng tạo, những năm qua, quận Bắc Từ Liêm đã nỗ lực để khai thách hiệu quả tiềm năng của địa phương.
Thăm ngôi nhà nơi Bác Hồ soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

Thăm ngôi nhà nơi Bác Hồ soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng 8, chúng tôi tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945). Dù 79 năm trôi qua nhưng những kỷ vật trong căn nhà còn vẹn nguyên, du khách tới thăm đều cảm nhận được không khí sục sôi của ngày Độc lập.
Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây thông tin, Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ 4 - 6/10 tại thị xã Sơn Tây. Đây mà một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do thị xã Sơn Tây chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức.
Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế địa phương

Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế địa phương

(LĐTĐ) Hiểu rõ ứng dụng công nghệ số là nhân tố quan trọng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế địa phương, những năm qua, quận Bắc Từ Liêm đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Hà Nội hướng tới mục tiêu “chính quyền phục vụ, người dân hài lòng, hạnh phúc” qua ứng dụng iHanoi

Hà Nội hướng tới mục tiêu “chính quyền phục vụ, người dân hài lòng, hạnh phúc” qua ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, sau 2 tháng triển khai, ứng dụng iHanoi đã tiếp nhận được 5.700 phản ánh, kiến nghị, trong đó đến nay đã xử lý 3.940 kiến nghị và đạt trên 70%. Hiện nay thành phố đang xử lý 29% phản ánh, kiến nghị trong hạn và chỉ có 69 kiến nghị xử lý quá hạn (chiếm 0,02%). Đây là điểm rất mới so với việc xử lý trên bản giấy.
Lắng đọng lòng người qua từng hiện vật

Lắng đọng lòng người qua từng hiện vật

(LĐTĐ) Trong những ngày Thu lịch sử, nhiều người dân, du khách và các đoàn tham quan đã tới bảo tàng để trực tiếp xem, lắng nghe câu chuyện về những mốc son lịch sử. Mỗi hiện vật, tư liệu chiến tranh về giai đoạn Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9 mang trong mình những câu chuyện riêng, được truyền tải đến người xem với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Hành trình giữ gìn bản sắc và khát vọng vươn xa

Hành trình giữ gìn bản sắc và khát vọng vươn xa

(LĐTĐ) Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, văn hóa luôn đóng vai trò như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết nối quá khứ với hiện tại, hun đúc khát vọng vươn tới tương lai. Từ những ngày đầu độc lập năm 1945 đến nay, hành trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam là một bức tranh đa sắc màu, phản ánh sự kiên trì, sáng tạo và bản lĩnh của một dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động